Vitamin B12 là gì, có cần thiết đối với cơ thể không?

Vitamin B12 là loại vitamin có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Sự thiếu hụt Vitamin B12 có thể gây nên một số vấn đề như: mệt mỏi, ngứa ran tứ chi, đau khớp, suy giảm trí nhớ… Để hiểu rõ hơn vitamin B12 là gì cũng những công dụng của chúng, bạn có thể tham khảo bài viết của Toshiko nhé.

Vitamin B12 là gì?

Vitamin B12 còn được gọi là cobalamin, đây là một loại vitamin thuộc nhóm B, tan trong nước. Vitamin B12 đóng vai trò thiết yếu đối với cơ thể, có vai trò cực kì quan trọng đối với hệ thần kinh.

Vitamin B12 là gì?

Vitamin B12 có vai trò quan trọng nhưng cơ thể con người lại không thể tự sản xuất loai vitamin này. Vitamin B12 tồn tại và tích trữ lâu ngày trong cơ thể đến vài năm, do đó tình trạng thiếu hụt Vitamin B12 vẫn có nhưng khá ít.

Vậy Vitamin B12 có ở đâu? Bạn có thể tìm thấy Vitamin B12 trong một số loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin B12 có ở động vật vẫn nhiều hơn. Ngoài ra, Vitamin B12 cũng được tổng hợp dươi dạng thuốc uống hoặc thuốc tiêm với nồng độ cao, tiện lợi cho việc sử dụng.

Vitamin B12 có công dụng gì?

Ngoài vấn đề vitamin B12 là gì, bạn cũng cần quan tâm đến việc Vitamin B12 có công dụng gì, có cần thiết với con người không. Trong cơ thể người, Vitamin B12 có vai trò đặc biệt quan trọng không thể thay thể. Nhiều nghiên cữu đã chỉ ra một số vai trò quan trọng của Vitamin B12 dưới đây.

Phòng ngừa thiếu máu

Vitamin B12 hỗ trợ việc sản xuất tế bào hồng cầu cho cơ thể. Nếu thiếu Vitamin B12, nồng độ hồng cầu sẽ bị rối loạn. Những tế bào hồng cầu khỏe mạnh sẽ có hình tròn, kích thước nhỏ và dễ dàng đi từ tủy xương vào máu.

Nếu cơ thể bị thiếu hụt Vitamin B12, chúng sẽ có hình bầu dục, kích thước lớn hơn, điều này khiến việc cho hồng cầu không thể đi từ tủy xương vào máu,  gây thiếu hồng cầu cho cơ thể. Những điều này sẽ mang đến cảm giác mệt mỏi, mất sức cho người bệnh.

Vitamin B12 giúp phòng ngừa thiếu máu

Phòng ngừa dị tật ở thai nhi

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh thai nhi. Trong thai kỳ, nếu người mẹ không bổ sung đủ Vitamin B12 cho cơ thể, có thể khiến cho thai nhi có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh, hậu quả là thai nhi bị dị tật.

Thiếu hụt vitamin B12 cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng sảy thai, sinh non. Theo nghiên cứu, phụ nữ có thai có nồng độ vitamin B12 trong máu thấp có tỉ lệ con bị dị tật thai nhi cao gấp 3 lần so với thai phụ có nồng độ Vitamin B12 bình thường.

Có lợi cho xương khớp

Vitamin B12 có liên quan mật thiết đến mật độ xương. Những người thiếu Vitamin B12 có thể khiến mật độ xương giảm, làm tăng khả năng bị loãng xương, từ đó có thể gây ra một số vấn đề như rạn xương, gãy xương…

>> Đọc thêm: Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng tránh

Hạn chế nguy cơ thoái hóa điểm vàng

Thoái hóa điểm vàng là một căn bệnh có liên quan đến tuổi tác. Bổ sung đủ Vitamin B12 có thể giúp cho nồng độ homocysteine trong máu. Trong khi đó, homocysteine là một loại axit amin làm tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác gây nên.

Cải thiện tâm trạng và giảm chứng trầm cảm

Vitamin B12 hỗ trợ việc tổng hợp và chuyển hóa serotonin của cơ thể, đây là một loại hormon có chức năng điều chỉnh tâm trạng của con người. Thiếu serotonin có thể làm con người cảm thấy chán nản, stress. Cũng theo một số nghiên cứu, Vitamin B12 kết hợp với thuốc chống trầm cảm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn so với việc chỉ dùng mình thuốc chống trầm cảm.

>> Đọc thêm: Cách chữa bệnh trầm cảm đơn giản và hiệu quả tại nhà

Cải thiện và tăng cường sức khỏe tim mạch

Vitamin B12 góp phần làm giảm nồng độ axit amin homocysteine trong máu. Trong khi đó, lượng homocystein quá cao sẽ làm tăng khả năng mắc các bệnh về tim mạch. Mặc dù còn cần nghiên cứu thêm nhưng đây cũng là một phát hiện quan trọng đối với y học.

Tăng cường sức khỏe cho da, tóc, móng

Vitamin B12 có khả năng hỗ trợ sản xuất tế bào, nhờ vậy mà có thể giúp cho da, tóc và móng khỏe mạnh hơn. Nồng độ Vitamin B12 trong cơ thể thấp sẽ gây nên các bệnh da liễu, làm ảnh hưởng đến màu móng, màu tóc.

Đối tượng dễ bị thiếu hụt Vitamin B12

Như đã nói, Vitamin B12 có thể tích trữ nhiều trong cơ thể nên nguy cơ thiếu hụt loại vitamin này là khá nhỏ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng ai cũng có đủ lượng Vitamin B12 cần thiết. Dưới đây là một số đối tượng dễ bị thiếu hụt Vitamin B12 nhất.

Người già là đối tượng dễ bị thiếu hụt vitamin B12

  • Người già: Lượng axit hydrochloric trong dạ dày của người già thấp hơn so với những người trẻ, đây là nguyên nhân khiến cho khả năng hấp thụ Vitamin B12 kém hiệu quả hơn.
  • Người bị thiếu máu ác tính: Những đối tượng này cũng có khả năng hấp thụ Vitamin B12 kém do hấp thụ không đúng cách.
  • Người bị rối loạn tiêu hóa: Một số người bị mắc các bệnh như rối loạn ruột non, dạ dày không thể hấp thụ Vitamin B12 từ thực phẩm, điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt Vitamin B12.
  • Người từng phẫu thuật đường tiêu hóa: Ví dụ như người đã cắt bỏ một phần dạ dày để giảm cân, người đã từng cắt bỏ hồi tràng xa… sẽ khiến cho khả năng hấp thụ Vitamin B12 kém hiệu quả hơn.
  • Những người thường xuyên ăn kiêng, ăn chay: Vitamin B12 có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật (có trong thực vật nhưng ít hơn). Những người ăn kiêng, ăn chay thường hạn chế ăn những thức ăn từ động vật, do đó nguy cơ bị thiếu Vitamin B12 cũng cao hơn.
  • Người bị tiểu đường: Người mắc bệnh tiểu đường điều trị bằng thuốc metformin cũng có nguy cơ thiếu Vitamin B12 vì thuốc làm giảm hiệu quả hấp thu của cơ thể.

Bổ sung Vitamin B12 đúng cách

Thiếu Vitamin B12 có thể gây nhận biết qua một số dấu hiệu như: mệt mỏi, táo bón, chán ăn, sụt cân, chân tay ngứa ran… Khi nhận thấy những dấu hiệu này, bạn cần chú trọng đến việc bổ sung Vitamin B12 cho cơ thể bằng các cách dưới đây.

Thực phẩm bổ sung Vitamin B12

Nếu mức độ thiếu hụt Vitamin B12 nhẹ thì bạn có thể bổ sung bằng cách tăng cường ăn những thực phẩm giàu Vitamin B12 như: thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm, cá, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành…  Bạn cũng cần chú trọng đến việc duy trì chế độ ăn uống cân bằng các chất dinh dưỡng, tránh thiếu hụt chất cho cơ thể.

Thực phẩm giàu vitamin b12

Bổ sung bằng thuốc

Với một số người có cơ địa đặc biệt hoặc tình trạng sức khỏe kém, làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ Vitamin B12 qua thực phẩm, bạn có thể sử dụng thuốc bổ sung Vitamin B12. Tốt hơn hết bạn nên thăm khám để được bác sĩ tư vấn chính xác nên tiêm hay nên uống. Không tự tiện mua thuốc về sử dụng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Thuốc dạng uống nếu sử dụng cho những người khỏe mạnh thường đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ. Trong khi đó, thuốc dạng tiêm Vitamin B12 được sử dụng cho những người khó hấp thụ chất dinh dưỡng.

Nếu sử dụng thuốc dạng tiêm với liều cao có thể gây ra một số tác dụng phụ như: ngứa, phát ban, tiêu chảy nhẹ, đau đầu, buồn nôn…Một số trường hợp có thể gây ra các phản ứng phản vệ như: sưng mặt, cổ và họng, khó thở, khó nuốt… Nếu gặp phải những trường hợp này, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn Vitamin B12 là gì, có công dụng ra sao. Mong rằng thông qua bài viết này, bạn sẽ biết cách để đề phòng cũng như khắc phục tình trạng thiếu hụt Vitamin B12 một cách tốt nhất.

Rate this post

08.1888.8866

btn