Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng tránh

Theo nghiên cứu tổ chức sức khỏe Hoa Kỳ cho thấy, bệnh loãng xương là căn bệnh phổ biến ở tuổi già, chỉ xếp sau các bệnh lý tim mạch. Hiện nay có khoảng 1/3 số phụ nữ và 1/8 số nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ loãng xương.  

Bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương được phản ánh thông qua hai yếu tố: khối lượng xương và chất lượng xương.

Bệnh loãng xương khi trở nên nặng có thể dẫn đến tình trạng gãy xương do sự vôi hóa diễn ra mạnh khiến cho các mô xương không còn khả năng gắn kết, sụn khô, dịch nhầy bị giảm sút.

bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương khi trở nên nặng có thể dẫn đến tình trạng gãy xương do sự vôi hóa diễn ra mạnh

Theo đó, gãy xương là một biến chứng nặng nề của loãng xương: 20% gãy cổ xương đùi sẽ tử vong trong vòng 6 tháng đầu, 50% mất khả năng đi lại, 25% cần sự trợ giúp của y tá chăm sóc tại nhà, chi phí điều trị cực kỳ tốn kém. Vì vậy việc phát hiện và điều trị loãng xương sớm là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết.

Nguyên nhân gây loãng xương

Bước sang tuổi 35, loãng xương diễn ra mỗi ngày khiến cơ thể luôn rơi vào tình trạng đau mỏi. Thiếu canxi là nguyên nhân chính gây nên các vấn đề về xương khớp ở tuổi trung niên. Vậy nguyên nhân chủ yếu là:

Nguy cơ loãng xương tăng ở người cao tuổi, người nhẹ cân, người có lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực, nghiện rượu, cafe, thuốc lá, ăn chế độ ăn thiếu canxi và vitamin D.

Những người thiếu hormone sinh dục do cắt bỏ buồng trứng, mãn kinh sớm, mắc một số bệnh nội tiết.

Những người có tiền sử gãy xương (bản thân hoặc gia đình).

Bệnh còn tăng ở những người phải dùng một số thuốc kéo dài như Corticoid, thuốc chống động kinh…

Triệu chứng của loãng xương

Giảm mật độ xương khiến xương ở cột sống có thể bị xẹp (còn gọi là gãy lún). Biểu hiện của tình trạng này bao gồm có cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi khom và gù lưng.

Đau nhức đầu xương: một trong những triệu chứng loãng xương dễ nhận thấy nhất là cảm giác đau nhức các đầu xương, người bệnh sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân.

bệnh loãng xương

Đau nhức là biểu hiện chính của loãng xương.

Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối, những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu. Những cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.

Đau ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa. Những cơn đau trở nặng khi vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế. Vì vậy, người có dấu hiệu bị loãng xương thường rất khó thực hiện những tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn người.

Đối với những người ở lứa tuổi trung niên, loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn

Cách phòng tránh loãng xương

Cần bổ sung lượng canxi mỗi ngày thông qua ăn thực phẩm hoặc uống bổ sung canxi.

Đối với người lớn từ 19 đến 50 tuổi, ăn 3 bữa hoặc hấp thụ 1000 mg canxi mỗi ngày.

Nam giới trên 50 tuổi, ăn 3 bữa  hoặc 1000 mg canxi mỗi ngày.

Nam giới trên 70 tuổi, ăn 4 bữa  hoặc 1200 mg canxi mỗi ngày.

Nữ giới trên 50 tuổi, ăn 4 bữa hoặc 1200 mg canxi mỗi ngày.

thực phẩm ngừa bệnh loãng xương

Bổ sung canxi là rất cần thiết cho cơ thể bạn.

Các nguồn nguồn canxi phần lớn có trong sữa, các sản phẩm từ sữa hoặc các loại thực phẩm giàu canxi như nước trái cây hoặc đậu, cá, các loại rau lá xanh.

Ngoài những cách phòng ngừa loãng xương trên, bạn cũng cần đo loãng xương tại các trung tâm y tế để kiểm tra mật độ xương, khám và tái khám đúng hẹn để theo dõi được tình hình kết quả của xương.

Uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, nghiêm cấm tình trạng bỏ thuốc khi đang điều trị để tránh tình trạng kháng thuốc về sau.

Thường xuyên tập các bài tập chịu tải trọng và các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp theo đề nghị của bác sĩ. Kết hợp nghỉ ngơi điều độ và ngồi ghế massage toàn thân để cơ xương khớp được thư giãn.

Tránh hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích khác. Nên xây dựng một cuộc sống khoa học, lành mạnh để giúp bạn trẻ khỏe mỗi ngày.

Phương pháp điều trị loãng xương

Mục tiêu cơ bản của dự phòng và điều trị loãng xương là ngăn chặn tình trạng gãy xương. Điều đó có thể đạt được bằng cách:

– Tăng cường khối lượng xương trong giai đoạn phát triển xương

– Ngăn chặn sự mất xương

– Phục hồi vô cơ hóa xương và cấu trúc xương đã có loãng xương.

Các biện pháp không dùng thuốc

Cần thay đổi lối sống, một số thói quen sinh hoạt là góp phần quan trọng vào việc tăng sức khỏe cho bộ xương của mỗi người.

– Tập luyện thể lực, thể thao thường xuyên:

+ Tập chịu đựng sức nặng của cơ thể như đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ…

+ Tập sức mạnh cho cơ: tập kháng lực, nhấc vật nặng phù hợp với khả năng của từng người nếu không có chống chỉ định.

tập thể dục chống bệnh loãng xương

Tập thể dục chống bệnh loãng xương

– Đảm bảo chế độ ăn giàu canxi trong suốt cuộc đời. Nếu cần, có thể sử dụng cả thuốc để bổ sung canxi và vitamin D. Tránh sử dụng chất kích thích như cà phê, rượu, bia, không hút thuốc lá…

Các biện pháp dùng thuốc

Thường sẽ dùng thuốc do sự chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc bổ sung bắt buộc như:

+ Đảm bảo đủ lượng canxi đưa vào cơ thể 1.000 – 1200mg/ ngày

+ Đảm bảo đủ lượng vitamin D đưa vào cơ thể 800 – 1.000IU/ ngày.

* Các thuốc chống hủy xương: Ức chế hoạt động của tế bào hủy xương

– Thuốc nhóm Biphosphonate: là nhóm thuốc lựa chọn đầu tiên để điều trị loãng xương ở người cao tuổi (> 60 tuổi), phụ nữ sau mãn kinh, sau dùng corticosteroid.

+ Alendronate: Fosamax plus (Alendronate 70mg + Cholecalciferol 2.800IU) hoặc Fosamax 5600 (Alendronate 70mg + Cholecalciferol 5.600IU)….

Điều trị lâu dài

– Theo dõi sát sự tuân thủ điều trị

– Đo lại mật độ xương sau mỗi 1-2 năm để đánh giá kết quả điều trị

– Bệnh nhân phải được điều trị lâu dài, thường 3 -5 năm. Sau đó đánh giá lại tổng thể tình trạng bệnh để quyết định phương hướng điều trị tiếp theo.

Tập thể dục hằng ngày bằng xe đạp, máy chạy bộ tại nhà

Tập thể dục nhẹ nhàng là phương pháp tối ưu trong việc hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương. Các dòng máy hỗ trợ tập thể dục như, xe đạp thể thao, máy chạy bộ tại nhà sẽ giúp bạn luôn duy trì được thói quen tập thể dục ở bất kỳ thời gian nào trong ngày.

tập thể dục chống bệnh loãng xương

Sử dụng máy chạy bộ để nâng cao hệ xương khớp.

Hiện nay, các dòng sản phẩm trên được thiết kế ngày càng hiện đại, dễ dàng sử dụng cho người dùng. Các chế độ như, cảm biến nhịp tim, đo quãng đường chạy, chỉ số tiêu thụ calo,… cùng với đó là điều chỉnh mức độ tập phù hợp sẽ giúp người dùng cảm thấy yên tâm khi sử dụng và nâng cao được tình trạng sức khỏe.

Lợi ích tuyệt vời của ghế massage đối với sức khỏe.
  • Giảm căng thẳng, căng thẳng, và lo lắng. …
  • Thư giãn và nới lỏng cơ bắp đau. …
  • Cải thiện lưu lượng máu. …
  • Tăng cường hệ miễn dịch. …
  • Cải thiện tình trạng hệ thống bạch huyết. …
  • Giảm bớt các cơn đau và đau đầu. …
  • Giảm áp lực lên cột sống. …
  • Cải thiện cấu trúc xương sống.

Ngoài luyện tập, bạn cần phải thực hiện một chế độ ăn khoa học và chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Hãy truy cập vào website của Toshiko để tham khảo thêm về các vấn đề dinh dưỡng, đồng thời bạn có thể cân nhắc việc sử dung ghế massage của Toshiko để tăng hiệu quả tập luyện và giúp cả gia đình thư giãn nghỉ ngơi một cách hoàn hảo nhất!

Rate this post

08.1888.8866

btn