Người suy giãn tĩnh mạch chân nên dùng máy đạp thể dục không?

Hiện tượng đau nhức vì suy giãn tĩnh mạch chân khiến người bệnh ngại vận động và lo lắng hoạt động đi lại nhiều khiến tình trạng nặng hơn. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy, một số bài tập nhẹ nhàng như tập cùng máy đạp thể dục rất phù hợp và đem lại tác dụng cải thiện các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch hiệu quả.

Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý gì?

Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý do hệ thống tĩnh mạch ở 2 chi dưới bị suy giãn, khiến chức năng đưa máu trở về tim bị ảnh hưởng, gây ra hiện tượng máu ứ đọng trong tĩnh mạch. Tình trạng này dẫn đến các biến đổi về huyết động và biến dạng các tổ chức mô ở xung quanh.

 

Suy giãn tĩnh mạch

Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân thường đến từ việc giữ các tư thế đứng hay ngồi tại chỗ quá lâu, ít hoạt động khiến cho máu dồn xuống chân, gia tăng áp lực lên tĩnh mạch ở chân và làm tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. Van tĩnh mạch bị suy yếu khiến cho khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới (do trọng lực) cũng bị giảm, dẫn đến máu ứ đọng ở 2 chân.

Các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp đó là:

  • Đau nhức chân, cảm thấy nặng nề, khó chịu
  • Chuột rút (thường hay xảy ra vào ban đêm)
  • Mắt cá chân sưng
  • Chân nóng rát, đau nhói
  • Phần da ở trên tĩnh mạch bị giãn, khô ngứa và mỏng hơn

Những triệu chứng này rõ rệt hơn vào lúc thời tiết ấm hoặc khi người bệnh phải đứng lâu.

Người suy giãn tĩnh mạch có nên tập máy đạp thể dục không?

Theo các chuyên gia y tế, người bị suy giãn tĩnh mạch nên tập luyện thể dục thể thao. Tuy nhiên cần lựa chọn bộ môn phù hợp. Các môn nên lựa chọn có đặc điểm chung là tạo ra sự di chuyển linh hoạt cho cổ chân, giúp tĩnh mạch hồi lưu dễ dàng hơn và làm giảm áp lực trong lòng tĩnh mạch, từ đó cải thiện triệu chứng bệnh. Những bộ môn thể thao được khuyên tập luyện đó là đi bộ, bơi lội, yoga và đạp xe, tập máy đạp thể dục.

Máy đạp thể dục

Tuy nhiên, không phải trường hợp suy giãn tĩnh mạch nào cũng nên đạp xe. Dựa vào các yếu tố về thể trạng sức khỏe tốt hay yếu, tình trạng bệnh nặng hay nhẹ… mà người bệnh cân nhắc có nên tập luyện không.

Cụ thể, nếu thể trạng người bệnh ổn định, triệu chứng nhẹ hoặc vừa, đủ điều kiện cho phép tập luyện, thì việc tập máy đạp thể dục rất có lợi, giúp hạn chế các triệu chứng và thuyên giảm bệnh. Nhưng với người bệnh có thể trạng yếu, suy giãn tĩnh mạch trường hợp nặng, thì đạp xe không còn là phương pháp tập luyện tốt. Ngược lại, nếu cứ tập sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng và nặng nề hơn.

Vì vậy, nếu muốn chọn bất kỳ hình thức tập luyện nào, người suy giãn tĩnh mạch nên nhờ bác sĩ đang điều trị tư vấn giúp.

>> Đọc thêm: Người  đau lưng tập xe đạp thể dục trong nhà có tốt không?

Tác dụng của đạp xe với người suy giãn tĩnh mạch

Tập máy đạp thể dục có hiệu quả rất tốt trong việc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân. Tác động tích cực của hoạt động đạp xe đối với tình trạng này bao gồm:

  • Khi tập với máy đạp thể dục, người bệnh thực hiện các động tác ở tư thế ngồi trên yên xe, lúc này 2 chân không phải chịu nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể. Đây là đặc điểm khiến nhiều chuyên gia đánh giá tập luyện với máy đạp thể dục mang lại hiệu quả cao hơn đi bộ.
  • Động tác đạp xe nhẹ nhàng với cơ và xương 2 chân hoạt động liên tục, các khớp chân cũng duy trì cử động nhịp nhàng, từ đó hỗ trợ hệ thống các mạch máu ở chân thúc đẩy tuần hoàn khí huyết lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng ứ đọng máu trong lòng tĩnh mạch. Nhờ vậy, các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân được thuyên giảm.
  • Đặc biệt, các động tác chân và nhịp hô hấp trong quá trình đạp xe giúp đẩy máu về tim nhiều hơn. Hoạt động thể chất này không chỉ kích thích lưu lượng máu trong tĩnh mạch mà còn có tác dụng làm giảm căng thẳng cả về thể chất và cảm xúc.
  • Tác dụng của tập xe đạp tại chỗ còn có giúp giảm cân, duy trì thể trạng cơ thể khỏe mạnh. Đây cũng là yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị, cải thiện bệnh suy tĩnh mạch.

Tác dụng khi sử dụng xe đạp tập thể dục

 

Lưu ý khi tập máy đạp thể dục dành cho người suy giãn tĩnh mạch chân

Để việc tập luyện với máy đạp thể dục mang lại tác dụng làm thuyên giảm các triệu chứng và cải thiện suy giảm tĩnh mạch ở chân, người bệnh cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

  • Bắt đầu tập luyện với cường độ nhẹ, tốc độ chậm rãi và thời gian ngắn. Sau khi quen dần, cơ thể thích ứng với bài tập, người bệnh có thể tăng dần tốc độ và thời gian tập. Tuy nhiên, không cần phải cố sức, chỉ nên tập một cách thư giãn, thoải mái.
  • Có thể mang máy đạp thể dục ra hiên nhà hoặc vườn, tập đạp xe vào buổi sáng nắng nhẹ để giúp cơ thể tổng hợp vitamin D tốt hơn.
  • Khi tập đạp xe, người bệnh nên đeo vớ y khoa để tăng hiệu quả. Bên cạnh đó, tránh các loại quần áo bó sát (như quần jean), thắt lưng để tránh các triệu chứng bệnh bị tăng thêm.
  • Trong trường hợp người mắc suy giãn tĩnh mạch bị biến chứng loét chân thì phải điều trị trước khi tham gia tập đạp xe.
  • Nếu cảm thấy đau nhức trong lúc đạp xe, người tập nên dừng lại nghỉ ngơi. Ghi nhớ không cố sức tập.
  • Trước khi bắt đầu theo một chế độ tập luyện cùng máy đạp thể dục, người bị suy giãn tĩnh mạch nên thực hiện kiểm tra với bác sĩ để tránh những rủi ro khiến chân đau và sưng hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tuân thủ lịch khám định kỳ, lắng nghe tư vấn của bác sĩ để việc điều trị đúng lộ trình và nhanh chóng dứt điểm.

>> Đọc thêm: Những tác hại khi dùng xe đạp tập trong nhà sai cách

Kết luận

Các thông tin ở trên đã giúp bạn hiểu rõ về tác dụng mà việc tập luyện với máy đạp thể dục mang lại cho người bị suy giãn tĩnh mạch. Nếu gặp chứng bệnh này, bạn nên tích cực kết hợp các phương pháp điều trị cùng với việc tập luyện đạp xe để nhanh chóng cải thiện tình trạng.

Xe đạp tập thể dục thực sự là một thiết bị hữu ích đối với nhiều đối tượng khác nhau. Nếu bạn muốn sở hữu một chiếc xe tập toàn thân này, hãy liên hệ với Toshiko qua Hotline 1900.1891 nhé!

Rate this post

08.1888.8866