Cách ăn uống khoa học: điều gì nên và không nên?

Xây dựng cách ăn uống khoa học là một trong những điều quan trọng nhất để bạn có thể nâng cao sức khỏe và cải thiện vóc dáng nhanh chóng. Vậy cụ thể, để có một chế độ ăn lành mạnh, bạn nên và không nên làm điều gì? Hãy tham khảo những chia sẻ dưới đây của Toshiko nhé!

Cách ăn uống khoa học: điều gì nên và không nên?

Học cách ăn uống khoa học không phải chuyện đơn giản, nhưng nếu bạn có thể kiên trì thực hiện thì kết quả chắc chắn sẽ khiến bạn vô cùng hài lòng đấy. Dưới đây là những điều nên và không nên làm để có một thực đơn ăn uống khoa học:

Những điều nên làm

Ăn đủ chất

Thực phẩm rất đa dạng và mỗi loại chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, tốt cho sức khỏe con người. Vì vậy, bạn nên sử dụng nhiều loại thực phẩm trong thực đơn ăn uống khoa học mỗi ngày nhằm cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp phòng tránh các loại bệnh tật hoặc các chất độc hại gây suy giảm sức khỏe.

Cách ăn uống khoa học-1

Chế độ ăn đủ chất

Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng là khi bạn phối hợp hợp lý các loại thực phẩm từ 4 nhóm dưỡng chất: Tinh bột, chất đạm, chất béo và vitamin, khoáng chất. Bên cạnh đó, mỗi ngày luôn đảm bảo ăn đủ 3 bữa chính, tùy nhu cầu mà có thể bổ sung 1 – 2 bữa phụ.

Uống đủ nước mỗi ngày

Nước mang đến nhiều “lợi ích vàng” cho sức khỏe như giúp tinh thần tỉnh táo, cải thiện lượng máu, phòng bệnh sỏi đường tiết niệu, phòng chống táo bón, giữ ẩm cho da,…Khi bạn uống nước nhiều, thận sẽ bài tiết tốt hơn, làm ngăn chặn tình trạng tích tụ nhiều chất thải trong gan, thận.

Một điều khá dễ hiểu đó là khi thận bài tiết tốt thì cơ thể bạn sẽ không tích tụ nhiều chất béo, giúp cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn. Và đương nhiên, uống nước nhiều chính là cách an uống khoa học để giảm cân mà nhiều người đang áp dụng. Hãy đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày, từ 1.5 – 2 lít nước để cơ thể luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng nhé!

Bổ sung rau, củ, quả

Nguồn năng lượng trong các loại rau xanh, trái cây là cực kỳ tốt cho cơ thể. Tùy thuộc vào từng loại trái cây mà những dưỡng chất đó cũng khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn những loại trái cây đều chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, vừa tốt cho hệ tiêu hóa, vừa thúc đẩy quá trình thanh lọc, thải độc hiệu quả hơn.

Đặc biệt, các loại rau lá xanh và củ, quả màu vàng chứa nhiều beta-caroten, có tác dụng phòng chống ung thư, đẩy lùi bệnh tật. Với chế độ ăn uống khoa học cùng trái cây, bạn nên bổ sung 5 loại mỗi ngày để có nhiều năng lượng tích cực.

Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt

Cách ăn uống khoa học-2

Ngũ cốc nguyên hạt

Trong thực đơn ăn uống khoa học thì chắc có lẽ không thể thiếu nguồn dinh dưỡng từ hạt ngũ cốc. Ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, lúa mạch và yến mạch… giữ lại được những thành phần thiết yếu bao gồm cám và mầm, vì thế, chất dinh dưỡng và chất xơ không bị mất đi. Hãy lựa chọn sử dụng sản phẩm với tỉ lệ ngũ cốc nguyên hạt cao 80-100% vì sức khoẻ của chính bạn.

Xây dựng thói quen lành mạnh

Việc bổ sung nhiều nguồn dinh dưỡng vào cơ thể là điều hết sức cần thiết, tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể nạp calo. Rèn luyện thói quen chế độ ăn uống lành mạnh không phải là ăn những gì mà là ăn như thế nào.

Ví dụ như với bột ngũ cốc, bạn có thể sử dụng nó với mục đích tăng cân, nhưng nó cũng là nguồn dinh dưỡng giúp bạn ăn uống khoa học để giảm cân. Điều này có nghĩa là việc bạn sử dụng nguồn dinh dưỡng đó như thế nào sẽ quan trọng hơn việc nên ăn gì mỗi ngày.

Kiểm soát khẩu phần ăn

Kiểm soát khẩu phần ăn là điều rất quan trọng khi xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bạn có thể thoải mái ăn các loại rau, củ quả nhưng cần chú ý đến các thực phẩm chứa nhiều calories. Khi dùng thức ăn bên ngoài, nên kiểm tra thành phần dinh dưỡng trên bao bì hoặc đánh giá hàm lượng calories nhằm biết được khẩu phần ăn có phù hợp với bạn chưa.

Ngoài ra, để có thể đưa ra một khẩu phần ăn phù hợp, bạn cần xem xét các yếu tố bao gồm trọng lượng cơ thể, chiều cao, các hoạt động tiêu tốn năng lượng trong ngày nhằm đưa ra một kết quả cụ thể, chính xác. Hãy thử định lượng chúng bằng các đốt ngón tay hoặc bàn tay.

Chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm

Cách ăn uống khoa học-3

Chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm

Một nguyên tắc ăn uống bất di bất dịch là hãy đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi thực phẩm bẩn, không được chế biến và bảo quản đúng cách là nguyên nhân gây ngộ độc và các bệnh nguy hiểm khác.

Do đó, chỉ sử dụng thực phẩm tươi xanh, có nguồn gốc rõ ràng, chế biến cẩn thận và bảo quản kỹ lưỡng. Nên có thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn và ăn uống để loại bỏ vi khuẩn bám trên tay, dính vào thức ăn và xâm nhập vào cơ thể.

Những điều không nên làm

Ăn uống đủ bữa và đúng giờ

Theo các chuyên gia, một chế độ ăn khoa học thường được chia thành 3 bữa chính với đầy đủ chất dinh dưỡng. Đối với trẻ em đang tuổi phát triển hoặc người có những như cầu đặc biệt như giảm cân, tăng cân, cải thiện sức khỏe… thì có thể bổ sung thêm 1-2 bừa chính vào giữa buổi sáng và xế chiều.

Tùy vòa nhu cầu của cơ thể, bạn có thể điều chỉnh khẩu phần ăn từng bữa nhưng không nên nhịn ăn hoặc bỏ bữa. Bên cạnh đó, hãy xây dựng thói quen ăn uống đúng giờ, cố gắng duy trì đều đặn vào các thời điểm cố định trong ngày để đảm bảo nhịp sống và hoạt động sinh học của cơ thể.

Hạn chế đồ hộp và đồ ăn sẵn

Không hẳn những nguồn thực phẩm chế biến sẵn sẽ mang mầm mống của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Thế nhưng ẩn sâu trong đó vẫn là những rủi ro cho người sử dụng.

Không sử dụng đồ hộp

Hạn chế đồ ăn sẵn 

Việc sử dụng những loại thực phẩm chế biến sẵn không những mất vệ sinh mà nó còn chứa nhiều dầu mỡ, điều này không hề tốt cho sức khỏe của mỗi người. Do vậy, bạn hãy dành nhiều thời gian để chế biến thực phẩm tươi sống, điều đó sẽ giúp bạn luôn có một sức khỏe tốt, một quả tim tràn đầy nhựa sống.

Với những loại thức ăn vặt như pizza, hamburger, snack, bạn đang tự hủy hoại cơ thể bằng lượng calo quá nhiều, chưa kể trong những nguồn thực phẩm đó còn sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần.

Hạn chế ngũ cốc tinh chế

Ngũ cốc tinh chế có thể kể đến như bánh mì trắng, sợi mỳ ý, các món ăn vặt… rất ít hoặc không chứa chất xơ và hàm lượng dưỡng chất bị giảm đi trong quá trình tinh chế. Chú ý hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa bột mì. Đồng thời, giảm tiêu thụ thực phẩm chứa đường như nước ngọt và kẹo. Đây là tác nhân làm bạn tăng cân.

Không sử dụng chất kích thích

Chất kích thích ở đây không hẳn là ma túy, cần sa.. mà đơn giản đó là rượu, bia, thuốc lá, cafe…Trong những loại chất kích thích đều tồn tại một năng lượng không hề tốt cho cơ thể. Dẫu biết sử dụng chất kích thích sẽ gây hại thế nhưng nhiều người vẫn hay cố chấp, viện lý do để nạp vào cơ thể nguồn năng lượng này mỗi ngày,

Thay vì uống cafe, rượu bia bạn hãy thay bằng những ly nước ép thật thơm ngon và bổ dưỡng. Để giúp cơ thể tỉnh táo hơn, hãy mua nhiều loại trái cây để bổ sung vitamin và dưỡng chất cho cơ thể mỗi ngày.

Bên cạnh đó, hãy để cơ thể vận động ở cường độ vừa phải để ngăn ngừa sự tích tụ mỡ thừa. Kết hợp cùng với ngồi ghế matxa thư giãn sau mỗi buổi tập luyện sẽ thúc đẩy quá trình giảm mỡ, tăng cơ, ăn uống khoa học của bạn duy trì trong thời gian dài để có được thành quả.

Hạn chế đường

Hạn chế đường

Hạn chế đồ ngọt

Đường là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể, đồng thời, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn và trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên, việc dung nạp quá nhiều đường có thể gây nhiều hệ lụy, ở mức độ nhẹ thì làm suy giảm hệ miễn dịch, nặng hơn thì dẫn đến các bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch,…

Ngoài ra việc hạn chế ăn đường là vô cùng quan trọng nếu bạn đang xây dựng cách ăn uống khoa học để giảm cân.

Hạn chế dùng muối

Hầu hết chúng ta đều ăn quá nhiều muối, việc này có thể gây ra cao huyết áp và dẫn đến vấn đề sức khỏe khác. Cố gắng hạn chế lượng natri 1.500 đến 2.300 mg mỗi ngày, tương đương với một muỗng cà phê muối.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của Toshiko về cách ăn uống khoa học, hi vọng bạn có thể ghi nhớ và áp dụng đúng cách, kiên trì để đạt được hiệu quả tốt nhất giúp nâng cao sức khỏe, cũng như cải thiện vóc dáng hiệu quả!

Rate this post

08.1888.8866