Nguyên nhân và cách điều trị táo bón hiệu quả tại nhà

Táo bón về cơ bản không phải là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên lại có thể gây ra rất nhiều phiền toái, khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm trạng và cuộc sống của người mắc phải. Nếu bạn đang quan tâm đến tình trạng này, hãy cùng Toshiko tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả tại nhà ngay dưới đây!

Nguyên nhân gây táo bón

Táo bón là tình trạng bạn không thể hoặc khó khăn trong việc đi đại tiện. Theo các chuyên gia có nhiều nguyên nhân dẫn tới táo bón, chẳng hạn như:

Thường xuyên nhịn đi đại tiện

Đi vệ sinh là một trong những chức năng sinh lý cơ bản của con người. Tuy nhiên, do đặc thù công việc hoặc do thói quen, do không thuận tiện, nhiều người có xu hướng “nhịn” để chờ đến khi nào thoải mái nhất. Điều này nếu chỉ xảy ra một vài lần thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tuy nhiên thường xuyên nhịn đi tiểu hoặc đại tiện sẽ có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh lý tiêu hóa, trong đó có táo bón.

Nguyên nhân và cách điều trị táo bón hiệu quả tại nhà

Lý giải cho điều này, khi vỏ não nhận tín hiệu đi vệ sinh, nếu bạn không tống chất thải ra ngoài, quá trình tái hấp thụ sẽ diễn ra, hấp thụ nước hoàn toàn, khiến phân trở nên khô và cứng gây khó khăn khi có nhu cầu trở lại.

Thừa canxi

Bổ sung canxi không đúng cách dẫn tới dư thừa sẽ làm giảm nhu động ruột, trữ lại trong ruột lâu hơn. Điều này cũng góp phần làm cho phân trở nên khô cứng và khó tống ra ngoài, biểu hiện thường thấy của táo bón. Theo các chuyên gia chỉ nên bổ sung khoảng 1.000mg canxi mỗi ngày từ các loại thực phẩm giàu canxi tự nhiên.

Thừa sắt

Tương tự như việc thừa canxi, khi bạn uống quá nhiều sắt cũng làm giảm nhu động của trực tràng. Vậy nên, chỉ nên bổ sung khoảng 8mg sắt mỗi ngày thông qua thức ăn như thịt, hải sản, cải bó xôi và các loại đậu…

Bất đồng vận cơ sàn chậu

Những người bị bất đồng vận cơ sàn chậu (một chứng rối loạn chức năng sàn chậu) không thể hoàn thiện được động tác co giãn để tống chất thải ra ngoài. Chứng rối loạn này làm các cơ vùng bụng co không đủ mạnh hay cơ sàn chậu không thể giãn được khiến cơ vòng hậu môn căng lên bất thường, dẫn đến phân không thể tống xuất.

Trầm cảm

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Iran thì có khoảng 33% bệnh nhân trầm cảm có triệu chứng bị táo bón. Nguyên nhân là do bị trầm cảm cũng thường có lối sống không khoa học như biếng ăn hơn, ăn uống không lành mạnh, ngủ thất thường hoặc bạn không muốn vận động…

Trầm cảm gây rối loạn tiêu hóa

Ngoài ra, các thuốc điều trị trầm cảm cũng khiến phân khó tống xuất ra ngoài hơn do có hoạt tính anticholinergic (ức chế phó giao cảm), đặc biệt là thuốc chống trầm cảm ba vòng khiến ruột bạn giảm hoạt động, thức ăn sẽ tồn tại lâu hơn trong ruột và phân khó được tống xuất ra ngoài hơn.

Quá phụ thuộc vào thuốc nhuận tràng

Việc thỉnh thoảng sử dụng thuốc nhuận tràng thường không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nếu dùng nhiều đến mức lệ thuộc vào loại thuốc này, bạn có thể vô tình khiến tình trạng của mình trở nên nghiêm trọng hơn. Thuốc nhuận tràng liều cao sẽ làm giảm sự nhạy cảm của ruột, khiến ruột khó hoạt động bình thường nếu không có thuốc.

Đái tháo đường

Một nghiên cứu từ các chuyên gia tại Brazil năm 2014 cho biết có khoảng 1/3 bệnh nhân đái tháo đường bị táo bón. Theo đó, những người bị đái tháo đường lâu năm sẽ bị tổn thương thần kinh, trong đó có hệ thần kinh ruột, khiến nhu động ruột giảm và cảm giác trực tràng kém nhạy, kết quả là bạn sẽ bị táo bón và không thể đi vệ sinh.

Ăn uống không khoa học

Nguyên nhân và cách điều trị táo bón hiệu quả tại nhà-2

Ăn quá nhiều chất béo, protein mà không kèm rau xanh, hoa quả là một trong những nguyên nhân thường thấy gây táo bón. Chất xơ trong rau củ quả là thành phần quan trọng giúp phân dễ tống xuất ra ngoài vì các sợi xơ sẽ kéo nước vào ống tiêu hóa, tích tụ trong phân và giúp phân mềm hơn.

Thuốc giảm đau opioid

Nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 50% bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau opioid gặp phải tình trạng táo bón. Do các thuốc này làm giảm nhu động ruột, khiến phân tồn tại lâu và bị mất nước. Bên cạnh đó, opioid còn khiến hệ tiêu hóa giảm sự tiết dịch vào lòng ống, cả hai vấn đề trên kết hợp khiến phân trở nên khô cứng và khó tống xuất ra ngoài.

Cách điều trị táo bón hiệu quả tại nhà

Dưới đây là một số cách cải thiện tình trạng táo bón tại nhà mà bạn có thể tham khảo:

Cách điều trị táo bón hiệu quả tại nhà

Thay đổi chế độ ăn uống

Trong tất cả các nguyên nhân thì táo bón thường bắt đầu từ việc sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh. Vì vậy, hãy tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn: Việc tiêu thụ thêm nhiều thực phẩm chứa chất xơ sẽ giúp làm tăng khối lượng và tốc độ di chuyển của khối phân qua đường ruột.

Với cách chữa táo bón này, bạn có thể bắt đầu thay đổi từ từ bằng cách ăn thêm trái cây tươi và rau xanh mỗi ngày. Hãy lựa chọn các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt. Nhìn chung, lượng chất xơ cần tiêu thụ mỗi ngày là khoảng 14 gram cho mỗi 1.000 calo. Lưu ý, không tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn lên đột ngột vì có thể gây đầy bụng, đầy hơi. Bạn chỉ cần bắt đầu thay đổi dần dần và tăng lượng chất xơ theo mục tiêu từng tuần.

Vận động

Hoạt động thể chất cũng giúp làm tăng khả năng hoạt động của các cơ trong đường tiêu hóa. Bạn nên cố gắng luyện tập thể dục vừa phải mỗi ngày, có thể lựa chọn tập luyện cùng một số thiết bị tập tại nhà như máy chạy bộ, xe đạp tập… Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc luyện tập nếu bạn chưa từng tập thể dục trước đây và khi bạn có các bệnh lý tim mạch, đau xương khớp.

Tập luyện cơ sàn chậu

Việc thực hiện liệu pháp phản hồi sinh học với một chuyên gia trị liệu có thể mang lại tác dụng. Bạn sẽ được học cách thư giãn và siết chặt các cơ vùng chậu đúng thời điểm để quá trình đại tiện diễn ra dễ dàng hơn.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của Toshiko Việt Nam về tình trạng táo bón, hi vọng có thể giúp quý bạn đọc quan tâm giải quyết vấn đề đang gặp phải một cách an toàn, hiệu quả và nhanh chóng!

Rate this post

08.1888.8866