Khạc đờm ra máu – Dấu hiệu nguy hiểm cần đi khám ngay

Không ít trường hợp gặp phải tình trạng khạc đờm ra máu nhưng không hay biết đây là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm không. Theo các bác sĩ và các chuyên gia y tế, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang xuống cấp.

Khạc đờm ra máu là gì?

Khạc đờm ra máu là biểu hiện gặp ở nhiều người, tuy nhiên, tùy theo mức độ khạc đờm, lượng máu, tính chất máu và tần suất mà tình trạng của người bệnh sẽ khác nhau. Để có những chẩn đoán chính xác nhất, bạn nên tìm hiểu về các dạng khạc đờm có máu thường gặp.

Khạc đờm ra máu

Dưới đây là một số dạng khạc đờm ra máu bạn có thể gặp phải:

  • Đờm có kèm theo máu tươi và bọt
  • Đờm có lẫn máu tươi
  • Đờm có lẫn các cục máu đông, kèm theo đó là một số biểu hiện như khó thở, đau họng, nóng ngực.
  • Trong đờm có tia máu hoặc sợi máu nhưng không quá nhiều
  • Ho ra đờm có máu
  • Khạc ra đờm có máu kèm theo mùi hôi, đờm có màu vàng hoặc xanh.

Dù mức độ khạc đờm ra máu như thế nào đi nữa thì đây vẫn là hồi chuông cảnh báo về tình trạng sức khỏe của bạn, thậm chí một số trường hợp còn rất nguy cấp. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện những triệu chứng vừa nêu trên đây, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cách điều trị phù hợp.

Khạc đờm ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?

Đờm có máu là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý trên cơ thể người. Để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân một cách tốt nhất, bạn nên lưu ý về một số vấn đề mà mình có thể mắc phải nếu khạc đờm có máu.

Đường hô hấp bị tổn thương

Khi đường hô hấp của bạn gặp phải một số vấn đề như: viêm họng, viêm amidan, viêm mũi…thì nguy cơ bạn khạc đờm ra máu khá cao. Các bệnh lý vừa nêu khiến cho đường hô hấp bị tổn thương, niêm mạc bị sưng, ứ đọng máu… Khi người bệnh ho, vị trí sưng đau có thể bị tác động mạnh và vỡ ra, kết quả là khiến người bệnh khạc ra đờm có máu.

Đường hô hấp bị tổn thương gây ra tình trạng đờm có máu

Nhiễm ký sinh trùng

Các loại virut, vi khuẩn có thể làm cho cổ họng bị nhiễm khuẩn và gây ra hiện tượng khạc đờm có máu. Trong trường hợp này, đờm có thể có lẫn máu đen, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như: sốt, đau đầu, tím tái, khó thở…

U lành tính/ ung thư phổi

Khối u lành tính vẫn có thể gây ra tình trạng đờm có máu nhưng mức độ phổ biến sẽ ít hơn so với ung thư phổi. Ngoài khạc ra máu, bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số triệu chứng đi kèm như: giảm cân đột ngột, chán ăn, ù tai, khàn tiếng, đau họng…

Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là tính trạng khối u ác tính hình thành ở vòm họng phía sau. Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến nhất là ở độ tuổi trên 40.

Tùy theo từng giai đoạn mà ung thư vòm họng sẽ có những biểu hiện khác nhau, trong đó khạc đờm ra máu đen là một triệu chứng điển hình, kèm theo đó là một số biểu hiện như: giảm cân nhanh chóng không kiểm soát, đau họng, đau tai…

Giãn phế quản

Các bệnh lao phổi khi tiến triển sẽ gây ra tình trạng giãn phế quản hoặc áp xe phổi. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho máu bị đọng lại và sau đó bị đẩy ra ngoài cùng với đờm.

Nếu tình trạng ho kèm theo đờm có máu kéo dài trong một thời gian sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong. Ngoài khạc đờm có máu, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng khác như: đau lồng ngực, ho kéo dài, khó thở, da móng tay và móng chân dày lên…

Tắc mạch phổi

Đây là tình trạng mà huyết khối bị vỡ tạo nên các cục máu đông, chúng gây nên nguy cơ tắc nghẽn mạch phổi rất nguy hiểm. Khi mạch phổi bị tắc nghẽn, máu không thể di chuyển đến phổi nên gây ra tình trạng ho khạc ra máu.

Khạc đờm ra máu là dấu hiệu của ung thư phế quản

Khi bị ung thư phế quản, người bệnh có thể gặp phải tình trạng khạc đờm ra máu đen, kèm theo một số biểu hiện khác như: đau tức ngực đau xương khớp, sưng phù vùng mặt, cổ…

Khạc đờm ra máu cảnh báo bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi là một loại bệnh truyền nhiễm, nếu tiếp xúc với người bệnh có thể dẫn đến nguy cơ bị bệnh. Một số triệu chứng điển hình của bệnh lao phổi bao gồm: ho ra máu tươi, ho đờm có máu, đau tức phần ngực, khó thở, cơ thể ốm yếu, không có sức lực.

Khạc đờm ra máu được xác định nguy hiểm khi nào?

Mặc dù mức độ nghiêm trọng khác nhau nhưng nhìn chung thì tình trạng khạc đờm ra máu đều là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Tín hiệu này cho thấy bệnh tình đang tiến triển theo cấp độ nặng hơn, sức khỏe bị suy giảm từng ngày.

Ho có đờm và máu là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm

Bạn có thể quan sát đặc điểm của đờm và máu lẫn trong đờm để đưa ra những phán đoán sơ bộ về tình trạng bệnh. Tuy nhiên, những phán đoán này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vẫn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám, chụp chiếu nhằm xác định cụ thể mình đang mắc bệnh gì. Dưới đây là một số tình trạng khạc đờm ra máu được xác định ở mức độ nguy hiểm mà bạn cần lưu ý:

  • Đờm có mủ kèm theo sợi máu, tia máu: Phù phổi cấp, ung thư vòm họng, ung thư khí quản, bệnh lao phổi, viêm họng, giãn phế quản…
  • Đờm có màu đen: Chẩn đoán tắc nghẽn phổi.
  • Đờm có mủ, màu vàng và có kèm theo máu: Viêm phổi hoặc viêm khí quản.
  • Đờm trong suốt, dạng nước, có máu tươi kèm sủi bọt: Giãn nhánh khí quản.
  • Đờm có màu trắng nhạt hoặc trong suốt, dính máu tươi kèm sủi bọt: Viêm phổi giai đoạn đầu, viêm khí quản mãn tính…

Cách làm giảm triệu chứng khạc đờm ra máu tại nhà

Để khắc phục tình trạng khạc đờm ra máu, bạn cần đến gặp bác sĩ và thực hiện kiểm tra sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số cách chữa đờm có máu ngay tại nhà dưới đây nhằm giúp cổ họng thông thoáng, đỡ khó chịu hơn.

  • Không hút thuốc lá: Thuốc lá có thể khiến cho tình trạng ho có đờm trở nên trầm trọng hơn, đờm nhiều và đặc hơn khiến cho cổ họng cực kỳ khó chịu.

Không hút thuốc lá để giảm cảm giác khó chịu cho cổ họng

  • Sử dụng kẹo ngậm: Các loại kẹo ngậm được chiết xuất từ thảo dược có tác dụng hỗ trợ tiêu đờm, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Súc họng bằng nước muối: Nước muối có tác dụng diệt khuẩn, giảm viêm, làm loãng các chất nhầy trong cổ họng. Bạn có thể thêm tinh dầu khuynh diệp vào nước nóng kèm với một chút muối để tăng hiệu quả long đờm.
  • Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý: Nên hạn chế ăn những đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường, sữa… vì những thức ăn này sẽ làm tăng dịch đờm ở cổ họng, khiến tình trạng của bạn nghiêm trọng hơn.
  • Luyện tập thể dục thể thao: Vận động giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, chống chọi với bệnh tật hiệu quả hơn. Trong quá trình tập, bạn có thể sử dụng thêm một số thiết bị như máy chạy bộ, xe đạp tập để đạt hiệu quả cao hơn.

>> Đọc thêm: 6 thói quen làm suy yếu hệ miễn dịch của bạn

Kết luận

Trên đây là một số thông tin về tình trạng khạc đờm ra máu. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của tình trạng này và có cách xử lý phù hợp. Khi cơ thể mệt mỏi với các vấn đề sức khỏe gặp phải, bạn có thể nằm ngả lưng trên ghế massage để thư giãn tinh thần và thể chất, gác lại lo âu để cuộc sống của mình thoải mái hơn.

Rate this post

08.1888.8866