Đừng lơ là với chứng tăng huyết áp ở người trẻ

Trước đây, tăng huyết áp là chứng bệnh thường gặp ở người già và ít gặp ở người trẻ. Tuy nhiên, hiện nay, tăng huyết áp đang có xu hướng trẻ hóa, tỉ lệ tăng huyết áp ở người trẻ liên tục tăng cao. Tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, do đó bạn không nên lơ là. Dưới đây Toshiko sẽ cung cấp một số thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về tăng huyết áp.

Đừng lơ là với chứng tăng huyết áp ở người trẻ

Tăng huyết áp ở người trẻ (dưới 35 tuổi) có tỉ lệ mắc từ 5-12%. Tăng huyết áp ở những người trẻ tuổi có sự khác biệt với tăng huyết áp ở người già. Người già thường có xu hướng tăng huyết áp tâm thu (chỉ số huyết áp viết trước), trong khi đó, tăng huyết áp ở người trẻ thường có xu hướng tăng chỉ số huyết áp tâm trương (chỉ số viết sau).

Tăng huyết áp ở người trẻ

Khá nhiều người trẻ cảm thấy bất ngờ khi biết mình bị cao huyết áp. Bệnh thường không có dấu hiệu rõ ràng và được phát hiện tình cờ khi khám và điều trị các bệnh lý khác. Nếu biết mình mắc phải chứng tăng huyết áp, bạn không nên lơ là bởi tình trạng sức khỏe của bạn có thể gặp phải những vấn đề dưới đây:

  • Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tim sẽ phải làm việc quá tải, áp lực thành mạch lớn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy tim, suy thận, mù lòa…
  • Ảnh hưởng đến chức năng não bộ như suy giảm nhận thức, mất trí nhớ, làm tăng nguy cơ xuất huyết não cao gấp 10 lần so với người có huyết áp bình thường.
  • Tăng tỉ lệ rối loạn chức năng tình dục gấp 2,5 lần so với người không bị huyết áp cao.
  • Với những thai phụ trẻ bị tăng huyết áp, thai nhi có nguy cơ chậm phát triển hoặc phát triển không bình thường. Đặc biệt, nguy cơ cao nhất đối với các mẹ bầu là tình trạng tiền sản giật hoặc sản giật, làm tăng nguy cơ tử vong lên đến 40%.

Nguyên nhân gây ra tình trạng tăng huyết áp ở người trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tăng huyết áp ở người trẻ. Có thể do các bệnh lý gây ra hoặc do các yếu tố về lối sống, chế độ ăn uống hằng ngày. Cụ thể các nguyên nhân như sau.

Tăng huyết áp ở người trẻ do nhiều nguyên nhân

Tăng huyết áp ở người trẻ do bệnh lý

Nếu mắc các bệnh lý dưới đây, nguy cơ bạn bị chứng tăng huyết áp sẽ cao hơn so với người thường.

  • Bệnh lý về thận: U tủy thượng thận, bệnh thận mạn, viêm cầu thận, sỏi thận, hẹp động mạch thận…
  • Bệnh về nội tiết: Cường giáp, mất cân bằng nội tiết, cường Aldosteron..
  • Do sử dụng các loại thuốc như: cam thảo, thuốc tránh thai
  • Một số trường hợp do nhiễm độc thai nghén nên bị tăng huyết áp.

Tăng huyết áp do lối sống, cách sinh hoạt

  • Ăn quá nhiều muối
  • Sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cocain…
  • Béo phì, thừa cân
  • Ít vận động
  • Căng thẳng, áp lực quá mức

Dấu hiệu nhận biết tăng huyết áp ở người trẻ

Dấu hiệu của bệnh tăng huyết áp ở người trẻ đôi khi không xuất hiện rõ ràng và điển hình, điều này gây khó khăn cho việc phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người trẻ vẫn có thể nhận thấy một số dấu hiệu của bệnh dưới đây.

Dễ nổi nóng

  • Khó kiềm chế cảm xúc
  • Dễ nổi nóng
  • Khó tập trung, thường bị sao nhãng trong công việc

 

Điều trị bệnh tăng huyết áp ở người trẻ như thế nào?

 

Tăng huyết áp ở người trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Để điều trị bệnh, các bác sĩ thường ưu tiên áp dụng các biện pháp không dùng thuốc do sức khỏe của người trẻ khá tốt, dễ phục hồi hơn so với người già. Dưới đây là một số cách điều trị tăng huyết áp mà bạn có thể áp dụng:

Duy trì cân nặng phù hợp

Béo phì, thừa cân là một trong những nguyên nhân gây ra huyết áp cao ở người trẻ. Do đó, bạn nên giữ cân nặng của mình một cách hợp lý, không để cân nặng tăng quá mức cho phép. Trong trường hợp bạn đang bị thừa cân, béo phì, hãy duy trì một chế độ ăn lành mạnh kết hợp với luyện tập thể dục thể thao để giảm cân, hạn chế nguy cơ tăng huyết áp.

Nên dành thời gian ngồi ghế massage thư giãn từ 15 – 20 phút mỗi ngày để khí huyết được lưu thông. Đồng thời các động tác xoa bóp sẽ ngăn sự tích lũy mỡ thừa để bạn duy trì được vóc dáng thon gọn.

Duy trì cân nặng hợp lý

Chế độ ăn lành mạnh

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng đối với điều trị huyết áp cao. Để hạ huyết áp, bạn nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Ăn các thức ăn chứa nhiều kali: Kali có tác dụng làm hạn chế tác động của natri lên huyết áp. Một số thực phẩm giàu kali có thể kể đến như: chuối, bưởi, dưa hấu, khoai, khoai lang, cà tím, nấm, củ cải…
  • Hạn chế ăn những thức ăn có chứa nhiều đường, dầu mỡ đồng thời tăng cường chất xơ và protein, trong đó ưu tiên protein thực vật và protein từ cá, hạn chế ăn protein từ động vật vì có chứa nhiều cholesterol.
  • Hạn chế ăn ít muối nhất có thể, lượng muối mỗi ngày chỉ từ 2-4g, muối chính là lý do khiến huyết áp tăng cao.
  • Tăng cường bổ sung các loại thức ăn giàu kali, magie, canxi để củng cố sức khỏe tim mạch
  • Hạn chế uống nhiều rượu bia, cà phê và các chất kích thích khác.

Tập thể dục đều đặn

Mỗi ngày, bạn nên dành ra từ 30-45 phút để tập thể dục, nhằm giúp cho huyết áp được hạ xuống từ 5-8mmHg. Bên cạnh đó, cần luyện tập đều đặn và nhất quán để tránh huyết áp tăng trở lại. 

Bạn có thể vận động bằng với nhiều cách như đạp xe với xe đạp tập tại nhà, đi bộ hoặc chạy bộ với máy chạy bộ, khiêu vũ, bơi lội. Bạn cũng có thể luyện tập các bài tập tăng sức bền để giảm huyết áp. Lưu ý khi tập luyện là tập với mức độ vừa phải, không gắng sức quá mức có thể gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Hạn chế căng thẳng

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân khiến huyết áp tăng hoặc tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến huyết áp. Căng thẳng, stress làm cho bạn ăn nhiều hơn, tăng cường hút thuốc, uống rượu… Chính vì vậy, bạn nên tìm cách để giải tỏa áp lực, giúp cho tinh thần của mình thư giãn hơn, hạn chế căng thẳng, từ đó có tác động tích cực giúp huyết áp hạ xuống.

Giảm căng thẳng với ghế massage

Lời khuyên dành cho bạn là hãy suy nghĩ tích cực hơn trong mọi việc, tránh những suy nghĩ tiêu cực làm ảnh hưởng đến tâm trạng. Bên cạnh đó, mọi việc đều có cách giải quyết, bạn hãy bình tĩnh để tìm ra giải pháp tốt nhất cho mọi việc.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng ghế massage toàn thân để thư giãn, hạn chế các cơn đau nhức đồng thời giúp cho tinh thần thoải mái hơn, giảm căng thẳng và áp lực trong cuộc sống. Ghế massage hiện nay được cải tiến với nhiều tính năng, giúp bạn có được những phút giây thư giãn nhất, từ đó giúp huyết áp ổn định, không bị tăng cao.

Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc chỉ được áp dụng khi các phương pháp điều trị về chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện không đạt được hiệu quả như mong muốn. Tùy thuộc theo mức độ tăng huyết áp và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như: thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta…

Dù là điều trị bằng thuốc nào đi nữa thì bạn cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc để sử dụng, không tự dừng thuốc hoặc điều chỉnh liều dùng, những điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn

Kết luận

Trên đây là những thông tin về bệnh tăng huyết áp ở người trẻ. Nhìn chung thì bệnh tiềm ẩn những nguy cơ có hại cho sức khỏe, do đó bạn cần để ý, theo dõi nhằm phát hiện và điều trị kịp thời. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe và có một cuộc sống ngập tràn hạnh phúc!

Rate this post

08.1888.8866