Rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là gì? Cách điều trị tại nhà

Bạn từng nghe về chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD và muốn tìm hiểu cụ thể hơn về nguyên nhân xuất hiện, dấu hiệu nhận biết hay cách điều trị căn bệnh này. Vậy hãy tham khảo ngay những thông tin mà Toshiko.vn chia sẻ trong bài viết ngay dưới đây nhé!

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là gì?

Dưới đây là những vấn đề cơ bản liên quan đến chứng bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD mà bạn đọc đang quan tâm cần nắm được:

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Ngoài tên gọi phổ biến là rối loạn ám ảnh cưỡng chế, các chuyên gia còn gọi chứng bệnh này là rối loạn ám ảnh cưỡng bức, tiếng anh là Obsessive Compulsive Disorder (OCD). Đây là bệnh lý liên quan đến suy nghĩ, tâm lý và hành vi của người bệnh, có thể xuất hiện nhiều dấu hiệu khác nhau.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là gì

Theo các chuyên gia, thì chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây rối loạn ám ảnh cưỡng chế, tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu đã có thể tìm ra một số yếu tố có tác động đến căn bệnh này. Cụ thể như sau:

  • Do thiếu hụt Serotonin trong não bộ
  • Tỷ lệ trẻ em nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết beta hay liên cầu nhóm A mắc OCD cao hơn
  • Do thói quen
  • Do di truyền hoặc do bị ảnh hưởng từ người mắc bệnh OCD
  • Do áp lực, căng thẳng và lo âu
  • Bà bầu hoặc phụ nữ sau sinh dễ mắc OCD hơn

Dấu hiệu nhận biết

Về cơ bản, OCD không quá nguy hiểm, tuy nhiêm bệnh có thể ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người bệnh và những người xung quanh họ. Vậy nên, nhiều người bênh luôn muốn tìm cách khắc phục.

Dấu hiệu của rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD

Thông thường, người mắc chứng bệnh này sẽ xuất hiện cảm giác lo âu, căng thưởng, tưởng tượng ra nhiều hình ảnh khiến bản thân lo ngại dẫn tới việc nhất định phải làm lặp đi lặp lại một việc nào đó. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp:

  • Thói quen sạch sẽ, sợ bẩn, sợ vi khuẩn, sau khi làm bất cứ việc gì cũng phải rửa tay thật kỹ do ám ảnh về mầm bệnh và vi trùng, sợ lây nhiễm
  • Luôn đặt ra những nguyên tắc trong cuộc sống như dọn phòng, giặt quần áo sạch sẽ mỗi ngày, đổ rác đúng nơi quy định…
  • Quá tỉ mỉ, quá cẩn trọng, có thói quen luôn phải kiểm tra lại mọi thứ sau khi làm, cảm thấy lo lắng bất an nếu không kiểm tra lại
  • Ám ảnh về những con số như thích con số liên quan đến bản thân, đếm bậc cầu thang… Hoặc họ thường xuyên lựa chọn những “con số may mắn” theo con giáp hay phong thủy… nếu chẳng may không đúng con số may mắn, người bệnh có thể lo lắng cả ngày
  • Là người cầu toàn nên quan tâm đến từng chi tiết nhỏ, tính đối xứng của mọi thứ như sự ổn định, cân đối, đúng số lượng…
  • Sợ hãi bạo lực quá mức do tưởng tưởng đến việc bản thân gặp phải một vài sự cố nguy hiểm dù chuyện chưa xảy ra.
  • Thường có những suy nghĩ ám ảnh về việc quan hệ tình dục mà bản thân không mong muốn hoặc là điều mà người bệnh cho là cấm kỵ
  • Cảm thấy dằn vặt, sợ làm người khác tổn thương hay gây tổn hại đến người khác dù chỉ là với những tình huống xung đột nhỏ, thậm chí luôn nóng lòng muốn biết suy nghĩ của đối phương càng sớm càng tốt
  • Luôn hoài nghi về những lựa chọn của mình nên cần đến sự bảo đảm từ ý kiến của những người xung quanh
  • Hội chứng mặc cảm ngoại hình BDD (Body dysmorphic disorder) có mối liên quan lớn với hội chứng ám ảnh cưỡng chế. Người bệnh luôn cảm thấy mình xấu hoặc các phần cơ thể không hoàn hảo, dẫn tới tự ti, có thể hình thành xu hướng thẩm mỹ nhiều lần.

Cách điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD tại nhà

Để có thể tìm được phương pháp điều trị chuẩn nhất, người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được các y bác sĩ hướng dẫn và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, người bênh cũng nên kết hợp một số phương pháp dưới đây để tăng cường hiệu quả. Cụ thể như sau:

Điều trị ám ảnh cưỡng chế

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn

Vận động là cách tốt nhất để lưu thông tuần hoàn máu và hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động khác của cơ thể. Đây cũng là cách để bạn giải tỏa căng thẳng, stress một cách hiệu quả sau một ngày dài làm việc. Bạn có thể lựa chọn một số bộ môn nhẹ nhàng, uyển chuyển như yoga, ngồi thiền… hoặc nếu yêu thích vận động mạnh hơn, bạn có thể tập luyện cùng máy chạy bộ, xe đạp tập tại nhà

Thư giãn đúng cách

Dành thời gian cho bản thân thư giãn là điều vô cùng quan trọng giúp bạn cân bằng tâm lý, thần kinh và thể chất. Hãy nghe một vài bản nhạc nhẹ nhàng, xem một bộ phim yêu thích, trồng cây, chăm hoa, đọc sách, ngủ đủ giấc… hoặc tốt hơn là bạn có thể massage thư giãn và trị liệu. Nếu ngại đến Spa, bạn hãy cân nhắc sử dụng ghế massage toàn thân Toshiko tại nhà để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình tốt hơn nhé!

Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống quyết định phần lớn đến sức khỏe của mỗi người. Trong xã hội hiện nay có rất nhiều vấn đề liên quan đến việc ăn uống, lựa chọn thực phẩm nhưng thường bị nhiều người bỏ quên. Chính vì vậy, muốn có một sức khỏe tốt, một cơ thể dồi dào năng lượng để làm việc tốt bạn cần bổ sung và xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh nhé!

Dành nhiều thời gian cho người thân và bạn bè

Khi tâm trạng không tốt, hay khi bạn có quá nhiều áp lực và lo lắng hãy chia sẻ với những người bạn cảm thấy tin tưởng nhất để giải tỏa phần nào những yếu tố tiêu cực. Bên cạnh đó, ngoài thời gian làm việc, hãy dành nhiều thời gian hơn cho người thương yêu để nạp thêm năng lượng tích cực, sự kết nối và tình cảm giữa người với người luôn là “liều thuốc” trị liệu tốt nhất.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của Toshiko về chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế mà rất nhiều người đang mắc phải trong xã hội hiện đại. Nếu bạn cũng đang gặp tình trạng tương tự và muốn cải thiện phần nào, hãy thử áp dụng những cách điều trị tại nhà ở trên một cách nghiêm túc và kiên trì nhé! Chúc bạn thành công!

Rate this post

Xem thêm

Đau xương khớp diễn ra ở tuổi nào? Làm cách nào để phòng ngừa? 5 biện pháp dân gian chữa cổ vai gáy hiệu quả không phải ai cũng biết Đau vai gáy là gì? Nguyên nhân và cách điều trị đau vai gáy hiệu quả

08.1888.8866