Buồn nôn là dấu hiệu điển hình của thai nghén. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì buồn nôn lại là cảnh báo cho các vấn đề về sức khỏe. Vậy buồn nôn là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm không? Cùng Toshiko tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Nội dung chính
Buồn nôn là tình trạng mà người bệnh cảm thấy dạ dày và phía sau họng như có sóng cuộn, muốn tống hết các chất bên trong dạ dày ra ngoài. Buồn nôn có thể xuất hiện sau khi bạn ăn thức ăn lạ, ngửi mùi khó chịu, say tàu xe, ốm nghén…. Mặt khác, cũng có một số trường hợp khó xác định được nguyên nhân của buồn nôn. Cần trải qua thăm khám thì mới xác định được chính xác buồn nôn là biểu hiện của bệnh gì.
Theo các bác sĩ, buồn nôn có thể là biểu hiện của một số vấn đề sức khỏe dưới đây.
Khi thay đổi tư thế đột ngột mà bạn cảm thấy buồn nôn và chóng mặt thì có thể bạn đang bị rối loạn tiền đình. Một số triệu chứng khác đi kèm có thể là: ù tai, rung giật nhãn cầu, khả năng giữ thăng bằng kém… Rối loạn tiền đình có thể điều trị được, mức độ không quá nguy hiểm.
Nếu bạn cảm thấy buồn nôn cả ngày, nhất là vào buổi sáng kèm theo một số triệu chứng như: mệt mỏi, phù mặt, đỏ mặt, đau bụng trên kèm theo da xanh, nghẹt mũi, đau ngực…, thì có thể tim mạch của bạn đang gặp vấn đề. Cần thư giãn cơ thể, làm việc vừa phải để ngăn ngừa bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Ban đầu, bạn sẽ cảm thấy đau đầu buồn nôn. Tiếp theo đó, bạn có thể sẽ bị sốt cao kèm đau âm ỉ, đau nhức nhối ở phần lưng, đái dắt hoặc không tự chủ được. Để xác định chính xác vấn đề của thận, bạn cần đến gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên. Bên cạnh đó, nên thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế những thức ăn có hại cho thận.
Buồn nôn sau khi ăn, bụng căng trướng, khó chịu, ợ nóng ngay sau khi ăn khiến cơ thể khó chịu. Một số trường hợp sẽ cảm thấy bụng nóng rát cả khi đói và khi mới ăn xong. Lúc này, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống của mình, hạn chế đồ ăn nhiều chất béo, đồ ăn chua, cay. Đồng thời, bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám, nội soi dạ dày nhằm xác định mình có bị viêm loét dạ dày và tá tràng hay không.
Buồn nôn và cảm giác như muốn nôn thật sự nhưng không phải do thức ăn. Bạn có thể bị đau ở phần bụng trên, cơn đau chuyển dần xuống bụng dưới, kèm theo đó là tình trạng sốt. Khi cơn đau dữ dội hơn thì cần đến bệnh viện ngay để mổ cấp cứu, cắt bỏ ruột thừa. Nếu không đến bệnh viện kịp thời có thể gây nên những hậu quả đáng tiếc.
Khi bị trào ngược dạ dày, thực quản, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là ợ nóng. Khi thức ăn và axit trong dạ dày trào lên thực quản sẽ gây ra cảm giác buồn nôn.
Buồn nôn trong bữa ăn do bụng cảm thấy no, không có cảm giác thèm ăn. Kèm theo một số biểu hiện như đau bụng trên, cảm giác đắng ở miệng, hay ợ nóng, đầy hơi… Những điều này có thể là dấu hiệu cho thấy túi mật bị viêm hoặc có sỏi trong đó.
Buồn nôn sau khi ăn, cảm thấy tức bụng, đau âm ỉ bụng trên phía bên phải, cảm thấy có vị đắng ở miệng…Đường ruột cảm thấy khó chịu, cơ thể mỏi mệt.
Buồn nôn có thể là biểu hiện của bệnh tiểu đường tuýp 1. Khi đó, cơ thể không thể tự sản xuất ra hormon Insulin, dẫn đến tình trạng thiếu hụt Insulin cho các cơ quan. Điều này khiến cho lượng ceton trong máu và nước tiểu tăng lên, đây chính là nguyên nhân dẫn đến cảm giác buồn nôn.
Buồn nôn kèm theo triệu chứng đau bụng, tiêu chảy có thể xuất phát từ nguyên nhân ngộ độc thức ăn. Ngộ độc có thể xảy ra khi người bệnh ăn phải thức ăn lạ, thức ăn có bị nhiễm khuẩn, ô nhiễm hóa học…
Có nhiều trường hợp buồn nôn kèm theo nôn ói. Tuy nhiên cũng có những trường hợp chỉ có cảm giác buồn nôn chứ không nôn. Tùy theo từng nguyên nhân mà bạn có thể nhận biết được buồn nôn là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm hay không.
Buồn nôn sẽ gây nguy hiểm nếu kéo dài trong cả 1 ngày, nhiều ngày, kèm theo đó là những dấu hiệu dưới đây. Lúc này, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Trên đây là một số kiến thức hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về việc buồn nôn là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm không? Dựa theo những thông tin trong bài, bạn có thể tự nhận biết được tình trạng của bản thân và có cách xử lý phù hợp.
Ngoài ra, để tăng cường sức khỏe, phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, bạn nên luyện tập thể dục thể thao hằng ngày. Đây là phương pháp hiệu quả để hệ miễn dịch của bạn hoạt động tốt hơn, hạn chế tình trạng buồn nôn cũng như các vấn đề sức khỏe khác.
Bạn có thể sử dụng thêm các thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà như: máy chạy bộ, xe đạp tập Toshiko, để việc luyện tập được chủ động hơn. Các thiết bị này giúp bạn chủ động về thời gian luyện tập, phù hợp với những người bận rộn. Ngoài ra, bạn cũng có thể luyện tập bất cứ lúc nào mà không cần lo lắng thời tiết nắng mưa thất thường.
Copyright 2020 - Niềm tin khách hàng - Giá trị của chúng tôi
Công ty TNHH Toshiko Việt Nam - Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0109158690
Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.Hà Nội
Địa chỉ ĐKKD: Số 104 đường Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội