Bệnh thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, giải pháp điều trị

Bệnh thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở lứa tuổi trung niên trở lên. Bệnh này xuất hiện ở cả nam và nữ, khi bệnh không được chẩn đoán và điều trị ngay có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khôn lường.

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy trong đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu rồi đi qua dây chằng gây chèn ép lên rễ dây thần kinh. Từ đó gây nên chứng tê bì, đau nhức các cơ quan. Đây là kết quả do sang chấn hoặc đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách diễn ra bất cứ nơi nào trên cột sống.

Bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy trong đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu rồi đi qua dây chằng gây chèn ép lên rễ dây thần kinh.

Hầu hết những người mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm đều gặp các cơn đau lan từ thắt lưng xuống chân. Trong đó, khu vực bị bệnh phổ biến nhất là phần cột sống lưng. Bệnh sẽ gặp nhiều nhất từ độ tuổi 22 đến 55 tuổi.

Nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm

Một số nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chính mà một người có thể gặp phải như sau:

  • Do tính chất công việc: Người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm chủ yếu gặp phải những người lao động chân tay thường xuyên khuôn vác nặng nhọc, lao động quá sức hoặc sai tư thế. Từ những điều này dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương.
  • Do tuổi tác: Khi tuổi càng cao quá trình lão hóa diễn ra càng lớn, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương. Đây là nguyên nhân phổ biến gặp phải ở những người từ trung niên trở lên.

 

Bệnh thoát vị đĩa đệm

Khi tuổi càng cao quá trình lão hóa diễn ra càng lớn, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương.

  • Bệnh cũng có thể bị do trong cuộc sống bạn bị chấn thương vùng lưng. Ví như, bạn mắc các bệnh lý bẩm sinh hoặc mắc phải các vấn đề liên quan đến cột sống, cong vẹo, thoái hóa cột sống…
  • Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng nằm trong nguyên nhân dẫn đến bạn bị thoát vị đĩa đệm.
  • Cân nặng của cơ thể: cân nặng của cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng.

Một số triệu chứng cho thấy bạn đang bị thoát vị đĩa đệm

Đau nhức tay hoặc chân: Điểm dễ dàng nhận biết nhất đó chính là tình trạng xuất hiện những cơn đau đột ngột ở vùng cổ tay, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay khi mắc bệnh, sau đó lan ra vùng vai gáy, chân tay.

Đau nhức sẽ diễn ra âm ỉ vài ngài, vài tuần hoặc nặng hơn thì có thể là vài tháng. Bệnh sẽ có thể đau dữ dội, khi vận động có thể đau buốt, đi lại khó khăn hơn.

Bệnh thoát vị đĩa đệm

Bệnh sẽ có thể đau dữ dội, khi vận động có thể đau buốt, đi lại khó khăn hơn.

Triệu chứng tê bì tay chân: Tê bì chân tay là dấu hiệu tiếp theo khi bệnh nhân đã bắt đầu bị thoát vị đĩa đệm. Lúc này nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ sau đó dần dần phát triển xuống mông, đùi, bẹn chân và gót chân.

Người bệnh dần trở nên bị rối loạn cảm giác, luôn thấy mình như bị kiến bò trong người,…

Yếu cơ, bại liệt: Khi bị trường hợp này là bệnh nhân đã trở nên nặng, giai đoạn này sẽ mất một khoảng thời gian dài để có thể nhận thấy rõ ràng. Khi bị yếu cơ, bại liệt hầu hết các bệnh nhân đều phải chống nạng, ngồi xe lăn hoặc nặng hơn có thể chỉ nằm yên một chỗ. Dần dần dẫn đến tình trạng bị teo cơ, teo chân, tay.

Cũng có những trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tuy nhiên không có triệu chứng gì

Lưu ý đến bệnh viện ngay khi phát hiện các tình trạng sau:

Khi bắt đầu cảm thấy bản thân bị đau, tê bì, yếu cơ ngày càng nặng, ảnh hướng nhiều đến sinh hoạt thường nhật.

Khi đi tiểu cảm thấy khó khăn, tiểu dắt, khó tiểu. Tình trạng mất cảm giác tại các vùng gọi là “yên ngựa” trên cơ thể như bắp đùi trong, phía sau chân, vùng quanh hậu môn

Những nguy hiểm nếu không được chữa trị sớm

Trường hợp không được phát hiện kịp thời mà để bệnh tình diễn ra nặng bệnh nhân có thể bị liệt nửa người. Lúc này nguyên nhân là do nhân nhầy chui vào trong ống sống, chèn ép rễ thần kinh, làm hẹp khoang sống sẽ khiến bệnh nhân.

Hội chứng đuôi ngựa: rễ thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép, khiến việc đi đại tiện không kiểm soát.

Bệnh nhân có thể bị suy yếu, teo cơ, chân tay bị teo lại, khó khăn trong việc đi lại do không vận động hằng ngày.

Bệnh thoát vị đĩa đệm

Bệnh nhân có thể bị suy yếu, teo cơ, chân tay bị teo lại, khó khăn trong việc đi lại do không vận động hằng ngày.

Rối loạn cơ vòng: Khi bị rối loạn cơ vòng, bệnh nhân thường đi tiểu khó kiểm soát. Lúc tiểu bí, lúc tiểu dầm dề, nước tiểu rỉ một cách thụ động khiến bạn trở nên khó chịu. Và nếu không vệ sinh sạch sẽ thì sẽ gặp các bệnh nhiễm trùng cơ hội vùng kín như, viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa, nấm, hăm…

Cách phòng ngừa

Để tránh gặp bệnh thoát vị đĩa đệm, bạn cần thường xuyên tập thể dục, xây dựng một cuộc sống khoa học, lành mạnh.

Lao động cần chú ý đến thể trạng cơ thể, tránh mang vác quá sức, mang vác sai tư thế dẫn đến cong vẹo cột sống.

Duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao, tránh duy trì áp lực quá nặng lên cột sống.

Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Khi phát hiện mình bị thoát vị đĩa đệm cần đến ngay bệnh viện và thực hiện điều trị theo phác điều trị của bác sĩ.

Tránh trường hợp tự ý mua thuốc để điều trị, điều này không những không làm giảm bệnh mà còn gây tình trạng nặng hơn.

Tại bệnh viện bác sĩ sẽ cho sử dụng các nhóm thuốc có thể được sử dụng là thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, corticoid đường tiêm. Nếu các biện pháp trên không giải quyết được triệu chứng trong vài tuần, bác sĩ có thể cân nhắc vật lý trị liệu.

điều trị thoát vị đĩa đệm

Tại bệnh viện bác sĩ sẽ cho sử dụng các nhóm thuốc có thể được sử dụng là thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, corticoid đường tiêm.

Ngoài ra cũng có thể điều trị theo phương pháp đông y và các bài thuốc dân gian.

Với những trường hợp đã diễn biến nặng các bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng đến việc điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu. Bác sĩ có thể dùng phương pháp phẫu thuật nếu điều trị bảo tồn không có tác dụng sau 6 tuần điều trị, đặc biệt khi bệnh nhân có những biểu hiện như yếu cơ, khó đứng, khó đi lại, mất kiểm soát cơ vòng.

Ngoài ra, việc uống thuốc giảm đau, điều trị cũng sẽ được kết hợp với các bài tập thể dục điều trị dành cho bệnh nhân.

Một số liệu pháp thay thế uống thuốc, kết hợp với thuốc có thể giúp giảm triệu chứng đau lưng mà người bệnh có thể áp dụng đó là:

Thực hiện phương pháp đông ý như châm cứu, kéo nắn xương khớp, massage, bệnh nhân cũng có thể tập yoga, thể dục nhẹ nhàng trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp.

điều trị thoát vị đĩa đệm

Một số bài thuốc đông y cũng sẽ hỗ trợ điều trị được bệnh này.

Xây dựng lối sống khoa học trong quá trình điều trị

Đây là điều mà bất kỳ người bệnh nào cũng nên lưu ý. Không nên lao động quá nặng nhọc, bê vác đồ nặng, tăng cường tập thể dục nhẹ nhàng, bổ sung thực phẩm chức năng và dinh dưỡng tốt cho xương khớp.

Trường hợp xuất hiện các dấu hiệu, tê liệt ở chân, đau tê vùng bàn tọa, khó tiểu hoặc khó đại tiện hoặc bị yếu đột ngột ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là chân cần phải đến bệnh viện khám ngay để được hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Người bệnh lưu ý thường xuyên đi lại, làm việc nhà tránh trường hợp nằm quá nhiều rất dễ làm cho xương khớp không được hoạt động gây cứng khớp cột sống và yếu cơ.

Sử dụng ghế massage tại nhà để giúp cơ thể được massage thường xuyên

Việc sử dụng ghế massage không chỉ đơn giản cho mục đích thư giãn, mà còn có tác dụng trong việc giảm đau nhức, mệt mỏi hay đặc biệt hơn, là mục đích trị liệu.

Hiện nay, Toshiko có các dòng ghế massage được trang bị hệ thống con lăn 3D, 4D, túi khí, nhiệt hồng ngoại, massage không trọng lực có chức năng massage toàn phần sẽ hỗ trợ cho các bệnh nhân gặp phải các vấn đề về xương khớp.

Rate this post

08.1888.8866