Phòng bệnh tiểu đường với máy chạy xe đạp tại nhà

Sử dụng máy chạy xe đạp để tập luyện hàng ngày là hoạt động thể chất rất có lợi cho việc ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường. Đạp xe giúp thúc đẩy quá trình tiêu thụ glucose ở cơ bắp và duy trì lượng đường trong máu ổn định. Để hiểu rõ về tác động tích cực của việc rèn luyện với xe đạp tập đối với người bệnh và người có nguy cơ bị tiểu đường như thế nào, hãy cùng theo dõi bài viết dưới nhé.

Dùng máy chạy xe đạp giúp giảm nguy cơ bị tiểu đường

Tiểu đường hay đái tháo đường là bệnh lý phổ biến về rối loạn chuyển hóa với lượng đường (glucose) trong máu luôn cao hơn bình thường. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm như tim mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận,…

Để phòng và hỗ trợ điều trị tiểu đường, tập thể dục là hoạt động rất cần thiết. Đặc biệt đạp xe ngoài trời hay tập cùng máy chạy xe đạp là phương pháp tập luyện phù hợp và mang lại rất nhiều lợi ích cho người tiểu đường:

Sử dụng máy chạy xe đạp giúp ích cho người bị tiểu đường

  • Mọi người ở bất cứ độ tuổi nào cũng có thể tập máy chạy xe đạp. Thiết bị này rất tiện lợi với bệnh nhân tiểu đường, những người thường có độ tuổi hơn 50. Các bài tập đạp xe cũng phù hợp cho người tiểu đường bị thừa cân hay béo phì.
  • Đạp xe có thể kích hoạt 70% cơ ở chân, không gây chấn thương và giúp phục hồi cơ bắp nhanh nên rất có ích cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Theo tổ chức Diabetes Prevention Program (Mỹ), việc kết hợp ăn kiêng và rèn thể lực vừa phải giúp làm chậm sự xuất hiện cũng như phòng ngừa tiểu đường type 2. 
  • Đạp xe có tác dụng hỗ trợ giảm đường trong máu và việc sử dụng đường của cơ thể. Theo một nghiên cứu, đạp xe với tốc độ vừa phải trong một giờ có thể khiến lượng đường của người thừa cân bị tiểu đường giảm xuống một nửa trong 24 giờ tiếp theo. 
  • Khi vận động đạp xe đều đặn cũng có thể làm tăng tác dụng insulin, cải thiện huyết áp và giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch.

Chế độ tập máy chạy xe đạp dành cho người tiểu đường

Đạp với máy chạy xe đạp là hình thức vận động thể chất dễ thực hiện và có hiệu quả thực chất trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Để việc rèn luyện có tác dụng tốt nhất, hãy ghi nhớ những điều liên quan đến chế độ tập.

Tần suất và thời gian tập máy chạy xe đạp

Với mỗi buổi tập máy chạy xe đạp, bạn chỉ cần đạp xe với thời lượng vừa phải, không cần phải tập luyện quá lâu vì có thể gây ảnh hưởng không tốt đến tim mạch. Và buổi đạp xe từ 30 phút đến một giờ đồng hồ là đủ để giúp bệnh nhân tiểu đường nhận được những lợi ích về sức khỏe. 

Nếu có thể đạp xe hàng ngày sẽ là điều tốt nhất, tuy nhiên người bị tiểu đường có thể lên lịch tập luyện với tần suất ít nhất 2-3 lần/tuần cũng rất thích hợp. Ngoài ra, thời gian đạp xe nâng cao sức khỏe, phòng ngừa đái tháo đường hiệu quả được khuyên là vào buổi sáng.

Chế độ tập xe đạp dành cho người tiểu đường

Tốc độ và cường độ đạp xe

Khi mới bắt đầu tập cùng máy chạy xe đạp, người bị tiểu đường chỉ cần đạp với tốc độ vừa phải và không nên thúc ép bản thân tập luyện nhiều giờ liên tục. Vì các bài tập cường độ mạnh thực sự sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên thay vì hạ thấp như mong muốn. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Có thời gian nghỉ giữa buổi tập

Như phần phía trên đã giải thích, việc tập luyện thể lực liên tục sẽ không mang lại lợi ích cho người bị đái tháo đường mà làm tăng lượng đường trong máu, gây ảnh hưởng không tốt. Do đó, người tập cần thiết kế bài tập hợp lý với khoảng thời gian nghỉ ngơi khoảng 5-10 phút giữa buổi tập.

Kế hoạch tập luyện

Một chế độ luyện tập máy chạy xe đạp phù hợp là điều rất quan trọng với những người bị bệnh tiểu đường muốn cải thiện sức khỏe bằng phương pháp này. Người bệnh sẽ nhận được những lợi ích rõ ràng nếu kiên trì tập luyện thường xuyên, đúng cách và vừa sức của mình.

Nhất là các trường hợp người mắc tiểu đường type 2, tập thể dục nói chung chính là phương pháp điều trị cần được ưu tiên và lên lộ trình tập luyện chi tiết.

>> Đọc thêm: Làm gì với 30 phút tập xe đạp thể thao trong nhà mỗi ngày?

Lưu ý cho người bệnh tiểu đường khi sử dụng máy chạy xe đạp

Để việc tập máy chạy xe đạp có tác dụng cải thiện tình trạng bệnh đái tháo đường, không làm bệnh phát triển xấu đi, người bệnh cần ghi nhớ một số lưu ý: 

  • Chọn xe đạp tập thể thao phù hợp với độ tuổi và nhu cầu sử dụng.
  • Chuẩn bị thêm thực phẩm cho người tiểu đường (đường glucose hoặc nước tăng lực ít calo) để phòng trường hợp đường trong máu xuống quá thấp.

Lưu ý khi tập cùng xe đạp tập thể dục tại nhà

  • Khi vận động người tiểu đường cũng có xu hướng mất nước nhiều khiến tăng nồng độ glucose. Do đó, người bệnh cần bổ sung đủ nước trước, trong và sau khi tập.
  • Để bảo vệ bàn chân, cần lựa chọn giày mềm, thoải mái, vừa vặn. Một số loại giày có thể gây áp lực lên bàn chân và ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh. Bạn cần kiểm tra bàn chân hàng ngày để phát hiện nếu da bị phồng, rộp hay bị thương thì có thể chữa trị ngay, tránh biến chứng.
  • Đối với người bị đái tháo đường type 1, khi lượng đường trong máu cao hơn 13,8 mmol/L (250mg), người bệnh cần nghỉ tập đạp xe. Ngoài ra, việc tập luyện cũng nên dừng lại nếu gặp phải một số trường hợp như nhiễm trùng, cảm cúm, bị thương hay xuất hiện các triệu chứng đau tức ngực, tim đập không đều, uể oải chóng mặt, ra quá nhiều mồ hôi và khó thở.

– Mặt khác, bài tập máy chạy xe đạp sẽ có hiệu quả hơn khi kết hợp cùng một số bài tập tăng sức bền khác như gập bụng, chống đẩy…

>> Đọc thêm: 9 sai lầm dễ mắc khi tập luyện với xe đạp tại chỗ

Kết luận

Như vậy, bài viết đã chia sẻ những thông tin hữu ích cho người mắc tiểu đường và người có nguy cơ bị bệnh. Tập với máy chạy xe đạp là hoạt động thể chất thực sự mang đến hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa và kiểm soát tiểu đường. 

Để bắt tay vào rèn luyện cải thiện sức khỏe, bạn hãy lựa chọn cho mình một chiếc máy đạp xe phù hợp. Các mẫu xe đạp Toshiko kiểu dáng hiện đại, chất lượng cao là sản phẩm đáng để bạn sở hữu. Để biết thêm chi tiết, đừng ngần ngại liên hệ đến Hotline 1900.1891 hoặc truy cập website: toshiko.vn bạn nhé!

Rate this post

08.1888.8866