Để quá trình sử dụng máy đạp xe tại nhà luôn ổn định, xe không bị hỏng hóc và có tuổi thọ lâu dài, việc bảo quản là điều cần phải lưu ý hàng đầu. Vậy bảo quản xe đạp tập đúng cách và khoa học là như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Nội dung chính
Máy đạp xe (hay xe đạp tập thể dục) là máy tập thể dục được đặt cố định tại chỗ với thiết kế tương tự xe đạp thông thường. Đây là thiết bị hỗ trợ rèn luyện sức khỏe hiệu quả được rất nhiều người ưa chuộng. Bởi dòng máy tập thể dục này được tích hợp rất nhiều tính năng hiện đại.
Bên cạnh các bộ phận quen thuộc của một chiếc xe đạp như tay cầm, khung xe, yên xe, bàn đạp… máy đạp xe còn cho phép người dùng theo dõi các chỉ số luyện tập của bản thân. Một số thông số như quãng đường, thời gian, tốc độ đạp, nhịp tim, lượng calo tiêu thụ…
Ngoài ra, nhiều mẫu xe có các tính năng ưu việt như công nghệ kháng lực hay truyền động bằng dây curoa, giúp điều chỉnh chế độ tập linh hoạt và không gây tiếng ồn.
Máy sẽ không được sử dụng phổ biến đến thế nếu không mang lại những lợi ích thiết thực. Với những người chăm chỉ và kiên trì tập luyện cùng máy đạp xe, tình trạng sức khỏe được cải thiện rõ rệt. Quá trình tập luyện giúp bạn tăng cường sức đề kháng, kiểm soát cân nặng, cải thiện vóc dáng và góp phần đẩy lùi bệnh tât.
Xe đạp tập thường có hình dáng nhỏ gọn, thiết kế hiện đại và khỏe khoắn, không chỉ là “trợ lý” giúp nâng cao sức khỏe mà còn là đồ trang trí sang trọng cho không gian nhà ở.
Điều đầu tiên mà bạn cần lưu ý là bước lắp ráp máy đạp xe ban đầu. Xe cần được lắp ráp một cách chuẩn chỉnh đúng theo hướng dẫn của tài liệu đi kèm cũng như từ đơn vị bán hàng.
Khi được lắp ráp đúng cách, thiết bị sẽ vận hành tốt, quá trình sử dụng không gặp trở ngại và tuổi thọ cũng lâu bền hơn. Mặt khác, trong quá trình lắp ráp, nếu phát hiện ra các linh kiện hoặc bộ phận của máy bị hư hỏng, bạn cần liên hệ bên bán hàng để đổi trả.
Vị trí đặt thiết bị cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của xe đạp tập cũng như chế độ luyện tập của người dùng.
Đầu tiên, xe cần được đặt ở những bề mặt bằng phẳng, vững chắc, không cập kênh và có khoảng cách với các đồ vật xung quanh khoảng 50 cm. Yêu cầu này giúp hạn chế các va chạm không đáng có trong khi tập luyện, từ đó giúp người tập hạn chế nguy cơ bị chấn thương.
Một địa điểm đặt máy đạp xe lý tưởng nên thoáng mát và đủ rộng để dễ dàng thiết lập và di dời máy cũng như các dụng cụ liên quan. Bên cạnh đó, máy cũng nên tránh ánh nắng trực tiếp nếu không lâu ngày sẽ rất dễ bị khô dầu, hộp nhựa giòn và dễ hư hỏng.
Máy đạp xe sẽ luôn mới đẹp khi được lau chùi, vệ sinh sau mỗi lần sử dụng. Khi kết thúc quá trình tập luyện, bạn có thể dùng khăn ẩm hoặc vải mềm để lau chùi sạch các loại bụi bẩn và mồ hôi bám trên xe. Việc vệ sinh cũng cần lưu ý làm nhẹ nhàng, tránh bong bóc lớp sơn tĩnh điện chống gỉ trên xe.
Bên cạnh đó, trước khi sử dụng máy đạp xe, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra các ốc nối. Nếu ốc lỏng hay thấy xe kêu cọc cạch khi hoạt động, bạn cần xem xét và dùng tô vít xiết từng con ốc chặt lại. Bạn tuyệt đối không tiếp tục luyện tập nếu chưa xử lý vấn đề phát sinh này.
Máy đạp xe nên được vệ sinh và bảo dưỡng tổng thể đều đặn hàng tuần (nếu sử dụng nhiều) để đảm bảo hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ. Quá trình bảo dưỡng cần kiểm tra tất cả các bộ phận của xe như bàn đạp, dây curoa, thân xe, màn hình điều khiển…
Bạn cũng cần phải tra dầu mỡ cho thiết bị định kỳ theo tuần, tháng để các trục của xe luôn trơn tru, khi hoạt động xe không bị phát ra tiếng ồn.
Với trường hợp không sử dụng máy đạp xe trong một khoảng thời gian, bạn hãy dùng một mảnh vải mềm phủ lên xe để chống bụi bẩn.
Độ bền của máy đạp xe còn được quyết định bởi quá trình sử dụng hàng ngày của mỗi người. Dưới đây là một số điều cần tránh để xe đạp tập không bị gặp phải những hư hỏng không đáng có.
Trước khi tập luyện, bạn cần cân chỉnh yên xe sao cho phù hợp bản thân có một tư thế ngồi thoải mái nhất. Yên xe không quá cao hoặc quá thấp, vừa đủ cho chân không bị với. Từ đó, bạn có thể đạp xe hiệu quả hơn, tránh xe bị rung, lắc và các bộ phận cũng hoạt động ổn định, lâu bền hơn.
Đa phần các sản phẩm máy đạp xe trên thị trường hiện nay đều được phủ lớp sơn tĩnh điện chống xước và chống ăn mòn oxy hóa ở bên ngoài khung xe. Nhưng để bảo vệ xe một cách tốt nhất, bạn nên tránh để mồ hôi rơi xuống xe trong quá trình tập luyện.
Bởi vì theo các chuyên gia, mồ hôi có chứa muối là nguyên nhân có thể làm hỏng lớp sơn của xe, khiến chúng bị bong tróc và ăn mòn.
Chính vì thế, bạn có thể sử dụng một khăn quàng vai khi tập luyện và lau chùi lại xe cẩn thận sau khi dùng.
Khi tập luyện với máy đạp xe, bạn cũng cần lựa chọn quần áo phù hợp. Tránh những đồ quá rộng có thể gây cản trở cho việc đạp xe hay thậm chí có thể kẹt vào máy. Một bộ đồ đơn giản, gọn gàng với vải thấm mồ hôi là lựa chọn nên ưu tiên.
>> Đọc thêm: 10 lưu ý quan trọng khi sử dụng xe đạp tập đa năng
Như vậy, bài viết đã thông tin đến cho bạn cách bảo quản máy đạp xe đơn giản tại nhà. Các lưu ý đều rất dễ dàng thực hiện nhưng sẽ đem đến cho bạn lợi ích lâu dài. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Nếu có nhu cầu mua xe đạp tập nói riêng và các sản phẩm rèn luyện, chăm sóc sức khỏe khác như máy chạy bộ, ghế massage toàn thân, bạn hãy liên hệ trực tiếp đến Hotline của Toshiko 19001891 để được tư vấn chi tiết nhé.
Copyright 2020 - Niềm tin khách hàng - Giá trị của chúng tôi
Công ty cổ phần Toshiko Việt Nam - Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0109158690
Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.Hà Nội
Địa chỉ ĐKKD: Số 104 đường Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội