Tất tần tật về máy chạy bộ tại nhà bạn nên tìm hiểu trước khi mua

Máy chạy bộ tại nhà là giải pháp hỗ trợ tập luyện được đông đảo người dùng tại Việt Nam lựa chọn để nâng cao hiệu suất tập luyện, giảm thiểu tối đa chi phí phải bỏ ra nếu đăng ký thẻ thành viên tại các câu lạc bộ. Tuy nhiên, việc chọn lựa máy chạy bộ như thế nào, mẫu mã ra sao vẫn là một câu hỏi khó với nhiều người. Theo dõi tất cả các thông tin cơ bản về máy chạy bộ được chia sẻ dưới đây để có thêm kiến thức trước khi mua bạn nhé!

Tìm hiểu máy chạy bộ tại nhà là gì?

Máy chạy bộ là thiết bị hỗ trợ tập luyện được rất nhiều người đặc biệt ưa chuộng. Máy được thiết kế với đa dạng tốc độ và độ dốc khác nhau, giúp mô phỏng và mang đến cho người dùng những trải nghiệm tập luyện thực tế nhất như chạy bộ, đi bộ. Ngày nay, người ta chọn mua máy chạy bộ tại nhà như một giải pháp giúp nâng cao hiệu quả tập luyện, mà không cần phải ghé các phòng tập chuyên nghiệp.

Máy chạy bộ có nhiều loại khác nhau, đa dạng với nhiều kiểu dáng, mẫu mã, thương hiệu. Tuy nhiên nếu phân chia theo chức năng, máy chạy bộ có 2 loại chính:

  • Máy chạy bộ đơn năng: Máy chạy bộ được thiết kế chuyên biệt, chỉ phục vụ như cầu đi bộ hoặc chạy bộ. Máy được thiết kế khá đơn giản và không có nhiều tiện ích đi kèm như thanh gập bụng, bàn xoay eo hay tạ tay,…
  • Máy chạy bộ đa năng: Máy chạy bộ được thiết kế với đa dạng chức năng, có bổ thêm đai massage, tạ tay, bàn xoay eo, hay thanh gập bụng,… Với máy chạy bộ đa năng, người dùng có thể tập luyện đa dạng và toàn diện hơn, quá trình tập luyện cũng trở nên đơn giản hơn nhờ có nhiều tính năng bổ trợ.
Máy chạy bộ tại nhà

Máy chạy bộ tại nhà

Các loại máy chạy bộ tại nhà phổ biến trên thị trường

Ngoài phân chia theo chức năng, người ta cũng chia máy chạy bộ dựa trên đặc điểm của sản phẩm, bao gồm 3 loại:

Máy chạy bộ điện

Đúng như tên gọi của mình, máy chạy bộ điện sử dụng điện để vận hành máy chạy bộ. Đồng nghĩa, khi sử dụng loại máy chạy bộ tại nhà này bạn sẽ không cần phải dùng quá nhiều sức lực. Máy hoạt động dựa trên nguyên lý chuyển hóa điện năng thành động năng, tạo nên chuyển động của băng tải. Máy chạy bộ điện có 2 loại phổ biến là máy chạy bộ cơ năng và máy chạy bộ đa năng. Trong đó, cấu tạo máy bao gồm các bộ phận như sau:

  • Đầu máy chạy bộ: Bao gồm các nút điều khiển, tay cầm, màn hình hiển thị các thông số tập luyện,…
  • Khung máy: Đóng vai trò nâng đỡ toàn bộ máy, thường được làm từ vật liệu thép chịu lực và được sơn tĩnh điện bên ngoài để gia tăng tính thẩm mỹ, ngăn ngừa tình trạng thân máy bị oxy hóa, han gỉ.
  • Băng chạy: Bao gồm bàn chạy và thảm chạy, có khả năng chống trơn trượt tốt, gia tăng độ bán và có độ bền cao,
  • Chân máy: Được dùng để nâng đỡ phần trước và sau máy, và có trang bị thêm bánh xe để người dùng có thể di chuyển dễ dàng hơn. Ngoài ra, chân máy chạy bộ cũng được tích hợp thêm hệ thống lò xo để nâng cao trải nghiệm luyện, giúp người dùng có thể tập luyện nhiều loại bài tập khác nhau.
  • Động cơ: Động cơ máy chạy bộ điện tại nhà đa dạng, có cấu hình từ 1.5 – 7HP. Trong đó, máy có cấu hình càng cao sẽ càng bền và hoạt động ổn định hơn.
  • Các bộ phận khác: Ngoài ra, nhiều máy chạy bộ điện đa năng còn được trang bị thêm các tiện ích khác như bộ phận massage, thanh gập bụng, dây rung massage,…để tăng cường hiệu quả tập luyện.

>>> Xem thêm: Các bài tập chạy và bài tập bổ trợ trên máy chạy bộ điện đa năng

Máy chạy bộ tại nhà điện

Máy chạy bộ tại nhà điện

Máy chạy bộ cơ

Máy chạy bộ cơ là loại máy chạy bộ không sử dụng điện năng. Máy hoạt động hoàn toàn dựa trên lực đạp của người dùng. Chính vì vậy, cấu tạo máy chạy bộ cơ khá đơn giản, thường bao gồm những bộ phận như:

  • Khung máy chạy bộ: Thường được làm từ thép và sơn tĩnh điện. Khung máy chạy bộ đóng vai trò cố định bàn chạy, gắn các thiết bị như tay cầm, màn hình hiển thị, đồng hồ,…
  • Bàn chạy: Được thiết kế với độ dốc nhất định, tạo điều kiện để người dùng tập luyện dễ dàng hơn. Thông thường bàn chạy sẽ được làm từ khung thép và gỗ MDF, có khả năng chịu lực và có độ bền cao.
  • Băng tải: Là bộ phận quan trọng của máy chạy bộ, được làm từ chất liệu cao su, có tác dụng tạo ra chuyển động khi người dùng tác động lực chân vào.
  • Một số bộ phận khác: Bên cạnh đó, ở một số máy chạy bộ cơ người ta còn trang bị thêm các bộ phận hỗ trợ tập luyện khác như thanh gập bụng, bàn xoay eo,….
Máy chạy bộ cơ

Máy chạy bộ cơ

Máy chạy bộ trên không

Máy chạy bộ trên không là loại máy chạy bộ khác hẳn so với các loại máy còn lại. Máy hoạt động dựa trên 100% sức người, tạo ra chuyển động thông qua sự kết hợp nhịp nhàng của động tác tay và chân. Máy chạy bộ trên không có cấu tạo khá đơn giản:

  • Thanh chịu lực: Được sản xuất từ thép cáo cấp, có phủ sơn tĩnh điện để gia tăng độ bền, chống hạn gì.
  • Máy có có trọng lượng khá nhẹ, chỉ khoảng từ 18 đến 25kg.
  • Giá thành máy chạy bộ trên không khá rẻ, chỉ khoảng từ 1 đến 6 triệu đồng (tùy mẫu mã, thương hiệu).
Máy chạy bộ trên không

Máy chạy bộ trên không

So sánh các loại máy chạy bộ tại nhà? Loại nào tốt nhất?

Mỗi sản phẩm máy chạy bộ khác nhau đều có những ưu điểm khác nhau, do đó để chọn lựa chính xác bạn cần đánh giá chi tiết ưu nhược điểm của mỗi loại.

Ưu và nhược điểm của máy chạy bộ tại nhà bằng điện

Ưu điểm của máy chạy bộ tại nhà bằng điện

  • Máy hoạt động êm ái, ít gây ra tiếng ồn: Thiết kế máy tối ưu, thảm chạy rộng và có thêm lò xo dưới motor, nhờ đó giúp giảm tối đa lực ma sát khi chạy.
  • Khả năng giảm xóc, giảm chấn tốt: Nhờ có khả năng giảm xóc, giảm chấn tốt nên ít gây tác động đến các khớp trên cơ thể, cực phù hợp với nhóm người cao tuổi, người đang điều trị xương khớp, người có tình trạng sức khỏe không quá tốt.
  • Đa dạng bài tập, tính năng: Máy được thiết kế với nhiều tính năng tiện ích, giúp gia tăng hiệu quả tập. Người dùng có thể tùy chỉnh các mức độ tập luyện khác nhau sao cho phù hợp với thể lực và mục đích tập của bản thân.
  • Tính an toàn cao: Máy chạy bộ điện thường được trang bị thêm khóa an toàn. Điều này giúp dừng hoạt động của máy ngay lập tức khi có sự cố phát sinh, hạn chế tình trạng bị trượt té khi tập luyện.
  • Trang bị thêm nhiều tính năng tiện ích khác: Ngoài ra, ở một số loại máy chạy bộ còn được trang bị thêm các tính năng hiện đại khác như màn hình LCD, cảm biến nhịp tim, loa bluetooth nghe nhạc,.. Qua đó giúp gia tăng sự hứng thú khi tập luyện, nâng cao trải nghiệm của người dùng.
Máy chạy bộ tại nhà điện có nhiều tiện ích

Máy chạy bộ tại nhà điện có nhiều tiện ích nâng cao

Nhược điểm của máy chạy bộ tại nhà bằng điện

  • Giá cao: Do được trang bị nhiều tính năng hiện đại nên mức giá bán của máy chạy bộ tại nhà bằng điện thường cao hơn so với các loại máy chạy bộ khác. Theo khảo sát, giá bán thị trường của những loại máy này hiện dao động từ 7 đến 40 triệu đồng tùy mẫu máy, thương hiệu.
  • Bị phụ thuộc vào điện năng: Máy không thể hoạt động nếu bị ngắt nguồn điện. Do đó, nếu mất điện bạn sẽ không thể sử dụng máy.

Ưu và nhược điểm của máy chạy bộ cơ

Ưu điểm của máy chạy bộ cơ

  • Ít gây tiếng ồn: Máy chạy cơ bộ cơ không gây ồn và ít bị rung lắc khi sử dụng.
  • Không hao tốn điện năng: Vì hoạt động chủ yếu dựa vào sức người nên máy chạy bộ cơ không hề tốn điện, do đó giúp người dùng tiết kiệm tối đa chi phí phải bỏ ra hàng tháng.
  • Không tốn diện tích: Do có cấu tạo khá đơn giản và nhỏ gọn nên máy chạy bộ cơ không chiếm quá nhiều điện tích, thích hợp cho những nơi có không gian nhỏ hẹp.
  • Giá thành rẻ: Máy chạy bộ cơ có giá thành rẻ hơn nhiều so với máy chạy bộ tại nhà bằng điện, với đủ các chức năng cơ bản, phục vụ tốt cho việc tập luyện.

Nhược điểm của máy chạy bộ cơ

  • Tiêu hao sức lực: Người tập sẽ phải tiêu hao khá nhiều sức lực để tập luyện, cơ thể dễ đổ mồ hôi và mất nước. Do đó, thời gian tập luyện cũng bị rút ngắn đáng kế.
  • Chưa đa dạng chức năng: Máy chạy bộ cơ không có nhiều chương trình tập luyện, do đó dễ gây nhàm chán cho người tập.
  • Không phù hợp với nhiều đối tượng như người có sức khỏe yếu, người cao tuổi: Do máy chạy bộ cơ gây tốn sức nhiều hơn so với máy chạy bộ điện, tác động mạnh đến cơ xương khớp của người tập.

Ưu và nhược điểm của máy chạy bộ trên không

Ưu điểm của máy chạy bộ trên không

  • Thiết kế gọn nhẹ: Phù hợp cho mọi không gian, có thể di chuyển dễ dàng.
  • Sử dụng được trong mọi tình huống: Bao gồm cả khi mất điện.
  • Ít gây ồn: Do không sử dụng động cơ nên máy chạy bộ trên không không gây ra quá nhiều tiếng ồn.
  • Dễ sửa chữa: Nhờ có cấu tạo đơn giản nên máy chạy bộ trên không rất dễ để sửa chữa. Bạn có thể tự sửa ngay tại nhà mà không cần gọi thợ bên ngoài.
  • Độ bền cao: Máy có thể sử dụng lâu dài, ít bị hỏng hóc, có thể đặt ở mọi nơi trong ngôi nhà của bạn.

Nhược điểm của máy chạy bộ trên không

  • Hạn chế đối với một số đối tượng: Vì máy sử dụng 100% sức người để vận hành nên không quá lý tưởng với những ai có sức khỏe yếu, người có các bệnh lý nên liên quan đến cơ xương khớp.
  • Ít chức năng tập luyện: Do có giá thành rẻ, cấu tạo đơn giản nên máy chạy bộ trên không không có quá nhiều chức năng tập luyện. Bạn chỉ có thể sử dụng thiết bị này để tập chạy bộ chứ không thể khai thác thêm tính năng nào khác.

Những lưu ý khi chọn mua máy chạy bộ tại nhà bạn tuyệt đối không thể bỏ qua

Để chọn ra cho mình và gia đình một chiếc máy chạy bộ tại nhà tốt và phù hợp, bạn cần đánh giá thông những tiêu chí quan trọng dưới đây:

Đối tượng và mục đích sử dụng máy chạy bộ

Trước tiên và cũng là tiêu chí quan trọng nhất, bạn cần xác định rõ máy chạy bộ được sử dụng cho ai, được sử dụng với mục đích tập luyện như thế nào (tập luyện cường độ mạnh hay chỉ vận động nhẹ nhàng). Căn cứ vào những yếu tố này, bạn mới có thể chọn ra những chiếc máy chạy bộ tại nhà có kiểu dáng, tính năng và có các thông số kỹ thuật phù hợp nhất với từng đối tượng người dùng cụ thể.

Chọn máy chạy bộ dựa trên nhu cầu tập luyện

Chọn máy chạy bộ dựa trên nhu cầu tập luyện

Công suất máy và loại máy chạy

Như đã nói, máy chạy bộ có 3 loại chính gồm: máy chạy bộ điện, máy chạy bộ cơ và máy chạy bộ trên không. Bên cạnh đó, lại bao gồm 2 loại nhỏ hơn là máy chạy bộ đơn năng và máy chạy bộ đa năng. Do đó, việc chọn lựa như thế nào còn phụ thuộc nhiều vào khả năng chi trả, sở thích và nhu cầu tập luyện của người dùng. 

Trong đó, máy chạy bộ điện được biết tới là sản phẩm tối ưu hơn hẳn khi mang đến cho người dùng nhiều tiện ích tập luyện, và có khả năng tương thích tốt với mọi đối tượng người dùng. Việc lựa chọn máy chạy bộ này không chỉ đem đến cho bạn những trải nghiệm tập luyện độc đáo mà còn giúp bạn nâng cao hiệu quả tập luyện vượt trội hơn hẳn so với các sản phẩm máy chạy bộ khác. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý khi chọn mua máy chạy bộ kiểu này, lựa chọn loại có công suất phù hợp với nhu cầu. Cụ thể:

  • Đối với máy chạy bộ có công suất dưới 2HP sẽ phù hợp hơn cho nhóm từ 1 đến 3 người dùng.
  • Đối với máy chạy bộ có công suất từ 2 đến 4.5HP sẽ phù hợp cho nhóm từ 4 đến 7 người dùng, và có thể sử dụng từ 6 đến 8 giờ mỗi ngày.

Diện tích và không gian nơi đặt máy

Đừng vội mua máy chạy bộ tại nhà nếu chưa đo đạc chính xác diện tích, không gian nơi đặt máy. Nếu diện tích nhà bạn quá nhỏ, bạn nên chọn những mẫu máy chạy bộ có thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, có thể gập lại được để tối đa diện tích. Trường hợp không gian đủ rộng, bạn nên mua những mẫu máy có thiết kế vững chắc và có thảm chạy rộng hơn để tập luyện dễ dàng hơn.

Tải trọng của máy

Đa phần máy chạy bộ hiện nay đều được thiết kế với độ dốc nhất định nên cần phải có tải trọng lớn để giảm rung chấn và gia tăng độ bền cho máy. Đồng nghĩa, khi mua máy chạy bộ bạn nên chọn những chiếc máy chạy bộ có tải trọng phù hợp với thể trạng người dùng cũng như số lượng người sử dụng máy. 

Tốc độ tối thiểu và tối đa của máy chạy bộ

Để việc tập luyện trở nên dễ dàng hơn đối với mọi thành viên trong nhà, khi mua máy chạy bộ tại nhà bạn nên chọn những sản phẩm có biên độ tốc độ dao động trong khoảng từ 0.5 đến 15km/h. Điều này đảm bảo rằng máy chạy bộ hoạt động trơn tru trong mọi tình huống, phù hợp với mọi đối tượng, bao gồm cả người già và trẻ vị thành niên.

>>> Xem thêm: Cách hạn chế chấn thương khi luyện tập với máy chạy bộ

Chất liệu cấu thành nên máy chạy bộ

Ưu tiên những mẫu máy chạy bộ được làm từ chất liệu an toàn, có độ bền cao. Ví dụ như những chiếc máy chạy bộ được làm từ thép cao cấp, được phủ sơn tĩnh điện, khung máy được làm từ những chất liệu cao cấp, thảm chạy có khả năng chống trơn trượt tốt. Đặc biệt, máy chạy bộ phải có thiết kế chắc chắn, an toàn, và phù hợp với người dùng,

Kích thước của bàn chạy máy chạy bộ

Để các bước sải chân khi chạy của bạn thoải mái nhất, hãy ưu tiên chọn các loại máy có băng chạy rộng, chất liệu tốt, chống trơn trượt và có khả năng thấm nước. Ngoài ra, cũng nên chọn những loại băng chạy có kết cấu từ nhiều lớp cao su để gia tăng tính ổn định khi chạy, giúp các bước chạy trở nên êm ái và nhẹ nhàng hơn. Cụ thể có thể chọn băng chạy như sau:

  • Đối với các gia đình có trẻ em tham gia tập luyện: nên chọn băng chạy có độ rộng trung bình từ 50cm đến 60cm.
  • Đối với các gia đình chỉ có người lớn sử dụng máy chạy bộ tại nhà: Độ rộng băng chạy nên dao động từ 80cm đến 100cm là phù hợp nhất.

Các tính năng của máy chạy bộ

Cần đánh giá chính xác những yêu cầu khi sử dụng máy chạy bộ của mình là gì khi chọn mua máy chạy bộ. Tuy nhiên, có một vài tính năng bạn không nên bỏ qua đó là các tính năng theo dõi nhịp tim, quãng đường, thời gian tập luyện,… Những tính năng này giúp bạn theo dõi chính xác hiệu suất tập luyện của bản thân và có hướng điều chỉnh nếu cần. Ngoài ra, nếu trong khả năng chi trả, bạn nên ưu tiên chọn mua máy chạy bộ đa năng để được cung cấp nhiều tiện ích tập luyện hơn, giúp nâng cao hiệu quả tập luyện của mình và gia đình.

Tài chính gia đình

Bạn cũng cần đánh giá chính xác tài chính gia đình để có thể chọn ra những chiếc máy chạy bộ phù hợp. Trong điều kiện tài chính cho phép, bạn nên chọn các dòng máy chạy bộ đa năng thay vì đơn năng. Cũng nên ưu tiên xem xét các dòng máy chạy bộ điện vì có nhiều tiện ích và có độ an toàn cao hơn. Theo khảo sát có 3 mức giá chính đối với loại máy chạy bộ điện:

  • Máy chạy bộ điện giá rẻ dưới 10 triệu.
  • Máy chạy bộ điện tầm trung, giá từ 10 đến 15 triệu.
  • Máy chạy bộ điện cao cấp, giá trên 16 triệu.

Thương hiệu và các chính sách bảo hành

Hơn hết, bạn nên chọn mua máy chạy bộ của các thương hiệu lớn, danh tiếng trên thị trường. Việc chọn mua máy chạy bộ tại nhà ở đây không chỉ giúp bạn đảm bảo chất lượng của sản phẩm, ngoài ra, chế độ bảo hành của các sản phẩm này cũng được đánh giá là toàn diện hơn hẳn. Đồng nghĩa, nếu phát sinh các sự cố khi mua và sử dụng, bạn sẽ được hỗ trợ sửa chữa, bảo trì ngay khi đưa ra yêu cầu đối với đơn vị cung ứng.

Mua máy chạy bộ tại nhà ở đâu đảm bảo? Gợi ý cái tên “bảo chứng” cho chất lượng

Nếu bạn đang thắc mắc chưa biết mua máy chạy bộ tại nhà ở đâu vừa chất lượng, vừa có giá tốt lại có chế độ bảo hành rõ ràng, bạn nên tham khảo mua tại Toshiko. Đây là thương hiệu máy chạy bộ tại nhà được hàng triệu khách hàng tin chọn. Tại Toshiko, bạn sẽ được chọn mua những chiếc máy chạy bộ điện chất lượng, đa dạng mẫu mã, nhiều chủng loại và có nhiều mức giá khác nhau: từ phổ thông đến cao cấp.

Bên cạnh đó, Toshiko cũng mang đến cho khách hàng những chính sách bán hàng siêu ưu đãi, mua hàng với giá tốt nhất vào các đợt giảm giá, khuyến mãi, tri ân khách hàng. Bên cạnh đó là các chính sách bảo hành toàn diện, hỗ trợ bảo trì trọn đời, vận chuyển toàn quốc và đổi trả 1 – 1 trong vòng 15 ngày nếu phát sinh sự cố hỏng hóc khi vận chuyển, giao – nhận.

Tạm kết:

Trên đây là tất tần tật các thông tin liên quan đến máy chạy bộ tại nhà, ưu nhược điểm của mỗi loại và những tiêu chí cần đánh giá khi mua. Hãy tham khảo để chọn mua cho mình những sản phẩm “chuẩn” nhất bạn nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sản phẩm, bạn có thể liên hệ trực tiếp với nhân viên Toshiko thông qua website hoặc qua số hotline: 1900 1891 để được tư vấn chi tiết đối với từng loại sản phẩm. Chúc bạn sớm tìm ra chiếc máy chạy bộ tại nhà ưng ý, phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình mình.

 

Rate this post

08.1888.8866