Nếu bạn lo lắng có thể bị chuột rút khi tập xe đạp phòng gym, bài viết sau sẽ cung cấp những kiến thức về nguyên nhân, cách xử lý và phòng tránh chuột rút để bạn có thể chú ý an toàn trong quá trình tập luyện.
Nội dung chính
Sử dụng xe đạp phòng gym hay xe đạp tập là một trong những hình thức rèn luyện tăng cường sức khỏe được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi lúc đạp xe, mọi người cũng có thể gặp một số rắc rối và chấn thương.
Trong đó, chuột rút là một trường hợp rất phổ biến. Chuột rút ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái của người tập và nghiêm trọng hơn là có thể khiến cơ thể suy nhược và khó phục hồi.
Chuột rút là hiện tượng cơ bắp bị thắt chặt, gây ra cơn đau dữ dội đột ngột. Khi khối cơ bắp bị chuột rút, các sợi cơ tự nhiên co lại khiến bạn cảm giác như cơ bị cứng và không thể thư giãn được.
Chuột rút có thể xảy ra với người mới đi xe đạp nói chung và tập xe đạp phòng gym nói riêng. Trong đó, bắp chân và đùi là những bộ phận bị chuột rút phổ biến. Ngoài ra, các vùng vai, cổ, tay và lưng đôi khi cũng có thể gặp vấn đề này.
Tác động của cơn đau do chuột rút sẽ gây trở ngại cho quá trình đạp xe của người tập, làm gián đoạn nhịp đạp và khiến rất khó để phục hồi lại tốc độ ban đầu, thậm chí có thể gây suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tình trạng chuột rút xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nắm được những yếu tố này sẽ giúp bạn tìm ra cách phòng tránh và xử trí nếu gặp phải khi tập luyện cùng xe đạp phòng gym.
Khi tập thể dục bằng xe đạp phòng gym, nhiều người tập luyện quá nhiều trong suốt một khoảng thời gian dài khiến cho cơ bắp phải co giãn liên tục và cơ thể trở nên mệt mỏi, kiệt sức, gây ra hiện tượng chuột rút.
Mất nước cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cơ bắp bị chuột rút. Do nước là phương tiện vận chuyển quan trọng của cơ thể. Khi bị mất nước, cơ thể sẽ không thể tiếp tục duy trì sự cân bằng khoáng chất, dẫn tới làm ảnh hưởng đến hoạt động co và thư giãn của cơ bắp.
Mất cân bằng điện giải
Nếu cơ thể bị mất nước và mất cân bằng điện giải thì bạn cũng có khả năng dễ bị chuột rút. Các chất điện giải có vai trò duy trì cân bằng (nước và khoáng chất) cho cơ thể. Nếu lượng chất điện giải không đủ sẽ khiến nồng độ natri suy giảm và dẫn đến chuột rút.
Chấn thương cũng là lý do khiến cơ thể bị các cơn chuột rút. Một số chấn thương có thể là nguyên nhân gây ra chuột rút như chấn thương tại cổ chân, mắt cá chân, lưng dưới… Các vùng bị thương này gây ảnh hưởng đến các khớp làm khớp bị hạn chế phạm vi di chuyển và tạo ra chuột rút.
Nếu bạn tập luyện cùng một chiếc xe đạp tập gym không phù hợp với chiều cao và thể hình của bản thân, thiết kế yên ngồi bị cứng, quá cao hoặc quá thấp thì cũng sẽ gây trở ngại cho việc lưu thông máu trong cơ thể và gây ra chuột rút. Để lựa chọn cho mình một chiếc xe đạp tập phù hợp, bạn có thể tham khảo ở đây.
Nếu không may bị chuột rút khi dùng xe đạp phòng gym, bạn hãy ghi nhớ những mẹo dưới đây để xử lý kịp thời:
Nếu bị chuột rút khi đang tập luyện với xe đạp phòng gym, người tập sẽ phải chịu đau đớn và nguy cơ bị chấn thương, thậm chí ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Do đó, bạn nên ghi nhớ một số lưu ý sau để phòng tránh:
>> Đọc thêm: Nguyên tắc tập với máy tập xe đạp tại nhà cần tuân thủ
Trên đây là những thông tin cần biết về cách xử lý và phòng tránh chuột rút khi sử dụng xe đạp phòng gym. Bạn có thể tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích khác tại website của Toshiko: toshiko.vn. Nếu có nhu cầu sở hữu xe đạp tập thể dục tại nhà, máy chạy bộ hay ghế massage toàn thân, bạn hãy liên hệ đến Hotline 1900.1891 để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
Copyright 2020 - Niềm tin khách hàng - Giá trị của chúng tôi
Công ty TNHH Toshiko Việt Nam - Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0109158690
Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.Hà Nội
Địa chỉ ĐKKD: Số 104 đường Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội