Motor máy chạy bộ là gì? Vì sao motor máy chạy bộ dễ bị hỏng?

Muốn máy chạy bộ vận hành êm ái, motor máy chạy bộ phải thực sự “khỏe mạnh”. Tuy nhiên, vì nhiều lý do motor của máy chạy lại rất dễ bị gặp sự cố, làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu suất và khả năng vận hành của thiết bị này. Cụ thể, motor của máy chạy bộ là gì? Có những nguyên nhân nào khiến cho motor của máy chạy gặp trục trặc? Hãy để bài viết dưới đây của Toshiko thông tin đến bạn.

Motor máy chạy bộ là gì?

Motor máy chạy bộ là phần động cơ giúp tạo ra chuyển động cho máy chạy bộ. Đây cũng chính là bộ phận quan trọng nhất của mỗi chiếc máy chạy, là “linh hồn” và là yếu tố tạo ra giá trị cho mỗi sản phẩm máy chạy bộ.

Motor máy chạy hoạt động theo cơ chế quay và băng trượt sẽ kéo trượt về phía sau khi máy được kết nối với nguồn điện. Lúc này, người dùng cần chạy về phía trước với vận tốc tương ứng vận tốc trượt của băng kéo.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách điều điều chỉnh độ dốc máy chạy bộ

Motor máy chạy bộ là gì?

Motor máy chạy bộ là gì?

Có những loại motor máy chạy bộ nào?

Máy chạy có nhiều kiểu dáng và có thiết kế khác nhau. Tuy nhiên, đối với motor lại chỉ có 2 loại cơ bản: động cơ motor xoay chiều AC và động cơ motor 1 chiều DC. Trong đó, những chiếc máy chạy bộ có motor nhỏ sẽ chạy được với vận tốc 16km/h và có tải trọng rơi vào khoảng từ 70 đến 90kg. Riêng những mẫu máy chạy có motor lớn hơn, tốc độ có thể đạt tới 22km/h và có tải trọng trên 100kg.

Để hiểu hơn về hai loại motor máy chạy bộ cũng như công dụng, mục đích sử dụng của mỗi loại, bạn có thể đánh giá theo những tiêu chí sau:

 

Động cơ DC Động cơ AC
Dòng điện Motor DC có động cơ điện 1 chiều với cường độ và hướng không thay đổi theo thời gian. Motor AC có động cơ điện xoay chiều với độ lớn và hướng thay đổi theo thời gian.
Công suất tối thiểu
  • Công suất tối thiểu khoảng 2.0 HP.
  • Cấu hình máy chạy tuy thấp nhưng vẫn đảm bảo được sự ổn định.
  • Công suất tối thiểu khoảng 4.0 HP.
  • Có thể hoạt động trong thời gian dài.
Nhu cầu sử dụng Phù hợp để sử dụng cho các cá nhân, hộ gia đình.
  • Phù hợp cho các phòng gym chuyên nghiệp.
  • Phù hợp dùng cho những nơi tập luyện sang trọng, chuyên nghiệp, có quy mô và tần suất sử dụng lớn như khách sạn, resort,….

 

Motor máy chạy xoay chiều thường có hiệu suất hoạt động lớn hơn loại một chiều

Motor máy chạy xoay chiều thường có hiệu suất hoạt động lớn hơn loại một chiều

Gợi ý một số cách chọn máy chạy có loại motor phù hợp với nhu cầu sử dụng

Động cơ hay motor máy chạy bộ chính là yếu tố quyết định rất lớn đến giá thành cũng như công suất hoạt động của mỗi chiếc máy chạy bộ. Do đó, khi dự định tìm mua máy chạy bộ, bạn nhất định không thể bỏ qua điểm quan trọng này.

Nên nhớ, máy chạy bộ sử dụng động cơ DC thường có giá thành thấp hơn so với AC. Lý do là vì động cơ AC chỉ chuyên dùng để lắp đặt cho những chiếc máy chạy có công suất lớn, tối thiểu khoảng 4.0 HP. Những chiếc máy chạy kiểu này thường có thiết kế khung sườn khá lớn và chắc chắn, chủ yếu được sử dụng trong các phòng gym chuyên nghiệp hoặc phòng tập hạng sang tại các khách sạn, resort,… Còn với máy chạy động cơ DC thì khác, máy chạy loại này thường có công suất tối thiểu khoảng 2.0 HP và thường được khuyến khích để sử dụng cho các hộ gia đình hoặc các cá nhân có nhu cầu tập luyện cơ bản.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng máy chạy bộ đơn giản, dễ thực hiện

Nên chọn máy chạy động cơ 1 chiều khi sử dụng trong gia đình

Nên chọn máy chạy động cơ 1 chiều khi sử dụng trong gia đình

Một vài nguyên nhân gây hỏng motor máy chạy bộ

Như đã biết, motor máy chạy bộ là bộ phận quan trọng hàng đầu của mỗi chiếc máy chạy bộ. Đồng nghĩa, nếu phát sinh sự cố hỏng hóc với bộ phận này, khả năng cao máy chạy sẽ không thể vận hành hiệu quả như ban đầu. Nắm rõ các nguyên nhân chính gây hỏng động cơ máy chạy sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa và đưa ra các phương án sửa chữa đối với bộ phận máy quan trọng này:

  • Motor kém chất chất lượng: Đây là một trong những lý do hàng đầu khiến cho máy chạy không thể vận hành hiệu quả, bắt nguồn sâu xa từ việc bạn chọn mua máy chạy bộ không đạt chuẩn, có thể hàng giả, hàng nhái hoặc hàng đã qua sử dụng.
  • Chọn máy chạy có động cơ không phù hợp: Nhiều khách hàng khi đi mua máy chạy bộ không có sự trao đổi kỹ càng với nhân viên bán hàng hoặc do đơn vị bán làm việc thiếu chuyên nghiệp dẫn đến việc chọn sai loại máy chạy bộ, động cơ máy không đủ lực, không thể đáp ứng được các nhu cầu sử dụng khách hàng đưa ra. Từ đó, làm giảm hiệu suất và tuổi thọ của máy.
  • Khai thác máy chạy bộ vượt quá tải trọng cho phép: Nhiều người dùng không có sự cân nhắc kỹ về tần suất sử dụng và trọng lượng của bạn thân, từ đó dẫn đến việc khai thác quá đà và làm làm hỏng máy.
  • Không sử dụng máy chạy bộ trong suốt thời gian dài: Khi không được sử dụng trong thời gian dài, máy chạy bộ rất dễ bị bám bụi hoặc bị côn trùng tấn công, dẫn đến hiện tượng bo mạch bị hỏng hoặc bị đứt dây nối và làm cho toàn bộ động cơ bị ngưng hoạt động.
  • Băng tải bị lệch: Trong trường hợp băng tải máy chạy bị lệch hoặc vòng bi trục quay băng tải bị hỏng, motor máy chạy bộ cũng đồng thời phải gánh chịu những áp lực nặng nề, từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động của máy.
  • Ngoài ra, motor máy chạy cũng có thể bị ảnh hưởng do tác động từ việc dây curoa truyền động bị kéo giãn (chùng xuống) hoặc do quá căng.

Những thông tin chia sẻ từ bài viết này đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về motor máy chạy bộ và những lý do khiến cho bộ phận này dễ phát sinh lỗi hỏng hóc. Hãy lưu ý việc bảo quản và chọn mua máy chạy có động cơ phù hợp, sử dụng và khai thác máy chạy hợp lý để giữ cho chiếc máy chạy của bạn luôn hoạt động ổn định nhất.

Rate this post

08.1888.8866