Lỗi E6 máy chạy bộ là gì? Làm gì khi máy chạy bộ báo lỗi E6?

Máy chạy bộ xuất hiện báo lỗi sẽ không chỉ ảnh hưởng đến việc vận hành máy mà còn cả quá trình tập luyện của người dùng. Thậm chí, khi không kịp thời sửa chữa, khắc phục, sẽ gây ra hỏng máy. Do đó người dùng cần trang bị cho mình kiến thức về những lỗi cơ bản ở máy chạy bộ. Trong bài viết này, Toshiko sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến lỗi E6 máy chạy bộ, một vấn đề khá phổ biến. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục máy chạy bộ bị lỗi E6 dưới đây nhé.

Lỗi E6 máy chạy bộ là gì?

Lỗi E6 hay mã lỗi báo E6 xuất hiện ở nhiều dòng máy chạy bộ phổ biến hiện nay. Dấu hiệu nhận biết là màn hình máy chạy bộ báo lỗi E6 ngay khi khởi động máy và động cơ không hoạt động. Mã lỗi E6 máy chạy bộ thường được cho là liên quan tới board mạch công suất, jack kết nối và khóa từ.

Lỗi E6 máy chạy bộ là gì?

Lỗi E6 máy chạy bộ là gì?

Tại sao máy chạy bộ bị lỗi E6?

Quá trình sử dụng và bảo quản máy chạy bộ cùng với chất lượng linh kiện, thiết bị đều là những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn đến hiện tượng lỗi E6 trên máy chạy bộ:

  • Khi máy chạy bộ đã sử dụng một thời gian phải chịu tác động của các yếu tố độ ẩm, nhiệt độ, bụi bẩn, mặt khác không được tiến hành bảo trì, dẫn đến các jack kết nối bị oxy hóa, không còn tiếp xúc tốt như lúc đầu mà trở nên lỏng lẻo, chập chờn. Các linh kiện trên board mạch cũng xuất hiện hư hỏng cục bộ.
  • Lỗi cũng xảy ra do vấn đề liên quan tới bộ phận cảm biến tốc độ bị hư hỏng, không hoạt động tốt. Bộ phận cảm biến tốc độ thường được gắn ở thành máy hoặc trên động cơ nên có thể bị bụi bẩn hoặc chập cháy và cần được thay thế.
  • Một trường hợp dẫn đến lỗi E06 phổ biến nữa là nguyên nhân đến từ động cơ. Những dòng máy có công suất thấp (từ 1.0 HP đến 1.3 HP) nếu hoạt động chịu tải trọng lớn trong thời gian dài sẽ nhanh chóng bị xuống cấp, linh kiện hư hỏng và dẫn đến xảy ra lỗi.

Tại sao máy chạy bộ bị lỗi E6?

Tại sao máy chạy bộ bị lỗi E6?

Máy chạy bộ báo lỗi E6 cần làm gì để khắc phục?

Mỗi dòng máy chạy bộ sẽ có cách báo lỗi không hoàn toàn giống nhau. Khi phát hiện lỗi, bạn vẫn có thể thực hiện một số thao tác cơ bản trước tiên để tự khắc phục.

Điều cần làm kiểm tra tổng thể máy chạy bộ một lượt, đặc biệt là kiểm tra kỹ động cơ của máy. Đây là bước đầu tiên để bạn xác định vấn đề ở chỗ nào và rút ra phương án khắc phục lỗi một cách nhanh chóng.

Bạn vệ sinh tổng thể máy chạy, từ phần cơ, màn hình điều khiển đến board mạch công suất, kiểm tra các jack kết nối và dây dẫn tín hiệu, ổ cắm, nguồn điện,… Nếu phát hiện sự cố, dây jack lỏng lẻo hay hư hỏng ở các bộ phận bên ngoài, bạn có thể dễ dàng tiến hành sửa chữa, thay thế một cách nhanh chóng.

Kiểm tra toàn diện máy chạy bộ

Kiểm tra toàn diện máy chạy bộ

Nếu các phương pháp tự khắc phục không xử lý được vấn đề, điều này có nghĩa là máy chạy bộ đã cháy hoặc bị hư hỏng sâu trong phần board mạch. Bạn cần liên hệ đến nơi bảo hành hoặc đơn vị sửa chữa có chuyên môn và kinh nghiệm để được trợ giúp sửa chữa, thay thế. 

Hướng dẫn tự bảo dưỡng máy chạy bộ tại nhà đúng cách

Để máy chạy bộ hoạt động tốt, hạn chế gặp tình trạng lỗi, hư hỏng, người dùng chú ý không nên vận hành máy chạy có công suất nhỏ cho bài tập quá dài để tránh nhiệt và áp lực lớn vượt quá sức chịu đựng của động cơ. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng để đảm bảo độ bền cho máy và giúp máy luôn hoạt động hiệu quả.

Lau sạch thiết bị sau khi sử dụng

Trong quá trình chạy bộ, người tập sẽ đổ nhiều mồ hôi và việc mồ hôi rơi xuống máy chạy là không thể tránh khỏi. Sau buổi tập, bạn cần lau khô máy, tráng cho hơi ẩm tích tụ làm rỉ sét các bộ phận kim loại của máy và tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển.

Dùng thảm lót dưới máy chạy bộ

Tấm thảm lót phía dưới máy chạy bộ có vai trò bảo vệ khu vực xung quanh máy, giữ cho sàn không bị hư hỏng bởi áp lực khi thiết bị hoạt động và giúp giảm tiếng ồn trong quá trình tập luyện. 

Tấm lót này cũng giúp bụi bẩn (và lông thú cưng) không bị tích tụ trên máy chạy, bạn dễ dàng hút bụi ở khu vực sàn xung quanh máy.

Dùng tấm lót dưới máy chạy bộ

Dùng tấm lót dưới máy chạy bộ

Chỉnh đai máy chạy bộ không bị lệch

Chú ý điều chỉnh đai máy chạy bộ đặt đúng chuẩn sẽ không chỉ đảm bảo an toàn cho người tập, máy hoạt động ổn định, mà còn giúp tăng độ bền cho máy. Nếu nhận thấy băng tải di chuyển chậm và bạn không tăng giảm được tốc độ như ý muốn và bản thân cảm giác như bị trượt thì đây chính là dấu hiệu dây đai bị lệch và cần căn chỉnh lại. 

Thường xuyên bôi trơn máy chạy

Tra dầu bôi trơn là việc bảo dưỡng máy chạy bộ quan trọng nhất. Khi máy được tra dầu thường xuyên, ván chạy không bị mòn, băng tải mềm, không bị chai cứng và động cơ sẽ hoạt động êm ái, mượt mà.

Bạn có thể nghiên cứu cách tra dầu bôi trơn máy chạy bộ từ sách hướng dẫn đi kèm của nhà sản xuất. Trong quá trình bôi trơn này, bạn bôi chất bôi trơn gốc silicon (hoặc parafin) vào mặt dưới dây đai máy chạy, nhất là tại khu vực chân tiếp xúc nhiều.

Việc tra dầu bôi trơn máy chạy bộ nên được thực hiện ít nhất 6 tháng một lần. Ngoài ra, tùy tần suất, cường độ sử dụng máy và loại chất bôi trơn sử dụng, bạn cần thực hiện bôi trơn máy chạy bộ thường xuyên hơn.

Kết luận

Lỗi E6 máy chạy bộ là một lỗi cơ bản mà các dòng máy chạy bộ hiện nay rất dễ gặp phải. Bạn cần thường xuyên vệ sinh, kiểm tra và bảo trì máy để máy chạy luôn hoạt động tốt và ổn định, tránh gặp phải lỗi này.

Ngoài ra, nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến máy chạy bộ, hãy gọi ngay đến hotline 1900.1891 của Toshiko để được tư vấn, giải đáp nhanh chóng nhé!

>> Đọc thêm: Tìm hiểu Lỗi e02 máy chạy bộ – Nguyên nhân và cách khắc phục đúng chuẩn

Rate this post

08.1888.8866