Yoga Tây tạng – Bí quyết giữ gìn sự tươi trẻ, sức khỏe và sinh lực

Yoga Tây tạng là bài tập Yoga bạn nên thử một lần nếu bạn là một tín đồ của Yoga. Đây là một bí quyết Mật Tông của các Lạt Ma Tây Tạng, giúp duy trì sự tươi trẻ, sức khỏe và mang đến nguồn sinh lực vô tận cho con người. Mời bạn tham khảo thông tin trong bài viết của Toshiko để hiểu rõ hơn về phương pháp tập Yoga này nhé.

Yoga Tây Tạng là gì?

Yoga Tây Tạng còn được gọi là Yoga suối nguồn tươi trẻ (The Fountain of Youth) với 5 động tác hay còn gọi là Thức, kết hợp với thiền (hơi thở) để đưa 7 luân xa trở về tốc độ bình thường và đồng đều với nhau. Bài tập này đã có từ hơn 2500 năm trước, do các Lạt ma Tây Tạng và các nhà lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng sáng tạo ra.

Yoga Tây Tạng

Bảy luân xa của con người chính là 7 trung tâm năng lực của, là những điện trường cực mạnh, mỗi luân xa tập trung vào một trong số 7 tuyến nội tiết của cơ thể, kích thích sản xuất ra hormon để điều hành các cơ quan nội tạng đồng thời cải thiện quá trình lão hóa.

Bảy luân xa cụ thể bao gồm:  luân xa 1- tuyến sinh dục, luân xa 2 – tuyến tụy ở vùng bụng, luân xa 3 – tuyến thượng thận trong vùng dây thần kinh bụng, luân xa 4 – tuyến ức ở vùng ngực, luân xa 5 – tuyến giáp trạng ở cổ, luân xa 6 – tuyến tùng tại đáy sau của não, luân xa 7 – tuyến yên ở đáy trước của não.

Yoga Suối nguồn tươi trẻ gồm 5 thức là 5 động tác yoga rất đơn giản, kết hợp với thiền (hơi thở) để đưa 7 luân xa trở về tốc độ bình thường và đồng đều với nhau

Yoga Tây Tạng có công dụng gì?

Không phải tự nhiên mà Yoga Tây Tạng lại được nhiều người theo đuổi như vậy. Nguyên nhân là bởi phương pháp tập Yoga này mang đến nhiều công dụng tuyệt vời dưới đây.

Yoga Tây Tạng mang lại sức khỏe và sự trẻ trung

  • Yoga Tây Tạng giúp cho các luân xa trong cơ thể hoạt động bình thường, từ đó giúp cho cơ thể tràn đầy sinh lực
  • Mang đến tinh thần minh mẫn, an nhiên và thư thái
  • Nâng cao sức khỏe, hạn chế ốm vặt.
  • Mang lại vóc dáng trẻ trung, săn chắc.
  • Hỗ trợ giảm cân, giữ dáng.
  • Cải thiện và tăng cường lưu thông mái
  • Làm chậm quá trình lão hóa da, giúp da luôn tươi trẻ, hồng hào, ít nếp nhăn.
  • Bài tập có vận dụng các kiến thức để giúp thở sâu hơn, giúp lượng oxy đi vào nhiều hơn nên có lợi cho hệ tim mạch, hô hấp.

>> Đọc thêm: Các tư thế yoga nâng cao được nhiều yogi chinh phục nhất

Cách thực hiện 5 thức của Yoga Tây Tạng

Để thực hiện được 5 thức của Yoga Tây Tạng, đòi hỏi bạn cần có sự kiên trì, tập luyện nghiêm túc thì mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Theo các tài liệu chỉ dẫn, 5 thức của Yoga Tây Tạng được thực hiện cụ thể như sau:

Thức 1: Tư thế đứng xoay vòng

Mục đích của thức 1 là tăng tốc các trung tâm năng lượng bên trong cơ thể

Thức 1

  • Bước 1: Hai chân đứng rộng bằng vai, hai tay dang ngang vai, lòng bàn tay úp xuống. Bắt đầu xoay tròn theo chiều từ trái qua phải, tức là chiều thuận với chiều kim đồng hồ. Để giảm cảm giác chóng mặt, bạn nên tập trung vào một điểm ở phía trước, xoay người chậm bằng cách dịch chuyển chân với những bước nhỏ, thở sâu.
  • Bước 2: Khi mới tập, bạn chỉ nên thực hiện 5 vòng rồi sau đó cứ mỗi tuần lại tăng thêm 2 vòng cho đến khi đạt 21 vòng thì cố định.
  • Bước 3: Chắp hai tay lại rồi đưa từ từ đưa lên quá đầu. Khi bắt đầu thở ra thì hai tay tách ra rồi hạ xuống từ từ theo chuyển động vòng tròn. Khi thực hiện động tác này, bạn sẽ cảm nhận năng lượng đi vào cùng hơi thở hít vào. Khi thở ra hơi cong đầu gối, thả lỏng và trở lại vị trí thư giãn. Sau bài tập nên hít thở sâu 3 lần để cơ thể tổng hợp năng lượng.

Thức 2: Nâng chân lên cao

Khi thực hiện thức 2, điều quan trọng mà bạn cần luyện tập được là hít thở sâu và nhịp nhàng. Mục đích của bài tập là kích thích vùng họng và vùng sinh dục của cơ thể.

Thức 2

  • Bước 1: Nằm ngửa ra thảm tập Yoga, hai tay duỗi hai bên, lòng bàn tay úp xuống thảm, hai chân duỗi thẳng gối, cách nhau 20 cm.
  • Bước 2: Hít vào và nâng đầu lên khỏi sàn sao cho cằm gần chạm ngực, mắt nhìn về trước sau đó đưa từ từ 2 chân lên 90 độ, giữ 5 giây cho mỗi lần.
  • Bước 3: Thở ra từ từ đồng thời hạ chân về tư thế ban đầu, phần đầu cũng hạ xuống thảm. Thực hiện mỗi động tác dần từ 5 lần đến cố định 21 lần.

Thức 3: Thư giãn cổ và lưng

Mục đích của thức 3 trong Yoga Tây Tạng là giúp cột sống thêm dẻo dai, vùng mông và vùng ngực trở nên săn chắc. Trong bài tập này, điều quan trọng mà bạn cần lưu ý là phải hít thở sâu và nhịp nhàng, nếu muốn tập trung hơn bạn cũng có thể nhắm mắt lại để thực hiện.

Thức 3

  • Bước 1: Quỳ trên thảm, hai gối mở rộng bằng hông, nhón 10 đầu ngón chân của mình lên, hai tay ép sát vào hai bên đùi, đầu cúi xuống rồi hạ cằm chạm vào ngực.
  • Bước 2: Hít vào, ngửa đầu ra đằng sau càng xa càng tốt đồng thời uốn cong lưng về phía trước.
  • Bước 3: Thở ra, hai tay để sau hông đẩy lồng ngực lên, ngửa ra sau, kéo căng phần bụng cứ như vậy hít vào, về tư thế ban đầu.

Thức 4: Tư thế chiếc bàn

Yêu cầu của thức 4 trong Yoga Tây Tạng là hơi thở nhịp nhàng, tay và gót chân giữ nguyên một vị trí trong toàn bộ quá trình tập.

Thức 4

  • Bước 1: Ngồi trên thảm và duỗi thẳng 2 chân về trước, 2 bàn chân mở rộng bằng hông.
  • Bước 2: Tay thẳng từ trên vai xuống 2 bàn tay hướng về trước lưng thẳng.
  • Bước 3: Bắt đầu hạ cằm chạm ngực và tì 2 lực vào 2 bàn tay và nâng lên hai bàn chân hạ xuống thảm đồng thời đẩy hông lên, giữ cơ thể song song với mặt sàn, giữ và đếm 5 nhịp thở và hít thở sâu.
  • Bước 4: Thở ra, nhón gót chân và đẩy về tư thế ngồi ban đầu. Lặp lại động tác này 21 lần để 2 cánh tay khỏe hơn.

Thức 5: Động tác con mèo (tư thế chữ V ngược)

Mục đích của thức 4 Yoga Suối nguồn tươi trẻ là giúp cho đùi và hai cánh tay trở nên săn chắc và khỏe hơn, cột sống dẻo dai hơn.

Thức 5

  • Bước 1: Hai tay chống phía trước, mặt ngẩng, chân duỗi rộng
  • Bước 2: Đẩy thẳng chân, ép vai sâu xuống cằm chạm ngực
  • Bước 3: Chuyển dần thành tư thế chữ V ngược, 2 bàn chân chạm thảm và cách nhau một khoảng bằng hông. Hít sâu và đẩy người về trước. Trở lại tư thế ban đầu, lặp lại thức này 21 lần để đạt hiệu quả.

Một số lưu ý cần biết khi tập Yoga Tây Tạng

Để tập luyện đúng kỹ thuật các thức trong Yoga Tây Tạng, bạn nên tập luyện với sự hướng dẫn của giáo viên Yoga chuyên nghiệp. Khi mới tập, bạn nên tập từ từ, cường độ vừa phải để cơ thể làm quen dần dần. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây.

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập Yoga Tây Tạng nếu có vấn đề về sức khỏe

  • Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi luyện tập nếu bạn đang gặp các vấn đề về tim mạch, hô hấp để đảm bảo an toàn.
  • Nếu bạn đang gặp phải một số vấn đề khiến cho cơ thể không thể giữ thăng bằng như bệnh bệnh đa xơ cứng hoặc các rối loạn thực vật như bệnh Parkinson thì không nên lựa chọn bài tập này.
  • Nếu bạn là người dễ bị chóng mặt thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi luyện tập vì một số động tác trong bài tập có thể làm cho bạn chóng mặt, buồn nôn.
  • Phụ nữ đang mang thai không nên luyện tập bài tập này.
  • Nếu bạn mới trải qua phẫu thuật trong vòng 6 tháng thì không nên luyện tập để tránh ảnh hưởng đến vết thương và gây ra biến chứng nguy hiểm.
  • Thời gian luyện tập thích hợp nhất là vào buổi sáng, tuy nhiên, nếu công việc không cho phép thì bạn có thể tập vào bất kỳ thời gian nào bạn cảm thấy phù hợp, thậm chí bạn có thể chia làm 2 lần tập sáng 11 lần, chiều 10 lần.
  • Không ăn no trước mỗi buổi tập và không dùng đồ uống có cồn sẽ gây ra cảm giác buồn nôn, chóng mặt khi tập.

Kết luận

Yoga Tây Tạng là bí quyết Mật Tông Tây Tạng, mang đến nhiều lợi ích đối với người tập, đặc biệt là mang lại sự tươi trẻ, sức khỏe và sinh lực. Nếu có điều kiện và đam mê thì bạn nên thử những bài tập này để giúp cơ thể mình thêm khỏe mạnh và trẻ trung hơn.

Rate this post

08.1888.8866