Uống kẽm buổi sáng hay tối để cải thiện miễn dịch tốt nhất?

Khi mà tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp thì việc bổ sung các chất dinh dưỡng là cần thiết để nâng cao hệ miễn dịch, phòng chống virus xâm nhập. Trong đó, kẽm cũng là một dưỡng chất quan trọng. Vậy lợi ích của kẽm với cơ thể là gì và uống kẽm buổi sáng hay tối để đạt hiệu quả tốt nhất? Toshiko mời bạn theo dõi bài viết dưới đây!

Lợi ích việc bổ sung kẽm

Kẽm rất quan trọng đối với nhiều khía cạnh của sức khỏe và mang đến nhiều lợi ích khác nhau như:

Cải thiện miễn dịch

Nhiều loại thuốc không kê đơn có chứa thành phần kẽm nhờ vào khả năng tăng cường chức năng miễn dịch và chống viêm. Theo đánh giá của 18 nghiên cứu tác dụng của kẽm đối với cảm lạnh thông thường, việc dùng kẽm trong vòng 24 giờ đầu tiên xuất hiện bệnh làm giảm thời gian của các triệu chứng cảm trung bình khoảng 1 ngày.

Uống kẽm buổi sáng hay tối-1

Một nghiên cứu ở 50 người lớn tuổi cho thấy dùng 45mg kẽm gluconate trong 1 năm đã làm giảm một số dấu hiệu viêm và giảm tần suất nhiễm trùng. Kẽm có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm và bảo vệ chống lại các tình trạng mãn tính, như bệnh tim, ung thư và tiểu đường.

Trị mụn

Việc bổ sung kẽm thường được sử dụng để tăng cường sức khỏe của da và điều trị các tình trạng da phổ biến như mụn trứng cá. Kẽm sulfat đã được chứng minh có khả năng làm giảm các triệu chứng của mụn trứng cá.

Một nghiên cứu kéo dài 3 tháng ở 332 người cho thấy dùng 30 mg kẽm nguyên tố có hiệu quả trong điều trị viêm mụn trứng cá.

Việc bổ sung kẽm cũng thường được ưa chuộng hơn các phương pháp điều trị mụn khác vì ít tốn kém, hiệu quả và hạn chế được tác dụng phụ.

Giúp kiểm soát đường huyết

Kẽm được biết đến với vai trò kiểm soát lượng đường trong máu và bài tiết insulin. Insulin là hormone chịu trách nhiệm vận chuyển đường từ máu đến các mô. Một số nghiên cứu cho thấy kẽm có thể giúp giữ lượng đường trong máu ổn định và cải thiện độ nhạy cảm của cơ thể với insulin.

Một đánh giá báo cáo rằng việc bổ sung kẽm có hiệu quả trong việc tăng cường kiểm soát lượng đường trong máu ngắn hạn và dài hạn ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu khác cho thấy kẽm có thể giúp giảm kháng insulin, giúp cải thiện khả năng sử dụng insulin hiệu quả của cơ thể bạn để duy trì lượng đường trong máu bình thường.

Tốt cho tim mạch

Bệnh tim là vấn đề nghiêm trọng chiếm khoảng 33% số ca tử vong trên toàn thế giới. Một số nghiên cứu cho thấy dùng kẽm có thể cải thiện một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, thậm chí có thể làm giảm mức triglyceride và cholesterol.

Lợi ích của kẽm

Một đánh giá của 24 nghiên cứu cho thấy rằng các thực phẩm bổ sung kẽm giúp giảm mức cholesterol LDL và triglyceride trong máu hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim.

Ngoài ra, một nghiên cứu ở 40 phụ nữ trẻ cho thấy lượng tiêu thụ kẽm cao có khả năng làm mức huyết áp tâm thu thấp hơn. Nồng độ kẽm trong huyết thanh thấp có thể liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá tác dụng của các thực phẩm bổ sung kẽm đối với huyết áp còn hạn chế, vì thế cần được nghiên cứu nhiều hơn.

Ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng

Thoái hóa điểm vàng là một bệnh về mắt phổ biến và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực trên toàn cầu. Việc bổ sung kẽm thường được sử dụng để làm chậm sự tiến triển của thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD) và giúp bảo vệ chống mất thị lực, mù lòa.

Nghiên cứu ở 72 người bị AMD cho thấy dùng 50mg kẽm sulfat mỗi ngày trong 3 tháng làm chậm sự tiến triển của bệnh. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung kẽm đơn độc không tạo ra sự cải thiện đáng kể về thị lực, bạn nên kết hợp thực phẩm bổ sung kẽm với các lựa chọn điều trị khác để nâng cao hiệu quả.

Vậy uống kẽm khi nào là tốt nhất? Mời bạn tiếp tục tìm hiểu!

>>> Đọc thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người giảm cân hiệu quả nhất

Nhu cầu bổ sung kẽm của cơ thể

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, cơ thể cần bổ sung kẽm mỗi ngày theo lượng như sau:

  • Trẻ sơ sinh 0–6 tháng tuổi: 2mg/ngày
  • Trẻ sơ sinh 7–12 tháng tuổi: 3mg/ngày
  • Trẻ em 1–3 tuổi: 3mg/ngày
  • Trẻ em 4–8 tuổi: 5mg/ngày
  • Trẻ em 9–13 tuổi: 8mg/ngày
  • Trẻ từ 14-18 tuổi: nam 11mg/ngày; nữ 9mg/ngày
  • Người trên 19 tuổi: nam 11mg/ngày, nữ 8mg/ngày
  • Phụ nữ có thai: 11–12mg/ngày
  • Phụ nữ đang cho con bú: 12–13mg/ngày

Nhu cầu bổ sung kẽm của cơ thể

Mỗi người nên ăn uống kẽm đúng cách từ các nguồn đa dạng như:

  • Thức ăn

Hàu, bào ngư, tôm, cua… và các loại hải sản khác là nguồn bổ sung kẽm dồi dào nhất; tiếp theo là thịt đỏ, thịt gia cầm, đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa. Chúng cung cấp khoảng 5mg kẽm mỗi ngày.

  • Viên kẽm, ống kẽm

Thuốc kẽm và một số thực phẩm chức năng chứa các dạng muối của kẽm (kẽm gluconate, kẽm sulfate, kẽm acetat). Với bà mẹ mang thai, trẻ nhỏ đang tuổi phát triển và dậy thì, người lớn ốm bệnh lâu ngày, dinh dưỡng kém, lớn tuổi, vận động viên thì thực phẩm không đủ cung cấp lượng kẽm đầy đủ, bổ sung từ viên kẽm là cần thiết.

  • Các nguồn khác

Kẽm cũng có mặt trong loại sản phẩm có tên là vi lượng đồng căn hay một vài thuốc kẽm xịt mũi. Tuy nhiên, chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, tránh dùng dài ngày có thể gây mất khứu giác.

>>> Xem thêm: Ăn sáng bằng gì để giảm cân hiệu quả nhất?

Uống kẽm buổi sáng hay tối để cải thiện miễn dịch tốt nhất?

Nên bổ sung kẽm vào thời gian nào trong ngày để mang lại nhiều lợi ích nhất cho cơ thể là điều mà nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số thông tin chia sẻ về vấn đề này:

Uống kẽm buổi sáng hay tối?

Có nên uống kẽm vào buổi tối? Vấn đề cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày được rất nhiều mẹ quan tâm. Không chỉ trẻ nhỏ, kẽm uống lúc nào đối với người lớn cũng quan trọng không kém.

Uống kẽm khi bụng đói có thể gây rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, bạn nên bổ sung kẽm 1 giờ trước khi ăn trưa và ăn tối hoặc 2 giờ sau ba bữa ăn sáng, trưa và tối. Bên cạnh đó, những người bị đau dạ dày hãy uống kẽm trong bữa ăn.

Ngoài việc uống kẽm vào lúc nào, Toshiko cũng mách nhỏ cho bạn một cách sử dụng vitamin hợp lý là: có thể uống sắt trước khi ăn sáng 15-30 phút, khi bụng còn đói; sau ăn sáng 2 tiếng uống canxi và magie; sau ăn trưa 1- 2 tiếng sử dụng kẽm cùng với vitamin C. Không nên sử dụng vitamin C sau 17h vì có thể khiến bạn mất ngủ vào buổi tối.

Bên cạnh những lưu ý uống kẽm đúng cách và uống kẽm vào thời gian nào trong ngày, thầy thuốc cũng sẽ lưu ý thêm cho bạn nếu có vấn đề sức khỏe đặc biệt khác. Và dù đã sử dụng thuốc kẽm hay viên uống bổ sung kẽm thì vẫn cần ăn uống đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm để nhận được dinh dưỡng toàn diện.

Uống kẽm buổi sáng hay tối-2

Khi kết hợp với thuốc khác

Kẽm nên uống vào lúc nào là quan trọng nhưng khi muốn bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất cùng một lúc với kẽm bạn cũng cần quan tâm đến sự tương tác giữa các chất với nhau có thể giảm hấp thu. Vì vậy, để uống kẽm đúng cách, bạn cần lưu ý đặc biệt nếu có ý định bổ sung thêm cả canxi, sắt, magie: Uống kẽm cách xa cách thuốc chứa canxi, sắt, magie, đồng khoảng 2-3 tiếng vì những chất này có thể cạnh tranh hấp thu với kẽm tại ruột, làm giảm hấp thu kẽm.

Kháng sinh tetracyclin, ciprofloxacin cũng giảm hấp thu kẽm nếu dùng chung.

Ngược lại, cũng có những sự kết hợp giúp làm tăng hấp thu và nâng cao hiệu quả của thuốc kẽm. Chẳng hạn như kẽm kết hợp với vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển cơ thể mạnh mẽ hơn.

Kẽm nên uống khi nào? Nếu không chắc chắn những sản phẩm bạn đang sử dụng có thể xảy ra tương tác gì với nhau, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ/dược sĩ trước khi dùng.

>>> Đọc thêm: Uống sữa tươi có đường có tăng cân không?

Kết luận

Như vậy, Toshiko đã giúp bạn giải đáp câu hỏi uống kẽm vào lúc nào trong ngày, uống kẽm buổi sáng hay tối để cải thiện hệ miễn dịch tốt nhất. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung bất cứ một loại chất nào để đảm bảo sức khỏe và phù hợp với cơ địa của mình nhé!

Rate this post

08.1888.8866

btn