Thuốc giảm đau lưng nên dùng loại nào là hiệu quả, an toàn?

Sử dụng thuốc giảm đau lưng là một trong những giải pháp để giảm thiểu các cơn đau nhức lưng, giúp việc di chuyển, vận động của bạn trở nên dễ dàng, không bị cản trở. Vậy có những loại thuốc giảm đau nào có thể sử dụng, đặc điểm của từng loại ra sao? Bài viết của Toshiko sẽ có đáp án dành cho bạn.

Nên chọn thuốc giảm đau lưng loại nào?

Tình trạng đau lưng vừa gây đau nhức, khó chịu lại vừa cản trở việc vận động, sinh hoạt, làm việc của người bệnh. Lúc này, thuốc giảm đau lưng được lựa chọn để giảm bớt các cơn đau, tạo sự thoải mái cho cơ thể.

Đau lưng

Hiện nay, có rất nhiều thuốc có công dụng giảm đau lưng, mỗi loại sẽ mang đến những hiệu quả riêng. Đặc biệt là thuốc có thể phù hợp với người này nhưng lại không thể hợp với người khác. Tùy theo nguyên nhân đau lưng mà loại thuốc được sử dụng cũng sẽ khác, bạn nên tham khảo kỹ thông tin về từng loại thuốc giảm đau để sử dụng cho đúng cách, tránh những nguy hại cho sức khỏe.

Thuốc giảm đau thông thường

Đây là loại thuốc giảm đau lưng được sử dụng phổ biến nhất, bạn có thể mua thuốc tại các hiệu thuốc tây mà không cần phải kê đơn. Loại thuốc giảm đau này phù hợp để dùng cho những người bị đau lưng do vận động quá mức, người bị bệnh xương khớp ở mức độ nhẹ. Nhìn chung thì thuốc giảm đau thông thường có tính an toàn hơn so với các loại thuốc giảm đau khác.

Thuốc giảm đau được dùng phổ biến hàng dầu trên thị trường hiện nay là Acetaminophen (Paracetamol). Thuốc không gây kích ứng với hệ tiêu hóa, ít tác dụng phụ nhưng cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho một số đối tượng như: người mắc bệnh suy thận, bệnh về gan…

Thuốc kháng viêm không Steroid  (NSAID)

Nếu các loại thuốc giảm đau lưng thông thường không giúp giảm bớt được cơn đau thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID). Thuốc có thể được dùng bằng cách bôi hoặc tiêm theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc kháng viêm không steroid

Công dụng của thuốc kháng viêm không Steroid là giảm đau, kháng viêm, hạn chế tình trạng sưng đau ở vết thương. Hạn chế của thuốc kháng viêm không Steroid là có thể kích thích mạnh đến cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn máu và đường tiết niệu. Do đó, những bệnh nhân có bệnh về đường tiêu hóa thì nên thông báo cho bác sĩ để nhận được chỉ định phù hợp.

Một số loại thuốc kháng viêm không Steroid phổ biến hiện nay có thể kể đến như: Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen. Đây là những loại thuốc NSAID không kê toa, nếu cơn đau không thuyên giảm thì bạn có thể dùng sang các loại NSAID kê đơn.

Thuốc giảm đau lưng Opioids (Thuốc giảm đau gây nghiện)

Thuốc giảm đau gây nghiện được sử dụng trong trường hợp thuốc giảm đau thông thường và thuốc kháng viêm không Steroid không mang lại kết quả như mong muốn. Do thuốc Opioids có khả năng gây nghiện nên chúng chỉ được sử dụng trong điều trị ngắn hạn.

Một số loại thuốc giảm đau gây nghiện có thể kể đến như: Morphin, Pethidin, Codein… Những loại thuốc giảm đau này bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng. Bên cạnh đó, do thuốc không có tác dụng tốt đối với các cơn đau mãn tính nên thường được dùng cho các trường hợp đau lưng ngắn hạn do các nguyên nhân như tai nạn, chấn thương.

Thuốc giãn cơ

Thuốc giãn cơ được chỉ định khi thuốc giảm đau thông thường và thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID) không làm giảm bớt được các cơn đau lưng. Thuốc giãn cơ sẽ giúp giảm tình trạng co thắt bắp cơ, từ đó làm giảm bớt cơn đau lưng. Thuốc giãn cơ thường được sử dụng cho những bệnh nhân bị đau lưng do chấn thương cấp tính do mang vác vật nặng, chơi thể thao…

Thuốc giãn cơ có thể được sử dụng như thuốc giảm đau lưng

Một số loại thuốc giãn cơ được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như: Xyclobenzaprine, Baclofen, Carisoprodol, Tizanidine…. Tác dụng phụ của thuốc là gây buồn ngủ, chóng mặt. Bởi vậy, nếu bạn đang lái xe hoặc vận hành máy móc thì không nên sử dụng loại thuốc này sẽ rất nguy hiểm.

Thuốc giảm đau lưng: Corticosteroid

Corticosteroid cũng có tác dụng kháng viêm và giảm đau giống với thuốc kháng viêm không steroid. Thuốc giúp ức chế quá trình miễn dịch của cơ thể, làm giảm tình trạng sưng, đau nhức lưng.

Thuốc Corticosteroid thường được dùng cho bệnh nhân bị đau lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng, do thoát vị đĩa đệm hoặc do một số bệnh lý mãn tính gây nên…Thuốc có thể sử dụng theo cả hai đường uống và đường tiêm tùy theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như suy giảm miễn dịch, tổn thương nội tạng nên cần thận trọng khi dùng. 

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm được dùng để điều trị các vấn đề về thần kinh nhưng cũng có thể được dùng để làm thuốc giảm đau lưng. Thuốc có tác dụng làm gián đoạn tín hiệu từ vùng cơ bị tổn thương lên hệ thần kinh trung ương, do đó có thể giúp người bệnh không có cảm giác đau đớn.

Thuốc chống trầm cảm dùng để điều trị đau lưng thường là Duloxetine. Thuốc cũng có thể điều trị các cơn đau do viêm khớp mãn tính, đau xơ cơ.

Vitamin tốt cho thần kinh

Nếu bị đau lưng, bạn cũng có thể bổ sung một số loại vitamin tốt cho hệ thần kinh như vitamin nhóm B: B1, B6, vitamin B12. Các loại vitamin này có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh máu huyết, chuyển hóa năng lượng tốt hơn cho xương khớp.

>> Đọc thêm: Bí kíp massage cột sống giúp giảm đau nhanh chóng

Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau lưng

Thuốc giảm đau lưng mang đến công dụng giảm đau hữu hiệu, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, không bị khó chịu bởi những cơn đau. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau cho lưng cần hết sức cẩn thận để tránh gây nguy hại cho sức khỏe. Dưới đây là một số vấn đề bạn nên lưu ý.

Thăm khám bác sĩ

  • Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn. Dựa trên thăm khám và những chẩn đoán ban đầu, bác sĩ sẽ cân nhắc cho bạn loại thuốc phù hợp nhất.
  • Thuốc giảm đau chỉ có tác dụng làm giảm thiểu các triệu chứng đau nhức, với những trường hợp bị đau lưng do bệnh lý mãn tính thì cần kết hợp điều trị bệnh lý thì tình trạng đau lưng mới thuyên giảm.
  • Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, do đó bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ và cân nhắc trước khi sử dụng, như vậy bạn mới có thể kiểm soát được những rủi ro có thể xảy ra.
  • Trong một số trường hợp, nếu sử dụng thuốc giảm đau không có hiệu quả, kèm theo đó là một số biểu hiện dưới đây thì bạn nên đến gặp bác sĩ để cấp cứu ngay lập tức:
  1. Tê ngứa xung quanh bộ phận sinh dục
  2. Khó đi tiểu, mất kiểm soát bàng quang và ruột
  3. Đau ngực
  4. Sốt
  5. Giảm cân không chủ ý
  6. Sưng, biến dạng vùng lưng
  7. Cơn đau không thuyên giảm khi nghỉ ngơi
  8. Mức độ đau nặng, đau hơn khi ho, hắt hơi, đi vệ sinh
  9. Cơn đau xuất phát từ đỉnh lưng, giữa vai…

Bạn có thể tham khảo thêm và sử dụng một chiếc ghế massage có thể là một giải pháp hữu ích để giảm căng thẳng và đem lại sự thoải mái cho vùng lưng của bạn…

Kết luận

Bài viết trên của Toshiko đã cung cấp đến bạn một số thông tin về các loại thuốc giảm đau lưng được sử dụng phổ biến hiện nay. Nhìn chung, đây chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo, bạn cần đến thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân đau lưng, từ đó có những chỉ định điều trị phù hợp.

Rate this post

08.1888.8866