Rau má có tác dụng gì? rau má không chỉ làm thức ăn, rau má mà còn là nguồn dược liệu quý giúp điều trị nhiều bệnh. Cách chế biến rất đơn giản, có thể ăn rau sống, xay nhuyễn vắt lấy nước uống hoặc nấu canh. Dưới đây là những công dụng của rau má mà bạn nên biết.
Rau má có tác dụng gì
Nguồn gốc và đặc điểm của rau má
Nguồn gốc
Rau má thuộc loại cây thân thảo, có nguồn gốc từ các đảo Thái Bình Dương, nước Úc, New Guinea, Melanesia, Malesia và các nước ở khu vực châu Á.
Rau má không chỉ là một loại rau được sử dụng hằng ngày mà còn được dùng phổ biến trong y học cổ truyền Trung Hoa và y học Ayurveda. Chẳng hạn:
Võ sư môn Thái cực quyền là Lý Thanh Vân đã sử dụng một số loại thảo dược Trung Hoa (trong đó có rau má) nên đã sống thọ đến 256 tuổi.
Người dân Ấn Độ gọi rau má là Brahmi- nghĩa là một loại thảo dược giúp con người có thể hòa hợp với tâm thức vũ trụ.
Ngoài ra, rau má còn thường xuyên xuất hiện trong thực đơn của các nhà thông thái, vị thiền sư.
Để trả lời cho câu hỏi Rau má có tác dụng gì? bạn có thể đọc qua thành phần dinh dưỡng của rau má. Theo đó, các thành phần dinh dưỡng có trong rau má sẽ khác nhau tùy thuộc vào mùa thu hoạch và khu vực trồng trọt, nhưng cơ bản vẫn chứa các dưỡng chất sau: vitamins B1, B2, B3, C, K, hợp chất beta carotene, saccharide, flavonol, sterol, saponin, alkaloid và nhiều chất khoáng (phốt pho, kali, canxi, sắt, magiê,…),….
Trung bình, cứ trong 100g chiết xuất rau má thường chứa:
88,2g nước
3,2g đạm
1,8g tinh bột
4,5g chất xơ
3,7mg vitamin C
0,15mg vitamin B1
Và còn các chất như: 3,1mg sắt; 2,29mg canxi; 2mg phốt pho; 1,3mg beta carotene,….
Rau má có tác dụng gì?
Chữa các bệnh về đường tiêu hóa
Hoạt tính chống viêm nhiễm và chống oxy hóa của lá rau má có tác dụng rõ rệt trong việc cải thiện sức khỏe của ruột và đại tràng.
Rau má cũng giúp cải thiện đáng kể tình trạng táo bón ở cả người lớn và trẻ em.
Hỗ trợ hệ tuần hoàn
Chiết xuất rau má giúp cường hóa thành mạch máu và mao mạch, ngăn ngừa xuất huyết và tối ưu hóa hệ tuần hoàn.
Rau má còn giúp kích thích lưu thông máu, tăng oxy hóa trong các bộ phận cơ thể và các cơ quan nội tạng quan trọng. Từ đó, các bộ phận và cơ quan nội tạng này hoạt động hiệu quả.
Bạn có thể tham khảo và chọn loại ghế massage phù hợp. Thông qua việc áp dụng áp lực và xoa bóp nhẹ nhàng lên các điểm cơ bản trên cơ thể, ghế massage kích thích sự lưu thông của máu và dịch trong cơ bắp và mô. Điều này giúp tăng cường việc cung cấp dưỡng chất và oxy đến các tế bào, đồng thời loại bỏ các chất thải và độc tố.
Xem thêm: Ghế massage toàn thân Toshiko® giá rẻ, uy tín Số 1 Việt Nam
Thanh lọc cơ thể
Rau má có thể kích thích cơ thể thải ra các độc tố, muối, nước và thậm chí là chất béo dư thừa trong cơ thể qua đường tiểu. Quá trình này giúp giảm bớt áp lực đối với thận và nhìn chung giúp thải độc tố nhanh chóng, đồng thời vẫn giữ cơ thể khỏe mạnh và cân bằng dịch.
Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tĩnh mạch
Đối với người có tiền sử bệnh liên quan đến tĩnh mạch như bệnh suy tĩnh mạch thường gặp, thì rau má giúp giảm sưng và tăng cường máu huyết lưu thông.
Theo kết quả nghiên cứu trên Angiology vào năm 2001 cho thấy rằng: các đối tượng bị tăng huyết áp tĩnh mạch hầu như đều giảm bớt các triệu chứng vốn có của bệnh, như giảm sưng tấy, giảm phù mắt cá chân, chuột rút, đau nhức và mệt mỏi khi sử dụng rau má và được theo dõi liên tục trong suốt 4 tuần. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu này còn ghi nhận cứ dùng 180mg rau má mỗi ngày sẽ làm giảm đi các triệu chứng liên quan đến cao huyết áp.
Giảm stress
Triterpenoids trong rau má cũng có thể làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức năng tâm thần trong một số cá nhân. Ngoài ra, trong dân gian các thầy lang đã dùng rau má để điều trị cho các bệnh như bệnh vẩy nến, eczema, nhiễm trùng hô hấp, viêm loét, cảm lạnh, viêm gan, động kinh, mệt mỏi, sốt, hen suyễn và bệnh giang mai… Đồng thời, rau má còn có tác dụng trong việc điều trị chứng mất ngủ, xơ cứng bì, ung thư, rối loạn tuần hoàn, tăng huyết áp, mất trí nhớ, liền sẹo và giảm nốt cục trên da cellulite.
Tăng cường trí nhớ và thị lực
Theo dân gian: Người bệnh lấy 3-5gr rau má sấy khô tán bột, uống chung với sữa. Cách này giúp tăng cường thị lực, khả năng tập trung, hỗ trợ cải thiện trí nhớ.
Kéo dài tuổi thọ, tươi trẻ
Trong y học Trung Hoa, rau má được xem là một trong những loại thảo dược giúp con người kéo dài tuổi thọ và có sức khỏe dẻo dai.
Tuy nhiên, công dụng này vẫn chưa được các nhà nghiên cứu khoa học chứng minh và chỉ dựa theo dân gian.
Ngoài những công dụng trên, rau má còn được dùng để chữa táo bón, vàng da, thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, mụn nhọt, rôm sẩy.
Trên đây là các câu trả lời cho câu hỏi Rau má có tác dụng gì mà bạn đang quan tâm. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng để tránh có phản ứng ngược về có lợi cho sức khỏe bạn theo dõi tiếp nhé.
Tác hại đáng sợ của rau má với sức khỏe nếu lạm dụng
Ngoài việc quan tâm đến Rau má có tác dụng gì, bạn cũng nên quan tâm đến những tác hại của nó. Được biết, rau má được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Tuy nhiên, rau má không hoàn toàn lành tính. Nếu dùng quá lạm dụng, có thể gây ra những tác hại khôn lường ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
Gây sảy thai
Các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên tránh ăn rau má bởi các chất cho trong loại rau này có thể dẫn đến khả năng sảy thai cho chị em, vô cùng nguy hiểm.
Tăng lượng đường trong máu
Nhiều người cho rằng rau má giúp giải nhiệt tốt trong mùa hè, nên ngày nào cũng ăn loại rau này, hoặc ép lấy nước uống. Nhưng việc dùng quá nhiều rau má như vậy sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Điều này rất nguy hiểm, bởi nó khiến lượng cholesterol cũng tăng, dẫn đến nhiều căn bệnh khác. Đặc biệt, người bị tiểu đường càng không nên ăn nhiều rau má.
Nhức đầu
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, việc uống lạm dụng nước rau má để giải nhiệt, có thể khiến bạn bị nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua. Vì vậy bạn không nên sử dụng quá nhiều.
Giảm khả năng mang thai
Mặc dù rau má có công dụng làm đẹp nhất định với phụ nữ. Tuy nhiên, nếu chị em sử dụng lâu ngày loại rau này, sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Do vậy với chị em nào đang mong muốn có con thì nên hạn chế sử dụng nước rau má.
Tiêu chảy
Rau má là loại rau có tính hàn, có công dụng giải nhiệt. Nhưng đồng thời, sử dụng nhiều cũng dễ gây ra đầy bụng và tiêu chảy. Đặc biệt với người có thân nhiệt thấp và hay lạnh bụng thì càng dễ tiêu chảy. Do đó, khi sử dụng rau má, bạn nên ăn thêm một lát gừng để làm ấm bụng và trung hòa tính hàn của rau má.
Làm giảm tác dụng của thuốc
Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm… Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.
Lưu ý khi dùng rau má
Hy vọng với bài viết mà Toshiko đưa ra sẽ mang nhiều kiến thức đến cho người sử dụng về chủ đề “Rau má có tác dụng gì”.
Tham khảo các dòng ghế massage Toshiko tại đây: Ghế massage toàn thân
___________________
CÔNG TY TNHH TOSHIKO VIỆT NAM
Showroom 1: Shop house ML6-16, Vinhome Green bay, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, HN
Showroom 2: 577 Cách Mạng Tháng 8, P.15, Q.10, HCM
Showroom 3: 1024 Quang Trung, Phường 8, Gò Vấp, HCM
Fanpage: Toshiko Việt Nam
Văn phòng đại diện: Số 47-TT5, Khu liền kề VOV, Phường Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Copyright 2020 - Niềm tin khách hàng - Giá trị của chúng tôi
Công ty cổ phần Toshiko Việt Nam - Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0109158690
Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.Hà Nội
Địa chỉ ĐKKD: Số 104 đường Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội