Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa nhức gót chân

Đau nhức gót chân không phải là một căn bệnh quá phổ biến, tuy nhiên nếu chẳng may bạn gặp phải thì tình trạng này có thể trở thành rắc rối ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bạn. Để tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này, Toshiko xin được chia sẻ những nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa nhức gót chân trong bài viết dưới đây!

Tìm hiểu về chứng đau nhức gót chân

Bàn chân và mắt cá chân của chúng ta được cấu tạo từ 26 xương, 33 khớp và hơn 100 gân. Gót chân là xương lớn nhất trong bàn chân. Nếu gót chân bị tổn thương hoặc phải chịu áp lực, giữ yên trong tư thế không thoải mái có thể gây đau gót chân.

cách chữa nhức gót chân-1

Tình trạng này có khi chỉ là một cơn đau nhẹ hoặc nặng dần theo thời gian và dẫn đến mất cảm giác. Nếu các biện pháp giảm đau tại nhà không hữu ích, người bệnh cần phải đi kiểm tra tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị.

Nguyên nhân

Có rất nhiều tình trạng bệnh lý có thể khiến người bệnh bị đau gót chân. Tuy nhiên, những nguyên nhân sau đây là phổ biến nhất:

  • Viêm cân gan chân. Viêm cân gan chân xảy ra khi quá nhiều áp lực lên bàn chân, làm tổn thương dây chằng Plantar, gây đau và cứng khớp.
  • Bong gân và căng cơ. Đây đều là những dạng chấn thương phổ biến, thường do hoạt động thể chất gây nên. Mức độ có thể từ nhẹ đến nặng, tùy vào tình huống gây chấn thương.
  • Gãy xương. Tình trạng này cần phải được cấp cứu y tế, không nên tự điều trị tại nhà.
  • Viêm gân gót chân (viêm gân Achilles) xảy ra khi gân gót chân bị tổn thương do phải làm việc quá mức, từ đó gây viêm và tổn hại đến khu vực xung quanh gót.
  • Viêm bao hoạt dịch. Bao hoạt dịch là túi chứa dịch lỏng ở các vị trí quanh khớp. Viêm bao hoạt dịch thường xuất hiện ở những khớp xương phải cử động thường xuyên.
  • Viêm cột sống dính khớp ảnh hưởng đến cột sống, gây ra viêm đốt sống nghiêm trọng, có thể dẫn đến đau mạn tính và tàn tật.
  • Thoái hóa xương sụn. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của xương ở trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Viêm khớp phản ứng là tình trạng viêm khớp thường xuyên xảy ra do nhiễm trùng ở một cơ quan khác trong cơ thể.
  • Hội chứng ống cổ chân gây ra cơn đau rát dọc bên trong mắt cá chân và xuống lòng bàn chân. Đây là một dạng rối loạn hệ thần kinh tương tự như hội chứng ống cổ tay.

Triệu chứng

Cơn đau thường xảy ra bên dưới gót chân hoặc ngay phía sau, nơi gân gót chân (gân Achilles) kết nối với xương gót chân. Đôi khi cơn đau còn có thể ảnh hưởng đến các mặt (cạnh) của gót chân.

Mức độ đau gót chân có thể tăng dần dần từ nhẹ đến nghiêm trọng hoặc ngay lập tức nếu có chấn thương như bong gân. Trong nhiều trường hợp khi nhìn bằng mắt thường, cơn đau có thể không để lại thương tích ngoài da. Một số người bệnh có thể cảm thấy đau nhiều hơn khi mang giày bằng, đế dẹp, thấp.

Người bệnh có thể cảm thấy:

  • Đau dữ dội, sưng gần gót chân
  • Đau, tê hoặc cảm giác ngứa ran ở gót chân đi kèm với sốt
  • Khó đi lại bình thường
  • Khó cử động bàn chân gập xuống hoặc đứng nhón chân

Cách chữa nhức gót chân hiệu quả

Gai gót chân không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng để điều trị dứt điểm căn bệnh thường rất khó bởi bệnh rất dễ tái phát. Sau đây là một số cách chữa nhức gót chân mà bạn có thể tham khảo:

Uống thuốc

Gai gót chân uống thuốc gì và có khỏi dứt điểm hay không là điều nhiều người bệnh quan tâm khi bị gai gót chân. Người bệnh sẽ được kê các các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid như Celecoxib, Meloxicam, Piroxicam, Diclofenac, Aspirin, Paracetamol…

cách chữa nhức gót chân-2

Tiêm thuốc corticoid tại chỗ cũng là một phương pháp giảm đau gai gót chân nhanh chóng nhưng phương pháp này chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ cũng như tình trạng bệnh không đáp ứng được với các phương pháp điều trị khác. Nhìn chung bác sĩ sẽ hạn chế tối đa phải tiêm corticoid cho người bệnh vì thuốc này có nhiều tác dụng phụ không tốt cho chân người bệnh.

Tập vật lý trị liệu

Một số bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp ích cho việc điều trị bệnh gai gót chân như siêu âm điều trị, sóng ngắn, hồng ngoại hoặc các bài tập bệnh lý gai xương gót…

Phẫu thuật

Phẫu thuật gai gót chân được chỉ định khi tình trạng đau kéo dài và việc sử dụng các biện pháp điều trị như dùng dùng thuốc, vật lý trị liệu, châm cứu… không còn có tác dụng khả quan. Phẫu thuật được tiến hành bằng cách cắt bỏ mô viêm, có thể kết hợp bằng cách khâu lại điểm bám gân gót hoặc giải ép cân gan chân.

Châm cứu

Châm cứu là phương pháp sử dụng kim châm vào các huyệt đạo ở phần gót chân với mục đích thúc đẩy lưu thông khí huyết, giảm đau và giảm viêm cho người bệnh.

Xoa bóp bấm huyệt

Đây cũng là một phương pháp tương tự như châm cứu với mục đích tác động vào các huyệt đạo trên gót chân người bệnh để tăng cường lưu thông khí huyết, giảm viêm, giảm đau.

cách chữa nhức gót chân-3

Bên cạnh các phương pháp trên, người bệnh gai gót chân có thể áp dụng một số phương pháp khác giúp giảm đau tại chỗ nhanh chóng như chườm đá tại chỗ, mang nẹp chỉnh hình, luôn đi dép có đệm lót…

Mẹo chữa nhức gót chân tại nhà

  • Ngâm nước muối ấm sẽ làm giảm sưng và đau. Cho 3 muỗng canh muối vào nước ấm và ngâm gót chân trong 20 phút. Sau đó lau khô chân và mát xa trong 5 phút.
  • Ngâm đá thường xuyên áp đá lên gót chân sẽ làm dịu cơn đau. Áp dụng cách này trong 15 phút vài lần trong ngày.
  • Bổ sung dầu cá hàng ngày bởi dầu cá rất giàu omega 3 và axit eicosapentaenoic giúp giảm đau và cứng cơ. Nghiên cứu cho thấy omega 3 có tác dụng như steroid, một loại thuốc dùng để điều trị đau viêm khớp.
  • Giấm táo có thể làm giảm đau do đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của nó. Ngâm một chiếc khăn trong giấm táo trộn với nước ấm trong 20 phút mỗi ngày.
  • Ngâm chân với nước gừng có thể làm giảm đau gót chân, hoặc sử dụng nó để nấu ăn hoặc làm trà gừng.
  • Bổ sung kiềm trong chế độ ăn uống để làm giảm đau và cân bằng độ pH trong cơ thể. Những thực phẩm có tính kiềm cao, bao gồm: ớt cayenne, hạt tiêu…

Phòng bệnh đau nhức gót chân

phòng bệnh đau gót chân

Đau nhức gót chân là bệnh lý gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh thậm chí là ảnh hưởng đến vận động bàn chân. Tuy nhiên căn bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu mọi người lưu ý những vấn đề như sau:

  • Nên đi giày vừa với kích thước chân, đế giày nên chọn loại vừa phải, không quá mềm hoặc quá cứng để đôi chân thoải mái nhất trong lúc di chuyển.
  • Nên hạn chế những tư thế chơi đùa chẳng hạn như nhảy từ trên cao xuống mặt đất cứng.
  • Khi tập luyện hoặc chơi thể thao nên chọn một đôi giày phù hợp để giảm áp lực lên đôi chân. Trước khi chơi thể thao cần khởi động kĩ càng cổ chân, căng cơ chân để hạn chế chấn thương xảy ra. Sau khi chơi có thể thư giãn, mát xa gan bàn chân.
  • Hạn chế di chuyển đường dài bằng chân đất, đứng lâu trong một thư thế hoặc ngồi xổm lâu.
  • Đối với người béo phì cần tập luyện giảm cân để giảm áp lực lên đôi bàn chân.

Kết luận

Trên đây là một số chia sẻ của Toshiko về bệnh đau nhức gót chân cũng như cách chữa nhức gót chân hiệu quả. Nếu bạn đang gặp tình trạng này, hãy thử áp dụng để cải thiện phần nào nhé!

Để tránh gặp phải các vấn đề tương tự liên quan đến xương khớp, Toshiko khuyên bạn nên áp dụng một chế độ tập luyện thể thao đều đặn và phù hợp, kết hợp với đó là dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, mát xa cơ thể hợp lý mỗi ngày với ghế massage.

Với những nhu cầu này, Toshiko có thể hỗ trợ bạn bằng các thiết bị tập và chăm sóc sức khỏe hiện đại như máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage chính hãng, đảm bảo chất lượng cũng như giá thành cực tốt. Bạn có thể tham khảo chi tiết thông tin sản phẩm tại website của chúng tôi hoặc liên hệ 1900 1891 để được tư vấn cụ thể!

Rate this post

08.1888.8866