Chúng ta đều biết dậy sớm là một thói quen tốt không chỉ với sức khỏe mà đối với cả cuộc sống của mỗi người. Nhưng câu hỏi đặt ra là nên dậy sớm lúc mấy giờ là lý tưởng nhất? Chắc hẳn rất nhiều bạn đọc cũng tò mò về vấn đề này, vậy thì mời bạn cùng Toshiko đi tìm câu trả lời ngay dưới đây nhé!
Nội dung chính
Khi thức dậy vào buổi sáng, luyện tập thể dục đúng cách, chúng ta có thể cải thiện được tình trạng lưu thông máu và trao đổi chất trong cơ thể.
Đối với chúng ta mà nói, ban ngày chính là thời gian “xài năng lượng” và ban đêm chính là thời gian “sạc năng lượng”. Nhưng buổi tối chỉ có thể sạc thêm 50% năng lượng, còn 50% còn lại phải mượn từ sức bền của các cơ quan nội tạng trong cơ thể.
Đó cũng là lí do khi còn trẻ, chúng ta không cảm thấy gì cả, nhưng đến 40, 50 tuổi thường hay mắc bệnh tật. Bởi vì lúc trẻ cứ mãi vay mượn “năng lượng” từ cơ thể, khiến cơ thể từ bình thường dần dần trở nên yếu ớt.
Giấc ngủ hàng đêm của con người nên kéo dài từ 7 – 8 tiếng, như vậy tốt nhất cho sức khỏe bạn nên đi ngủ vào khoảng thời gian lý tưởng từ 22 giờ đêm và nên dậy sớm vào lúc 5 – 6 giờ sáng.
Lúc này, bạn có thể chạy bộ làm ấm cơ thể, hoặc pha cho mình một tách trà, nhâm nhi bữa sáng, để đầu óc dần thanh tỉnh. Mặc dù thức dậy sớm là một điều khá khó khăn, nhưng chỉ cần bạn có thể ngồi dậy, thay quần áo, đánh răng, và vận động một chút, bạn nhất định sẽ cảm thấy rất nhẹ nhõm.
Theo nghiên cứu của Đại học Roehampton (Anh) về việc nên dậy sớm lúc mấy giờ, đưa ra phát hiện dậy sớm vào khoảng 5 – 6 giờ sáng mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn sẽ hạnh phúc hơn, vui vẻ hơn và làm việc hiệu quả hơn.
Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời của việc thức dậy sớm với sức khỏe:
Nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên thức dậy sớm đầu óc sẽ linh hoạt hơn, có thể nhanh chóng tập trung vào việc học hay công việc, ít bị mệt mỏi và có nhiều năng lượng hơn.
Một nghiên cứu của Đại học Texas, Hoa Kỳ cho thấy điểm của những sinh viên đại học dậy sớm luôn cao hơn điểm của những sinh viên đại học thuộc loại “cú đêm”. Người phụ trách nghiên cứu cho biết, những sinh viên dậy sớm sống có kỷ luật hơn, đến lớp đúng giờ, học tập tích cực và không gặp các vấn đề về sức khỏe do thức khuya gây ra.
Một số nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng những người dậy sớm có đầu óc sáng suốt hơn, lên kế hoạch trước mọi việc và hành động quyết đoán hơn. Họ làm mọi việc hiệu quả, có tổ chức, có mục tiêu rõ ràng và chú ý đến cả những chi tiết nhỏ.
Khi những “cú đêm” còn đang trằn trọc trên giường, những người dậy sớm có thể đã kết thúc buổi chạy bộ vào sáng sớm, ăn sáng và bắt tay vào giải quyết một số công việc cần thiết. Sắp xếp các hoạt động quan trọng trong ngày, bắt đầu lên kế hoạch từ trước và thực hiện chúng kịp thời.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Toronto ở Canada phát hiện ra rằng mọi người ở mọi lứa tuổi, những người dậy sớm đều tích cực hơn, cảm thấy tốt hơn về bản thân và có ý thức về sức khỏe mạnh mẽ hơn.
Đặc biệt, dậy sớm là thói quen lành mạnh, bạn sẽ có thời gian cho việc vận động buổi sáng. Các hoạt động thể dục, thể thao là vô cùng cần thiết cho sức khỏe mỗi người.
Buổi sáng, bạn dành khoảng thời gian khoảng 30 phút cho các bài tập thể dục, tập yoga hay ngồi thiền, tập cùng máy chạy bộ, xe đạp tập… kết hợp với không khí trong lành buổi sáng sẽ là giải pháp tuyệt vời để bạn nạp năng lượng cho thể chất và tinh thần. Lựa chọn những động tác thể dục nhẹ nhàng, giúp bạn đánh thức các cơ quan trong cơ thể.
Một cơ thể khỏe mạnh cùng tinh thần sảng khoái sẽ mang đến hiệu quả phòng ngừa bệnh tật, tăng cường sức dẻo dai.
Duy trì thói quen ngủ sớm, dậy sớm theo một khung giờ lý tưởng, bạn sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả. Bạn sẽ dễ dàng có một giấc ngủ ngon vào ban đêm và thức dậy tỉnh táo vào sáng hôm sau. Rèn luyện thói quen dậy sớm và ngủ đủ giấc để tránh mắc các chứng bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, tim mạch…
Người dậy sớm có tính ngăn nắp, hay chuẩn bị trước, ít khi vội vàng, tính tình vui vẻ hơn. Còn những người thích thức khuya dễ bị thiếu ngủ, mệt mỏi, đây cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm.
Một nghiên cứu về tâm lý học của Đại học Sydney cho thấy những người dậy sớm thường thân thiện và có ít “tính cách tiêu cực” hơn. Nếu bạn dậy muộn, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống trở nên trì trệ, tâm trạng chán trường và cơ thể mệt mỏi. Khi đó thật khó có được một tâm thái tốt để lan tỏa năng lượng tích cực với những người xung quanh!
Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, đi ngủ và thức dậy hợp lí không chỉ giúp bạn duy trì được một cơ thể khỏe mạnh, đồng thời còn giúp bạn làm việc ngày càng hiệu suất hơn!
Nhiều người có thói quen dậy muộn, nên thường xuyên bỏ bữa sáng. Điều này gây hại cho sức khỏe, bởi bữa sáng cần calo để học tập, làm việc. Nếu không ăn sáng, bạn sẽ không có năng lượng cho mọi hoạt động.
Bỏ bữa sáng còn gây rối loạn ăn uống, xu hướng ăn nhiều vào 2 bữa còn lại khiến bạn dễ bị tăng cân khó kiểm soát. Hơn nữa, buổi sáng khả năng hấp thu các vitamin và chất dinh dưỡng tốt nhất nên dù cho bận rộn bạn cũng tuyệt đối không bỏ bữa sáng. Thức dậy sớm giúp bạn có thời gian chuẩn bị bữa sáng bổ dưỡng để nạp năng lượng cho ngày mới làm việc hiệu quả.
>>> Tìm hiểu thêm: Gợi ý thực đơn buổi sáng cho người giảm cân bận rộn
Như vậy, bạn vừa cùng Toshiko giải đáp câu hỏi nên dậy sớm lúc mấy giờ là lý tưởng nhất. Hi vọng sau những chia sẻ ở trên, bạn có thể điều chỉnh lịch sinh hoạt của mình, xây dựng thói quen dậy sớm để nhận lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như cuộc sống của mình!
Copyright 2020 - Niềm tin khách hàng - Giá trị của chúng tôi
Công ty TNHH Toshiko Việt Nam - Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0109158690
Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.Hà Nội
Địa chỉ ĐKKD: Số 104 đường Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội