Mắc bệnh cao huyết áp tập máy đạp xe trong nhà được không?

Đạp xe nói chung và tập cùng máy đạp xe trong nhà nói riêng là phương pháp rèn luyện cơ thể rất bổ ích. Một số người băn khoăn người bị cao huyết áp có nên tập với máy đạp xe không? Và nếu sử dụng thì cần phải lưu ý điều gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Người cao huyết áp nên đạp xe không?

Việc tập thể dục đối với người cao huyết áp

Các nhà khoa học đã chứng minh việc tập luyện thể dục thể thao hoàn toàn có lợi cho sức khỏe người bị cao huyết áp. Nếu tập đều đặn và khoa học, bệnh sẽ cải thiện tốt hơn.

Theo Mayo Clinic, tập luyện thể dục giúp duy trì huyết áp ổn định. Bài tập được khuyên đối với bệnh nhân cao huyết áp là những bài tập có tác dụng tăng cường nhịp hô hấp và nhịp tim.

Việc tập thể dục đối với người cao huyết áp

Bác sĩ tại khoa Tim mạch của bệnh viện Bạch Mai cũng cho rằng người cao huyết áp chỉ nên tập luyện thể dục với mức độ vừa phải, phù hợp với sức chịu đựng của hệ tim mạch của mình là đủ.

Dựa trên số đo mạch đập ở cổ tay, ta có thể xác định tiêu chuẩn vừa sức ở từng đối tượng cụ thể:

– Người trong độ tuổi 40 (40-49): mạch đập 120 lần/phút

– Người trong độ tuổi 50: mạch đập 110 lần/phút

– Người trong độ tuổi 60: mạch đập 100 lần/phút

– Người trên 70 tuổi: mạch đập khoảng 90 lần/phút

Đối với người trên 60 tuổi, khi tập luyện thể dục thể thao, cần chú ý đếm mạch trước và sau khi tập. Số đo mạch sau khi tập tăng 20 lần/phút so với trước khi bắt đầu được coi là vừa sức. 

Hoạt động thể chất khoảng 30 phút mỗi ngày hay 150 phút mỗi tuần sẽ giúp bệnh nhân cao huyết áp giảm khoảng 5-8 mmHg. Việc tập luyện phải được duy trì thường xuyên và nếu ngừng tập luyện thì huyết áp sẽ tăng trở lại.

>> Đọc thêm: Đạp xe ngoài trời hay sử dụng máy đạp xe tại nhà tốt hơn?

Người cao huyết áp nên tập máy đạp xe trong nhà không?

Để kiểm soát số đo mạch vừa phải, người cao huyết áp chỉ nên tập một số môn thể thao nhẹ nhàng. Ba hình thức thể dục được khuyên đó là đi bộ, chạy bộ và đạp xe.

Đạp xe có tác dụng rèn luyện tăng sức bền, tăng cường sức mạnh cơ bắp và khớp xương. Môn thể thao này cũng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, hệ tuần hoàn, quá trình trao đổi chất và miễn dịch. Bởi vậy, đây thực sự là hoạt động phù hợp với người cao huyết áp. 

Trong quá trình đạp xe, lúc đầu huyết áp sẽ tăng nhưng về lâu dài, mức huyết áp sẽ giảm thấp và ổn định hơn. Khi đạp xe, các cơ bắp chân vận động, đè ép tĩnh mạch, khiến máu bơm vào tim ổn định, giúp làm giảm nguy cơ rối loạn tĩnh mạch, từ đó giảm thiểu hiện tượng tăng huyết áp đột ngột.

Máy đạp xe trong nhà

Mặt khác, so với đạp xe ngoài trời, tập với máy đạp xe trong nhà là phương pháp tập luyện an toàn, giúp người bị cao huyết áp kiểm soát tình trạng tập luyện tốt hơn và dễ dàng đạt được hiệu quả. 

Máy đạp xe trong nhà có trang bị màn hình hiển thị nhịp tim, calo, quãng đường, tốc độ… cho phép người tập xác định được trạng thái tập của mình. Nếu cảm thấy không phù hợp thì có thể điều chỉnh ngay. Với núm điều chỉnh kháng lực, người tập tự cài đặt chế độ đạp xe.

Với những tính năng vượt trội của máy đạp xe trong nhà, người cao huyết áp nên lựa chọn thiết bị này để rèn luyện thể chất, cải thiện sức khỏe hàng ngày. 

Lưu ý cho người cao huyết áp khi dùng máy đạp xe trong nhà

Chế độ tập máy đạp xe trong nhà như thế nào?

Người bệnh cao huyết áp không cần thúc ép bản thân phải tập luyện với cường độ cao hay tốc độ nhanh. Nhịp độ đạp xe lý tưởng chỉ cần từ 80 đến 100 vòng/phút.

Các bác sĩ tư vấn bệnh nhân cao huyết áp nên tập khoảng 20-30 phút cho mỗi buổi tập là đủ và tần suất tập nên đều đặn 3-4 lần một tuần. Với chế độ tập luyện cùng máy đạp xe trong nhà như vậy, người bệnh sẽ nhận thấy sự chuyển biến tích cực về sức khỏe. 

Người tập cần bắt đầu và kết thúc một cách chậm rãi. Đạp xe đều đặn. Không nên tập luyện quá lâu nhưng cũng không quá ít, hiệu quả không cao.

Chế độ tập đạp xe của người cao huyết áp

Cùng với chế độ tập luyện phù hợp, người bị cao huyết áp cần thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng và khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh. Bên cạnh đó, tránh bị căng thẳng, áp lực, không nên thức quá khuya hay ăn quá nhiều và muộn vào buổi tối.

Người bệnh cũng cần tuân thủ lịch khám định kỳ, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh và các biến chứng.

Nguyên tắc đảm bảo an toàn khi đạp xe

Để việc tập luyện với máy đạp xe trong nhà mang đến những lợi ích sức khỏe, người bị cao huyết áp cần chú ý một số nguyên tắc để đảm bảo an toàn:

  • Tư thế đạp xe chuẩn, thoải mái: lưng thẳng, người không ngả nhiều về phía trước.
  • Yên xe được căn chỉnh sao cho phù hợp với hình thể người tập, không bị quá cao hay quá thấp.
  • Đạp xe với tốc độ ổn định, chân luôn để trên bàn đạp. Có những khoảng nghỉ giữa bài tập để tránh bị quá sức.
  • Trang phục gọn gàng, dễ dàng vận động, vải mát, thấm mồ hôi tốt.
  • Đi giày đạp xe để tránh hụt chân bất ngờ (có thể gây rối loạn huyết áp).
  • Nạp đủ nước cho cơ thể trong suốt quá trình tập.
  • Chọn xe đạp tập phù hợp với hình thể và có cường độ hoạt động vừa phải.

>> Đọc thêm: 9 sai lầm dễ mắc khi tập luyện với xe đạp tại chỗ

Như vậy, việc tập luyện với máy đạp xe trong nhà thực sự có ích với người bị cao huyết áp. Với một chế độ tập luyện phù hợp kết hợp với ăn uống điều độ và uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, tình trạng bệnh sẽ dần cải thiện. Để trang bị một xe đạp tập chất lượng, phù hợp với bản thân, bạn hãy gọi ngay đến Hotline của Toshiko 1900.1891 để được tư vấn chi tiết nhé!

Rate this post

08.1888.8866