Làm gì khi bị tụt huyết áp – Cách xử lý nhanh và hiệu quả nhất

Khi bị tụt huyết áp, nếu không biết cách xử lý nhanh chóng và kịp thời thì có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Vậy phải làm gì khi bị tụt huyết áp, theo dõi bài viết dưới đây của Toshiko để biết mình nên làm gì khi gặp phải trường hợp như vậy nhé.

Tác hại của tụt huyết áp

Tụt huyết áp là tình trạng mà huyết áp tâm thu hạ xuống dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương hạ xuống dưới 60mmHg, lúc này, bệnh nhân được xác định là bị huyết áp thấp và cần can thiệp để điều trị.

Làm gì khi bị tụt huyết áp?

Có nhiều người cho rằng tụt huyết áp không nguy hiểm bằng tăng huyết áp. Tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm, nếu trị số huyết áp bị hạ xuống quá mức thì có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm dưới đây.

Té ngã bất ngờ

Khi bị tụt huyết áp, tim của bệnh nhân sẽ đập nhanh hơn, kéo theo một số triệu chứng như đầu choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí có thể bị ngất xỉu. Trong trường hợp bị ngất xỉu, tùy theo mức độ ngã mà bệnh nhân có thể bị chấn thương vùng đầu hay các bộ phận khác rất nguy hiểm.

Sốc

Tình trạng sốc sẽ xảy ra khi huyết áp giảm mạnh đột ngột và không thể quay lại chỉ số huyết áp bình thường. Huyết áp thấp khiến cho các bộ phận trên cơ thể không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng. Nếu không khắc phục kịp thời, để tình trạng này kéo dài thì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Suy giảm trí nhớ

Tụt huyết áp khiến cho lượng máu lên não giảm, não không thể nhận được đủ oxy và chất dinh dưỡng. Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng, có thể khiến cho các noron thần kinh bị hư hại và làm ảnh hưởng đến trí nhớ.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị huyết áp thấp trên 2 năm có khả năng bị huyết áp thấp cao cấp 2 lần so với người không mắc phải tình trạng này.

Ảnh hưởng chức năng não bộ

Khi bị tụt huyết áp, nhất là thời gian càng kéo dài thì lượng máu lên não càng ít, não sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề do tình trạng này, gây ra sự rối loạn chức năng não bộ. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể chết não, khả năng phục hồi não thấp.

Đột quỵ, trụy  tim

Huyết áp thấp có thể làm cho chất dinh dưỡng vận chuyển đến tim bị giảm mạnh, nguy cơ máu bị ứ trệ dẫn đến các cục máu đông – một trong những nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Nguy hiểm đến tính mạng

Những người bị tụt huyết áp mà đặc thù công việc là làm ở những nơi như công trường, lái xe…thì có thể gây té ngã, ngất xỉu bất chợt, nguy cơ xảy ra tai nạn và tử vong sẽ cao hơn so với những người khác.

Triệu chứng khi bị tụt huyết áp

Tụt huyết áp gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, do đó, bạn nên nắm rõ những biểu hiện, triệu chứng của tình trạng này, từ đó có thể nhận biết sớm và xử lý kịp thời. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến khi bị hạ huyết áp.

Làm gì khi bị tụt huyết áp

  • Choáng váng, hoa mắt, chóng mặt
  • Hồi hộp, tim đập nhanh hơn bình thường
  • Một số trường hợp nặng có thể mơ hồ, mất ý thức, thậm chí là ngất xỉu.

Nếu nhận thấy bản thân hoặc những người xung quanh có triệu chứng này, bạn cần thực hiện các biện pháp sơ cứu khẩn cấp để huyết áp ổn định trở lại, sau khi huyết áp đã tăng lên thì đưa người bệnh đến cơ sở ý tế gần nhất để được bác sĩ điều trị.

Làm gì khi bị tụt huyết áp để đảm bảo sức khỏe?

Làm gì khi bị tụt huyết áp là điều mà nhiều người quan tâm, nhất là khi họ ý thức được những hậu quả nghiêm trọng do tình trạng này gây nên. Để xử lý khi gặp phải trường hợp tụt huyết áp, bạn cần bình tĩnh, tìm người biết cách sơ cứu để giúp đỡ bệnh nhân. Quá trình sơ cứu thực hiện theo các bước dưới đây.

  • Bước 1: Đặt bệnh nhân ở nơi có bề mặt phẳng hoặc ngồi dựa vào ghế, dùng ghế để kê chân và đầu sao cho chân cao hơn đầu.
  • Bước 2: Nếu bệnh nhân tỉnh táo, không bị ngất xỉu thì có thể cho bệnh nhân ăn đồ ngọt, nước sâm, nước gừng, socola để huyết áp bình thường trở lại. Tiếp theo là cho bệnh nhân uống nước để nâng cao huyết áp.

Cho bệnh nhân uống nước gừng để huyết áp tăng trở lại

  • Bước 3: Kiểm tra đồ đạc, túi xách của người bệnh xem họ có mang theo thuốc trị huyết áp thấp hoặc thuốc trị bệnh tim hay không, nếu có thì dùng thuốc đó để họ uống.
  • Bước 4: Khi bệnh nhân tỉnh lại, đỡ bệnh nhân ngồi dậy một cách từ từ và cử động, co duỗi chân tay để tránh bị choáng.
  • Bước 5: Nếu bệnh nhân vẫn cảm thấy khó chịu, thậm chí còn có dấu hiệu hôn mê, mất thăng bằng, mất nhận thức… thì cần đưa họ đến cơ sở y tế nhanh chóng.

Phòng tránh tụt huyết áp như thế nào?

Tụt huyết áp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như: hạ đường huyết, bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch, thiếu dinh dưỡng, sử dụng thuốc điều trị gây ảnh hưởng đến huyết áp… Dù là nguyên nhân nào đi nữa thì bạn cũng nên tìm hiểu để phòng tránh, hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đó là điều mà chúng ta cần phải ghi nhớ. Chính vì vậy, để ngăn ngừa biến chứng do hạ huyết áp gây nên, biện pháp tốt nhất chính là phòng ngừa bệnh. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể áp dụng.

Cung cấp đủ chất dinh dưỡng

Không ít trường hợp người bệnh bị suy nhược cơ thể, thiếu hụt chất dinh dưỡng bị tụt huyết áp. Một số trường hợp khác là thực hiện giảm cân, kiêng khem nhiều thứ khiến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, gây ra tình trạng tụt huyết áp.

Bổ sung đủ protein để tăng cơ bắp

Chính vì vậy, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đủ chất cho cơ thể, không ăn kiêng phản khoa học để tránh cho huyết áp bị hạ thấp. Tăng cường bổ sung nước, muối… Hạn chế đồ uống có cồn có thể làm huyết áp bị tụt.

>> Đọc thêm: Huyết áp thấp nên ăn gì và không nên ăn gì?

Uống đủ nước

Nước có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động sống và trao đổi chất của cơ thể. Uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày sẽ phòng tránh được tình trạng mất nước và đề phòng hạ huyết áp.

Sinh hoạt điều độ

Nên thực hiện một chế độ sinh hoạt điều độ, ngủ sớm, thức dậy sớm, tránh làm việc quá sức… để tránh cho huyết áp bị hạ thấp.

Hạn chế căng thẳng quá mức

Căng thẳng, stress có thể khiến cho tim mạch bị ảnh hưởng và ức chế, gây ra tình trạng tụt huyết áp. Bạn nên giữ cho tinh thần luôn thoải mái, không buồn rầu, lo lắng quá mức…Tinh thần thoải mái sẽ có lợi cho tim mạch, phòng tránh tình trạng tụt huyết áp rất hiệu quả.

Nằm ghế massage nhiều có tốt không? Bao lâu là đủ?

Để giảm căng thẳng, bạn có thể sử dụng ghế massage để thư giãn tinh thần lẫn thể chất. Ghế massage sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, đầu óc được thư giãn. Ghế massage toàn thân còn giúp bạn chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất, giảm căng cơ, hạn chế đau nhức cơ thể, cải thiện lưu thông máu, tăng cường hệ miễn dịch…

Tập thể dục mỗi ngày

Tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe, giúp cho động mạch có khả năng đàn hồi tốt, tim khỏe mạnh, nhờ vậy mà có thể cải thiện tuần hoàn máu, phòng tránh tình trạng tụt huyết áp.

Bạn có thể đến phòng tập để luyện tập hoặc tự tập tạo nhà với máy chạy bộ, xe đạp tập. Điều này giúp bạn chủ động về thời gian, có thể sắp xếp công việc dễ dàng hơn. Đặc biệt, trong thời tiết ngày hè nóng bức thì tập tại nhà sẽ là lựa chọn lý tưởng.

Kết luận

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn biết được nên làm gì khi bị tụt huyết áp, từ đó có thể xử lý đúng và kịp thời khi người thân, bạn bè, thậm chí là một người xa lạ gặp phải trường hợp này.

Ngoài ra, bạn cũng nên phòng tránh tụt huyết áp bằng cách đo huyết áp mỗi ngày. Đây là thói quen tốt, giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của mình để tìm cách xử lý phù hợp. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.

Để biết thêm những thông tin khác về máy chạy bộ và các thiết bị luyện tập, chăm sóc sức khỏe tại nhà như xe đạp tập thể dục hay ghế massage toàn thân, bạn có thể tham khảo tại toshiko.vn hoặc liên hệ hotline 1900.1891 để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất nhé.

Rate this post

08.1888.8866