Lá vối có tác dụng gì? Có nên uống thường xuyên không?

Lá vối thường được dùng để nấu nước uống giúp thanh lọc cơ thể. Tuy nhiên, rất ít người biết đến tác dụng của lá vối trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý như: viêm đại tràng, gout, tiểu đường, mỡ máu, viêm gan… Vậy Lá vối có tác dụng gì?

Lá vối là gì? 

Lá vối là một bộ phận của cây lá vối. Loại cây này thường mọc nhiều ở khu vực miền Trung và Trung du Bắc Bộ nước ta như: Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang , Bắc Giang hay Thanh Hóa, Tây Nguyên, Đồng Nai… Lá vối còn có các tên gọi khác như cây trâm nấp, mạn kinh tử.

Lá vối có tác dụng gì

Lá vối có tác dụng gì

Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra, lá vối có chứa nhiều dược chất có tác dụng tốt đối với sức khỏe như:

  • Tanin
  • Kháng sinh tự nhiên
  • Khoáng chất, vitamin
  • β – sitosterol
  • Chất béo
  • Sterol,
  • Axit triterpenic.

Lá vối có tác dụng gì?

Lá vối được xem là một loại dược liệu có tác dụng tốt cho sức khỏe mà ít người biết đến. Nhiều nghiên cứu của y học hiện đại đã chỉ ra, lá vối có các công dụng sau:

Lá vối giúp hỗ trợ tiêu hóa

Lá vối có chứa lượng lớn chất tanin. Đây một hoạt chất có khả năng loại bỏ vi khuẩn có hại và bảo vệ niêm mạc ruột/đại tràng. Do vậy, trong dân gian, người ta hay dùng lá vối để giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, phòng ngừa các bệnh lý đường tiêu hóa.

Lá vối giúp thanh lọc cơ thể

Theo đông y, lá vối có tác dụng lợi tiểu, thanh lọc và làm mát cơ thể. Theo đó, nếu uống nước lá vối mỗi ngày sẽ giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể thông qua đường tiết niệu.

Giúp phụ nữ mang thai hấp thu tốt chất dinh dưỡng

Tác dụng của lá vối giúp phụ nữ mang thai dễ hấp thu các chất dinh dưỡng. Nước vối còn bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, giúp mẹ bầu ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra, với phụ nữ mang thai, nước lá vối còn giúp lợi sữa, từ đó đảm bảo sức khỏe và thể chất cho bé sơ sinh.

Bạn đang bị viêm đại tràng, có biểu hiện đau bụng, đi ngoài, phân sống… hãy mô tả tình trạng của bạn ngay bây giờ để chuyên gia có thể hỗ trợ kịp thời.

Hỗ trợ điều trị viêm đại tràng bằng lá vối

Lá vối có chứa hàm lượng tanin lớn. Bởi vậy, loại lá này có tác dụng bảo vệ niêm mạc đại tràng rất tốt. Không những thế, thành phần tinh dầu trong lá vối còn có khả năng kháng khuẩn cao nhưng lại không làm ảnh hưởng đến lợi khuẩn trong ruột/đại tràng. Bên cạnh đó, một số chất kháng sinh thực vật được tìm thấy trong dược liệu này có thể tiêu diệt được nhiều vi khuẩn gây hại như: Streptococus, Salmonella, vi khuẩn bạch cầu…

Bởi vậy, với những người bị viêm đại tràng do vi khuẩn gây hại thì nước lá vối là một bài thuốc hỗ trợ cải thiện tình trạng hiệu quả. Tuy nhiên, dược liệu này chỉ có tác dụng hỗ trợ, không có tác dụng thay thế phác đồ điều trị của bác sĩ. Trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn, tránh lạm dụng gây tác dụng không mong muốn.

Lá vối

Lá vối

Lá vối hỗ trợ điều trị bệnh gout

Trong dân gian, người ta thường truyền tai nhau bài thuốc hỗ trợ điều trị gout đơn giản đó là uống nước lá vối hàng ngày. Theo đông y, nước lá vối tươi sẽ giúp đào thải axit uric ra ngoài, giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh gout.

Tuy vậy, người bệnh cần lưu ý, lá vối tươi chỉ có tác dụng hỗ trợ, không có tác dụng điều trị thay thế các loại thuốc theo phác đồ. Để hỗ trợ và cải thiện các triệu chứng gout, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị đồng thời xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên rèn luyện thân thể. Bên cạnh đó, có thể kết hợp sử dụng lá nước vối mỗi ngày.

Tác dụng của lá vối trong hỗ trợ cải thiện tiểu đường

Không chỉ là thức uống làm mát cơ thể đơn thuần, nước lá vối còn có tác dụng trong hỗ trợ cải thiện tiểu đường. Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng và Đại học Phụ nữ ở Nhật Bản, lá vối có khả năng làm giảm đường huyết sau ăn, giảm mỡ máu đồng thời ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Lá vối có được tác dụng trên nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa polyphenol và flavonoid cao và hoạt chất ức chế men alpha-glucosidase.

Một số nghiên cứu khoa học khác cũng cho thấy, hoạt chất trong lá vối có tác dụng tiêu diệt gốc tự do, chống oxy mạnh, bảo vệ các tế bào beta tuyến tụy, ngăn biến chứng về mắt ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

Hỗ trợ cải thiện bệnh gan

Lá vối có tác dụng đối với một số bệnh gan như: gan nhiễm mỡ, viêm gan… Nhờ tác dụng thanh lọc, loại bỏ độc tố trong cơ thể, uống nước lá vối giúp giảm bớt gánh nặng cho gan nên rất tốt với người bị viêm gan. Ngoài ra, với hoạt chất tanin cùng các vitamin, lá vối giúp giải độc gan, phòng ngừa nguy cơ gan nhiễm mỡ.

Chữa bỏng hiệu quả

Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng.

Giúp đào thải chất độc

Những ngày hè nắng gắt, thời tiết oi bức khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn bình thường. Bạn chỉ cần dùng một bát nước vối thì cơ thể sẽ được cung cấp một hàm lượng muối khoáng và vitamin cần thiết, bù đắp lượng nước bị mất đi.

Không những có công dụng giải nhiệt rất hiệu quả, loại thức uống này còn giúp làm mát cơ thể và giải độc cho cơ thể thông qua đường tiết niệu.

Điều trị bệnh mỡ máu

Sử dụng lá hay nụ vối từ 15 – 20 g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày và uống trong thời gian dài mới có hiệu quả mong muốn.

Tuy nhiên, nếu uống nước vối khi đói hoặc uống quá nhiều thì chính nước vối lại là nguyên nhân gây hại đến sức khỏe người dùng. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Hội Đông y Việt Nam cho biết, về hiện tượng mọi người uống nước vối khi đói bụng thường hay bị cồn cào là do nước vối có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, chống đầy bụng, ăn ngon miệng… vì tác dụng này nên uống khi đói sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, sa sầm mặt mày, mất năng lượng. Bởi vậy, ngoài tác dụng của nước vối, người dùng cần lượng thể trạng, sức khỏe để uống sao cho có hiệu quả nhất.

Ngoài ra, những người quá gầy hoặc sức khỏe yếu không nên dùng nụ và lá vối. Lá vối có tính chất kiểm soát lượng đường trong máu, lại giúp giảm cân, vì vậy người gầy yếu không nên dùng.

Phụ nữ có thai cũng cần thận trọng khi dùng, không nên uống nước vối quá đặc làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Cũng không nên uống quá nhiều nước vối.

Nên uống nước từ lá vối khô, nên hạn chế dùng lá vối tươi vì có chứa chất kháng khuẩn, kháng viêm, có thể gián tiếp tiêu diệt vi khuẩn có lợi, gây nên tình trạng hao huyết.

Kiêng uống ngay sau bữa ăn vì có thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa

Bài thuốc sử dụng Lá vối

Chữa lở ngứa, chốc đầu

Sử dụng một lượng vừa đủ nấu nước để tắm, gội đầu và vệ sinh kỹ ở nơi lở ngứa, chốc lở.

 Chữa bỏng

Lấy vỏ cây lá vối cạo phần vỏ thô, rửa sạch, để ráo nước mang đi giã nát. Hòa với nước sôi để nguội sau đó lọc lấy phần nước thoa lên chỗ bỏng.

Bài thuốc có thể làm tăng tiết dịch, giảm sưng phồng, làm dịu các cơn đau và hạn chế sự phát triển của vi trùng.

 Viêm da lở ngứa

Sắc nước lá vối đặc, lấy nước bôi vào vùng viêm da, lở ngứa để điều trị.

Chữa viêm đại tràng mãn tính

Người bệnh viêm đại tràng mãn tính, thường xuyên đi ngoài ra phân sống, đau bụng âm ỉ có thể dùng khoảng 200g lá vối tươi, vò nát, hãm với 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ, dùng uống thay nước.

 Chữa đầy bụng khó tiêu

Dùng 6 – 12g thân cây vối, sắc lấy nước đặc dùng uống 2 lần trong ngày.

Hoặc có thể dùng 10 – 15g nụ vối sắc lấy nước đặc, uống 3 lần trong ngày.

Giảm mỡ máu

Sử dụng 15 – 20g nụ vối, hãm lấy nước, dùng uống như nước trà hoặc có thể nấu thành nước đặc, chia thành 3 lần uống trong ngày. Thường xuyên sử dụng để thấy hiệu quả điều trị.

 Chữa bệnh tiêu chảy

Bài thuốc thứ nhất:

Dùng 100g vỏ thân cây vối, vỏ thân cây sung 100g, lá phèn đen 100g, 100 g lá ơi tươi, 50g hạt vải, 50g vỏ cây đại và 30g quế mang đi sấy khô, tán thành bột mịn. Mang bột này luyện thành hồ rồi làm thành hoàn, đường kính bằng hạt đỗ đen. Mỗi lần dùng 12g, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc thứ hai:

Sử dụng 3 chiếc lá vối, vỏ ổi rộp 8g, núm của quả chuối tiêu 10g mang đi thái nhỏ, phơi khô. Sau đó sắc cùng với 400ml nước, đến khi cạn còn 100ml là được.

Khi dùng chia làm 2 lần, uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong 2 – 3 ngày để thấy hiệu quả sử dụng.

 Chữa lạnh bụng, cơ thể mệt mỏi

Dùng 16g lá vối khô, trần bì 16g, cam thảo 8g mang đi tán thành bột mịn. Cho thêm 3 lát gừng tươi sắc thành nước uống hoặc pha 25 – 30g với nước dùng uống hàng ngày.

 Hỗ trợ điều trị Gout

Nụ vối hoặc lá vối sắc lấy nước uống hàng ngày có thể hỗ trợ tiêu tích, làm tan khoáng chất Uric, từ đó góp phần hỗ trợ điều trị bệnh Gout.

Lưu ý: Bài thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế tư vấn, hỗ trợ và phương pháp điều trị của bác sĩ.

 Hỗ trợ tiêu hóa cho phụ nữ mang thai

Lá vối hãm nước uống như trà có thể giúp phụ nữ mang thai hấp thụ các chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống hàng ngày. Đồng thời sử dụng nước lá vối cũng làm tăng cảm giác ngon miệng, kích thích hệ thống tiêu hóa. Điều này góp phần đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe của mẹ và bé.

 Giúp lợi sữa

Sử dụng nước đun hoặc trà lá vối ngay từ đầu thai kỳ có thể làm tăng chức năng tuyến sữa, tăng cường sức khỏe và đảm bảo thể chất khi sinh con.

 Lợi tiểu, giải độc

Dùng lá vối nấu với nước hoặc hãm với nước sôi uống như trà hoặc nước giải khát có thể thanh lọc cơ thể, thanh nhiệt và hỗ trợ đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể.

Giải độc lá ngón

Sử dụng một nắm tươi giã nát, cho thêm một ít nước dùng uống trực tiếp hoặc bơm vào dạ dày để giải độc lá ngón.

Một số lưu ý khi sử dụng Lá vối

Lá vối tươi có hiệu quả điều trị bệnh cao hơn lá vối đã ủ hoặc phơi khô. Tuy nhiên, tính chất kháng viêm và kháng khuẩn của lá vối tươi rất mạnh nên có thể dẫn đến tình trạng tiêu diệt cả những loại khuẩn có lợi trong cơ thể. 

Do đó, người dùng nên sử dụng lá vối tươi để pha nước uống hàng ngày. Ngoài ra, những người quá gầy, suy nhược cơ thể, quá yếu ớt, thường hay bệnh vặt không nên dùng lá vối, nụ vối hoặc thân vối để điều trị bệnh.

Ngoài ra, khi uống nước lá vối người dùng nên chú ý một số vấn đề như sau:

Không nên uống quá nhiều, mỗi ngày chỉ uống một ấm trà hoặc một ly nước. Không được dùng thay nước lọc, bởi vì điều này có thể ảnh hưởng đến hệ thống bài tiết.

Không uống nước lá vối khi đói và không được uống nước vối quá đặc. Nước lá vối có thể kích thích hệ thống tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột. Do đó, sử dụng nước lá vối đậm đặc có thể gây cảm giác mệt mỏi, mất năng lượng, choáng váng,…

Nước lá vối hoặc nụ vối có thể thanh lọc cơ thể và mang lại một số cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, người dùng nên chú ý kết hợp chế độ ăn uống, luyện tập khoa học. Ngoài ra, trao đổi với thầy thuốc trước khi sử dụng để nắm rõ tình trạng sức khỏe và có liều lượng sử dụng phù hợp.

Hy vọng với bài viết mà Toshiko đưa ra sẽ mang nhiều kiến thức đến cho người sử dụng về chủ đề “Lá vối có tác dụng gì”.

Rate this post

08.1888.8866