Huyết áp thấp là bao nhiêu? Huyết áp thấp nên làm gì?

Bệnh huyết áp thấp là một căn bệnh rất phổ biến, vậy nên huyết áp thấp là bao nhiêu, huyết áp thấp nên làm gì… là những câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Để tìm hiểu chi tiết về những vấn đề này, Toshiko xin được chia sẻ một số thông tin hữu ích dưới đây!

Huyết áp thấp là bao nhiêu?

Huyết áp là áp lực trong lòng mạch mà tim có thể vượt qua để bơm máu ra hệ thống tuần hoàn. Bất kì sự dao động quá mức nào của huyết áp cũng là một nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe.

Huyết áp thấp là bao nhiêu-1

Huyết áp thường được biểu đạt bằng hai chỉ số. Chỉ số đầu tiên thường cao hơn là huyết áp tâm thu hay còn gọi là áp lực trong lòng động mạch khi tim co bóp và đẩy máu. Chỉ số thứ hai nhỏ hơn là huyết áp tâm trương hay áp suất trong lòng động mạch khi tim nghỉ giữa hai lần co bóp. Chỉ số huyết áp bình thường là 120/80 mmHg (huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương).

Vậy chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu?

Huyết áp thấp là khi chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg, kết quả này của chỉ số huyết áp thấp đo được khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi.

Một người khỏe mạnh bình thường khi đo thấy chỉ số huyết áp thấp thường không có triệu chứng gì và không cần điều trị vì đây không phải là bệnh.

Tuy nhiên, khi được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bệnh huyết áp thấp, người bệnh cần phải được theo dõi và điều trị, đặc biệt đối với người già, người bệnh mạn tính bởi huyết áp thấp có thể gây nguy hiểm do máu không đủ đến tim, não hoặc các bộ phận khác trong cơ thể.

Huyết áp thấp nên làm gì?

Huyết áp thấp nên làm gì

Biểu hiện của tụt huyết áp

Huyết áp luôn được cơ thể giữ ổn định bằng nhiều cơ chế khác nhau, giúp máu đều đặn được tim bơm đến cung cấp cho các cơ quan. Vì một lý do nào đó mà chúng ta đo thấy chỉ số huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg và huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg sẽ được gọi là tụt huyết áp.

Nếu huyết áp bị hạ thấp đột ngột, người bệnh sẽ cảm giác choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, tim đập nhanh, nặng hơn có thể là lơ mơ, lú lẫn, ngất xỉu và mất ý thức. Tụt huyết áp làm cho não và các cơ quan khác trong cơ thể không nhận được lượng máu cung cấp đủ oxy và các chất dinh dưỡng, có thể gây thiếu máu não và chết não.

Làm gì khi huyết áp thấp?

Sơ cứu người bị tụt huyết áp cần phải thực hiện nhanh chóng và đúng cách, nếu không có thể dẫn đến các biến chứng như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận, tai biến mạch máu não, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Khi một người bị tụt huyết áp, cần xem xét xem người đó có tiền sử bị bệnh tiểu đường không, nếu không thì loại bỏ khả năng người đó bị hạ đường huyết, tập trung sơ cứu hạ huyết áp . Quá trình sơ cứu cần thực hiện theo các bước:

  • Giữ thái độ bình tĩnh, từ từ đặt bệnh nhân ngồi hay nằm xuống bề mặt phẳng, dùng gối kê đầu và chân, nên kê chân cao hơn so với đầu.
  • Cho bệnh nhân uống một cốc nước sâm, trà gừng, cafe, chè đặc,… hoặc thức ăn đậm muối sẽ giúp cơ thể dễ chịu trở lại. Nếu không có sẵn những thức ăn đồ uống như vậy thì cho bệnh nhân uống nhiều nước lọc để giúp kích thích nhịp tim, nâng chỉ số huyết áp tạm thời.
  • Có thể cho bệnh nhân ăn một chút socola, giúp bảo vệ thành mạch máu, giữ huyết áp ổn định hơn.
  • Nếu có thuốc điều trị huyết áp thấp do bác sĩ kê thì cho bệnh nhân uống.
  • Nếu tình trạng bệnh nhân được cải thiện, đỡ bệnh nhân ngồi dậy từ từ, nhắc họ cử động chân tay trước khi ngồi dậy
  • Nếu bệnh nhân không thấy đỡ hơn cần nhanh chóng đưa vào cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa kịp thời.

Huyết áp thấp nên ăn gì uống gì?

Huyết áp thấp nên ăn gì?

Huyết áp thấp nên ăn gì

  • Nho khô: Đây là thực phẩm được coi như một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời để điều trị huyết áp thấp. Nho khô giúp duy trì huyết áp mức độ bình thường bằng cách hỗ trợ các chức năng của tuyến thượng thận. Tốt nhất người bị huyết áp thấp nên ăn chúng vào buổi sáng khi đói.
  • Rễ cam thảo: giúp bình thường hóa chỉ số huyết áp thấp gây ra bởi hàm lượng cortisol trong máu thấp.
  • Bổ sung muối: muối ảnh hưởng tới các hormone kiểm soát sự cân bằng nước của cơ thể. Bạn có thể uống nhanh một cốc nước muối pha loãng hoặc nhấm nháp một món ăn mặn nào đó khi bị tụt huyết áp.
  • Nước chanh: Nếu bạn bị huyết áp thấp do mất nước, hãy uống nước chanh có thể giúp cải thiện huyết áp. Chất chống oxy hóa có trong chanh giúp điều tiết lưu thông máu và duy trì huyết áp ở mức độ ổn định.
  • Hạnh nhân: Ngâm từ 4 đến 5 quả hạnh nhân trong nước và để qua đêm. Sau đó bóc lớp vỏ bên ngoài rồi xay nhuyễn và trộn vào một cốc sữa nóng, uống vào buổi sáng cũng giúp cải thiện huyết áp thấp
  • Thực phẩm chứa caffein: Caffein được tìm thấy trong những đồ uống như cà phê, cola, chocolate nóng, chè đặc. Chất caffein trong cà phê, chè đặc có tác dụng làm tăng huyết áp.
  • Những người bị huyết áp thấp do thiếu máu nên ăn gan lợn, sữa, tôm cá, trứng gà, thịt nạc, các loại đậu, khoai lang, rau dền, rau đay, quả lựu…

>>> Đọc thêm: Ăn gì khi bị tụt huyết áp? Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý

Huyết áp thấp không nên ăn gì?

  • Táo mèo: Đây là thực phẩm tốt cho những người cao huyết áp nhưng không tốt cho người có huyết áp thấp.
  • Hạt dẻ nướng, sữa ong chúa: Hai thực phẩm này làm giảm huyết áp, vì thế người huyết áp thấp không nên ăn.
  • Cà rốt: Có chứa muối succinic có thể khiến kali trong nước tiểu tăng lên, huyết áp giảm, nên tránh ăn nhiều.
  • Cà chua, mướp đắng: là thực phẩm có tác dụng hạ huyết áp, khiến huyết áp của những người mắc chứng huyết áp thấp càng thấp hơn. Người bị huyết áp thấp mà ăn nhiều cà chua sẽ xuất hiện triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
  • Các thực phẩm có tính lạnh như rau bina, cần tây, dưa, dưa hấu, đậu đỏ, đậu xanh, hạt hướng dương, tảo bẹ, hành tây đều có tác dụng hạ huyết áp, vì thế không nên ăn.
  • Rượu bia: Khi mới uống bia, huyết áp sẽ tăng lên do rượu bia kích thích nhịp tim. Tuy nhiên nó lại làm mất nước và gây giãn mạch nên sau đó huyết áp sẽ giảm đi nhiều.

Huyết áp thấp uống gì?

Huyết áp thấp nên ăn gì

Mất nước làm giảm thể tích máu, là nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị tụt huyết áp. Nước có vai trò tích cực trong việc điều tiết lưu thông máu và duy trì huyết áp ổn định. Vì vậy, để không bị huyết áp thấp, bạn hãy uống đủ nước mỗi ngày. Và nên uống nhiều nước hơn ở những người bị tụt huyết áp.

Bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung nước dừa để cung cấp chất điện giải hoặc nước ép lựu để nạp thêm chất chống oxy hóa.

Một số câu hỏi liên quan khác

Huyết áp thấp có uống được nước đậu đen không?

Nước đỗ đen rất tốt cho những người cao huyết áp giúp giải nhiệt, thanh độc vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên nếu bạn thuộc nhóm người huyết áp thấp thì không nên uống nước đỗ đen. Nguyên nhân, trong nước đỗ đen chứa nhiều kali khiến cho bệnh tình càng thêm tăng nặng, ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

Nếu những người huyết áp thấp uống nước đỗ đen sẽ dẫn tới biểu hiện mệt mỏi, tứ chi lạnh, đi ngoài phân lỏng hay tiêu chảy thì không nên dùng đậu đen.

Người huyết áp thấp nên uống trà gì?

  • Trà gừng

Các thành phần dưỡng chất có trong gừng giúp lưu thông máu, tăng áp lực máu lên thành mạch thúc đẩy tăng huyết áp, làm giảm các triệu chứng của huyết áp thấp và các biến chứng nguy hiểm khác. Nên uống trà gừng vào buổi sáng, không uống buổi tối, phụ nữ mang thai và cho con bú cũng không nên sử dụng trà gừng.

  • Trà hoa tam thất

Trong hoa tam thất có chứa hoạt chất nhân sâm Rb1 và Rb2 giúp thanh nhiệt giải độc, hạ mỡ máu, men gan, giảm cân, đẹp da… và quan trọng nhất là điều hòa huyết áp. Bệnh nhân huyết áp thấp chỉ cần uống 3 – 5g hoa tam thất mỗi ngày, sẽ không sợ bị tụt hay tăng huyết áp nữa.

  • Trà giảo cổ lam

Với người bị huyết áp thấp, trà giảo cổ lam sẽ giúp huyết áp tăng và trở lên ổn định. Lưu ý, với những bệnh nhân bị huyết áp thấp, khi mới dùng trà giảo cổ lam nên dùng với lượng vừa phải, với lượng nhỏ để cơ thể bạn thích ứng dần. Sau khoảng 1 tháng sử dụng bạn sẽ thấy huyết áp dần ổn định.

Huyết áp thấp là bao nhiêu-2

  • Trà Linh chi nhân sâm

Trà linh chi nhân sâm là sự kết hợp giữa hai loại thảo dược quý hiếm trong Đông y, linh chi và nhân sâm, có tác dụng cực kỳ hiệu quả trong việc ổn định huyết áp, chống co thắt mạch máu, tăng cường lưu lượng tuần hoàn máu.

Sử dụng theo tỷ lệ 2 phần linh chi và 1 phần nhân sâm, đun với nước sôi, sử dụng thay nước uống hàng ngày sẽ rất hiệu quả trong việc tăng áp huyết ở những người huyết áp thấp.

Huyết áp thấp khi mang thai có nguy hiểm không?

Bà bầu huyết áp thấp có thể là phản ứng tự nhiên của cơ thể để thích nghi với quá trình này cũng như để đảm bảo nuôi dưỡng thai nhi được tốt nhất. Vì thế huyết áp thấp do thai kỳ thường không nghiêm trọng và sẽ tự cải thiện từ tháng thứ 3 – 4 thai kỳ.

Rủi ro đáng lo nhất ở những bà bầu bị huyết áp thấp là có thể gây cơn choáng váng, ngất xỉu khiến mẹ bầu té ngã, có thể va đập lực ảnh hưởng đến thai. Ngoài ra, nếu huyết áp thấp nghiêm trọng có thể gây ra sốc, tổn thương nội tạng. Cùng với đó, máu nuôi không được vận chuyển tốt cho thai nhi nên dễ bị thiếu hụt, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Kết luận

Trên đây là lời giải đáp của Toshiko cho câu hỏi huyết áp thấp là bao nhiêu hay huyết áp thấp nên làm gì. Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, từ đó biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi để cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả nhé!

Rate this post

08.1888.8866