Hướng dẫn sử dụng máy tập chạy bộ điện an toàn và đúng cách

Sử dụng máy tập chạy bộ điện không hề khó nhưng không phải ai cũng biết cách dùng đúng vì có rất nhiều kỹ thuật và lưu ý cần nắm vững trước khi bắt đầu tập luyện. Vì vậy Toshiko Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng máy tập chạy bộ điện an toàn và đúng cách tại nhà. Nếu bạn đang làm quen thiết bị tập luyện này hay sử dụng lâu nhưng chưa thấy hiệu quả, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Quy trình sử dụng máy chạy bộ điện

Để sử dụng máy chạy bộ điện đúng kỹ thuật, an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất, người tập cần nắm được quy trình 3 bước dưới đây.

Bước 1: Kiểm tra vị trí đặt máy máy chạy bộ

mua máy chạy bộ hãng nào tốt

Trước khi bắt đầu với các bài tập, bạn nên kiểm tra vị trí đặt máy để đảm bảo an toàn và sự thoải mái trong quá trình tập.

  • Chọn vị trí đặt máy thích hợp. Có thể đặt thoải mái trên bề mặt phẳng có khả năng chịu lực tốt; và phải tránh xa khu vực dễ cháy nổ.
  • Đặt máy chạy bộ điện ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh tiếp xúc với nước và chất lỏng dẫn điện gây mất an toàn với người tập.
  • Đặt máy ở vị trí cách các vật dụng khác 1m để tập luyện thoải mái, dễ dàng hơn.

Bước 2: Chuẩn bị trước khi tập

Khi tập luyện với máy chạy bộ tại nhà bạn sẽ cần chuẩn bị những gì? Đó là kiểm tra máy, nguồn điện và lựa chọn trang phục phù hợp.

  • Kiểm tra độ chắc chắn, an toàn của máy tập chạy bộ trước khi sử dụng.
  • Kiểm tra nguồn điện và dây cắm. Nên sử dụng ổ cắm riêng cho máy chạy bộ, không chung với các thiết bị khác để đảm bảo an toàn.
  • Lau bụi trên bề mặt của máy trước khi dùng để đảm bảo thể hiện chính xác các thông số.
  • Lựa chọn trang phục phù hợp, thấm hút mồ hôi; chọn giày thể thao thoải mái, tránh giày cao gót, đế trơn. Lau đế giày sạch sẽ trước khi bước lên máy.
  • Ăn nhẹ trước khi tập 30-60 phút.

Bước 3: Các bước luyện tập với máy tập chạy bộ gia đình

các bước tập luyện với máy chạy

Sau khi đã chuẩn bị kỹ càng, bạn sẽ bắt đầu tập luyện với máy tập chạy bộ tại nhà như sau:

  • Khởi động, làm nóng cơ thể.
  • Bước lên máy.
  • Kiểm tra khóa an toàn và kẹp vào áo để nếu có sự cố xảy ra máy sẽ dừng lại đảm bảo an toàn cho bạn.
  • Bật nút start để khởi động và làm quen với tốc độ của máy.
  • Đứng 2 bên thành máy khi máy khởi động xong mới bước lên thảm chạy.
  • Khi đã quen tốc độ chạy có thể tăng tốc độ.
  • Lựa chọn các bài tập phù hợp trên bảng điều khiển và màn hình hiển thị
  • Giảm tốc độ và kết thúc quá trình tập luyện.
  • Theo dõi kết quả ở bảng điều khiển và màn hình hiển thị.

>>Xem thêm: Máy chạy bộ có tác dụng gì? Cách sử dụng chuẩn

Kỹ thuật chạy bộ đúng cách với máy tập chạy bộ gia đình

Để tránh tình trạng chấn thương không mong muốn và giúp quá trình tập luyện mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn phải chạy bộ đúng kỹ thật.

chạy bộ đúng kỹ thuật

Tư thế sẵn sàng

Tư thế sẵn sàng trước khi bắt đầu tập luyện. Tư thế đứng thẳng, vai thả lỏng, mắt và đầu hướng về phía trước, cằm song song với mặt đất. Đồng thời người hơi nghiêng về phía trước khoảng 5 độ.

Kỹ thuật bàn chân

Đối với bàn chân, khi chạy bạn nên hạ gót chân trước rồi mới đến mũi chân; để sức nặng của cơ thể trượt dần từ gót chân đến mũi chân sẽ giúp việc chạy bộ dễ dàng hơn và tránh chấn thương cho bàn chân của bạn.

Kỹ thuật tay

Khi mới bắt đầu chạy với máy, bạn nên giữ phần tay cầm và chạy giữa băng chuyền để tránh bị lệch hướng. Sau đó có thể bỏ tay khỏi phần tay cầm khi đã tăng tốc, kết hợp thực hiện động tác vung tay càng xa càng tốt nhằm đốt cháy mỡ thừa tốt hơn ở các vùng trên cơ thể.

Lưu ý: Khi chạy bộ trên máy chạy bộ, bạn nên uốn cong cánh tay 90 độ, đồng thời giữ cánh tay sát với cơ thể. Tay vung thoải mái về phía trước và phía sau; 2 bàn tay nắm hờ, cánh tay so le mỗi chân và phần vai thả lỏng thư giãn.

Hít thở đúng cách

Bên cạnh kỹ thuật chân, tay thì hít thở đúng cách cũng vô cùng quan trọng. Nên thực hiện thở sâu trong lúc chạy bộ trên máy chạy bộ điện để cân bằng lượng oxy cần thiết và thải ra. Hít vào bụng sau đó thở ra chứ không phải hít sâu phần ngực vì khi lồng ngực căng lên thì sẽ mất sức rất nhiều.

Kết hợp thở bằng miệng và mũi bằng cách hít vào bằng mũi sau đó từ từ thở ra bằng miệng như vậy sẽ giúp điều hòa khí cho cơ thể.

Ngoài ra bạn cũng có áp dụng kỹ thuật thở theo bước chạy. Cách này rất hữu ích với những người dùng sử dụng máy chạy bộ điện đa năng vì bạn có thể kiểm soát bước chạy của mình nhờ tốc độ ổn định. Áp dụng công thức 3 bước chạy, 2 nhịp thở để tập trung cao độ về hô hấp thay vì quan tâm đến vấn đề chạy bộ quá nhiều sẽ gây nhàm chán khi luyện tập với máy.

Điều chỉnh tốc độ, bài tập

Bạn có thể điều chỉnh tốc độ chạy bộ tăng hoặc giảm tùy theo khả năng của mình bằng bảng điều khiển của máy máy chạy bộ được tích hợp sẵn.

Nếu mục đích của bạn là tập để rèn luyện và thư giãn, nên để tốc độ vừa phải. Còn để giảm mỡ, tăng sức bền, săn cơ bắp, hãy chọn tốc độ cao hơn.

Điều chỉnh độ dốc của máy

Thông thường máy chạy bộ điện có thể điều chỉnh được độ dốc của máy để tăng độ khó cho người tập như khi leo núi. Tăng độ dốc sẽ giúp tăng hiệu quả tập luyện và đốt cháy calo nhiều hơn.

Để điều chỉnh độ dốc của máy tập; bạn có thể điều chỉnh bằng bảng điều khiển hoặc làm thủ công bằng tay

Những lưu ý quan trọng khi dùng máy chạy bộ tại nhà

Bên cạnh sử dụng đúng kỹ thuật trong quá trình luyện tập, người dùng cần lưu ý những điều sau để giúp việc tập luyện hiệu quả hơn.

Tập gym nên uống nước gì?

Thời gian tập thích hợp

Trung bình bạn nên tập với máy chạy bộ khoảng 3 – 4 lần/tuần và thời gian cho mỗi lần tập từ 30 – 45 phút.

Thời gian tập lý tưởng là trước bữa ăn khoảng 30 phút hoặc sau bữa ăn 2 tiếng.

Mặc trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi

Để thoải mái vận động trong lúc tập luyện, bạn nên mặc những bộ trang phục có chất liệu mềm mại, độ co giãn tốt, thấm hút mồ hôi cao.

Chọn giày tập thể thao có chất lượng tốt, vừa vặn chân, đi êm và nhẹ.

Khởi động kỹ trước khi tập

Trước khi bắt đầu tập trên máy chạy bộ, bạn hãy dành khoảng 10 phút để thực hiện các động tác giãn cơ, làm nóng cơ thể và phòng ngừa chấn thương khi tập luyện.

Chọn chế độ tập phù hợp

Tùy vào mục đích tập và thể trạng của mỗi người sẽ lựa chọn những chế độ tập khác nhau để tránh tình trạng quá sức khi tập hay bài tập quá nhẹ không mang lại hiệu quả.

Uống đủ nước

Trong quá trình vận động, cơ thể của bạn đổ mồ hôi rất nhiều nên dễ bị mất nước. Bổ sung nước uống đủ và kịp thời sẽ giúp cơ thể của bạn nhanh chóng phục hồi sức lực, tránh bị mệt mỏi.

Lên xuống máy tập chạy an toàn, tránh vấp ngã

Để đảm bảo an toàn tránh bị ngã khi lên máy chạy bộ. Khi máy đang khởi động không bước lê từ đằng sau. bước lên và xuống từ 2 bên máy.

Tắt máy chạy bộ điện đúng cách để đảm bảo an toàn và nâng cao tuổi thọ cho thiết bị

Không nên giảm tốc độ đột ngột; nên chuyển từ chế độ chạy sang đi bộ trước khi tắt máy để đảm bảo an toàn cũng như tuổi thọ của máy chạy bộ.

>> Xem thêm: 10 lưu ý quan trọng khi sử dụng máy chạy bộ chuyên nghiệp

Hướng dẫn bảo quản máy chạy bộ điện đúng cách

Để máy chạy bộ của bạn có được độ bền cao, luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất, hãy bảo quản máy đúng cách sau mỗi lần tập luyện.

máy tập chạy bộ gấp gọn

  • Thường xuyên lau chùi, vệ sinh máy chạy bộ bằng khăn ẩm để giảm khả năng ma sát lên máy chạy, tránh bị trầy xước.
  • Nên sử dụng nguồn điện 220V để ổn định hoạt động của máy chạy bộ; tránh gây tình trạng điện chập chờn sẽ tổn hại đến tuổi thọ của máy.
  • Sau khi kết thúc buổi tập hãy rút dây nguồn điện ra, gấp gọn máy.
  • Nên tra dầu bôi trơn theo định kỳ để tăng hiệu quả hoạt động của máy.
  • Sau khi tập luyện xong, hãy phủ tấm vải mềm lên máy để tránh bụi bẩn vào máy.
  • Đặt máy ở vị trí thoáng đãng, không ẩm thấp để tránh tình trạng chập cháy máy chạy điện.

Những đối tượng cần lưu ý khi tập luyện với máy chạy bộ tại nhà

Có rất nhiều lợi ích khi sử dụng máy chạy bộ và gần như ai cũng có thể sử dụng máy chạy bộ để nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên vẫn có một số đối tượng đặc biệt cần lưu ý trước khi lựa chọn máy chạy bộ để tập luyện hằng ngày.

bà bầu có nên chạy bộ với máy không

  • Những người có vấn đề về xương khớp: Với những người có vấn đề về xương khớp cần được tư vấn bởi bác sĩ để có bài tập nào phù hợp.
  • Những người có vấn đề về tim mạch: Những người có vấn đề về tim mạch không nên chạy máy chạy bộ điện khi ở nhà một mình.
  • Phụ nữ mang thai: Phụ nữ có thai chỉ nên chọn bài tập đi bộ nhẹ nhàng và nên tập khi có người ở nhà.

Trên đây là hướng dẫn sử dụng máy tập chạy bộ điện tại nhà đúng cách dành cho những người mới tập làm quen với máy chạy bộ điện và những người tập lâu năm nhưng chưa nắm được kỹ thuật đúng. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn.

Rate this post

08.1888.8866