Hướng dẫn khắc phục các lỗi thường gặp khi dùng máy xe đạp

Máy xe đạp là dụng cụ tập thể dục mang lại nhiều công dụng, sự tiện lợi cho các gia đình. Tuy nhiên, khi sử dụng lâu dài, xe đạp tập có thể bị một số lỗi thông thường. Tham khảo bài viết dưới đây để nhanh chóng xử lý tình trạng trục trặc ở thiết bị tập luyện của bạn nhé!

Nguyên nhân xuất hiện các lỗi trục trặc ở máy xe đạp

Mọi thiết bị điện sử dụng trong đời sống như tủ lạnh, máy giặt, TV, laptop, điện thoại… đều có thể hỏng hóc sau một thời gian sử dụng. Máy xe đạp cũng không ngoại lệ. Nếu sử dụng máy liên tục, quá tải, bạn cũng sẽ gặp một vài tình trạng trục trặc không đáng có.

Xe đạp tập thể dục tại nhà

Cụ thể, một số nguyên nhân gây ra lỗi cho máy xe đạp đó là:

  • Xe đạp tập không được bảo dưỡng và bảo trì thường xuyên, dẫn đến sau một thời gian sử dụng, các bộ phận có thể bị lỗi, không hoạt động bình thường.
  • Khi tập luyện, người dùng không để ý để mồ hôi bám vào khung xe, dễ làm hỏng lớp sơn tĩnh điện chống gỉ và chống xước của xe.
  • Xe không được chú trọng bảo quản, thường hay để ở nơi ẩm ướt, không thông thoáng.
  • Sản phẩm xe đạp tập chất lượng kém, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng, dẫn đến nhanh xuống cấp, hỏng hóc.

>> Tìm hiểu thêm: 9 sai lầm dễ mắc khi tập luyện với xe đạp tại chỗ

Những trường hợp lỗi thường gặp và cách khắc phục

Bàn đạp bị vỡ hỏng

Bàn đạp là một trong những bộ phận của máy xe đạp dễ bị hư hỏng nhất. Đây là điểm tì của bàn chân, bộ phận thường xuyên phải chống đỡ áp lực từ chân và cơ thể người dùng. 

Bàn đạp của xe đạp tập thường được thiết kế để chịu đựng được một trọng lượng nhất định. Do đó, nếu người sử dụng xe có vóc dáng và cân nặng quá tải hoặc dùng lực quá mạnh, sai trọng tâm, sẽ có thể làm hỏng, vỡ bàn đạp.

Cách khắc phục cho trường hợp này là bạn có thể trang bị bàn đạp mới và thay thế. Để đề phòng, ngay từ đầu bạn nên nhờ nhân viên chuyên môn tư vấn để mua xe đạp tập phù hợp với bản thân, kiểm tra các bộ phận của xe kỹ lưỡng.

Tay cầm của máy xe đạp bị lỏng lẻo 

Ta cầm của xe đạp tập

Nếu cảm thấy phần tay cầm bị lỏng, không chắc chắn, thậm chí phát ra tiếng kêu, điều này cho thấy các phần ốc nối ở bộ phận này bị lỏng ra. Nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng của lực tay người tập tác động lâu ngày.

Cách khắc phục là tìm ra chỗ khớp bị lỏng và siết ốc chặt lại. Sau đó, bạn hãy tra thêm dầu nhờn để xoay phần tay cầm dễ dàng và trơn tru hơn.

Bánh đà phát ra tiếng kêu

Ở một số trường hợp, khi đang tập máy xe đạp với tốc độ tăng nhanh dần, người dùng có thể nghe thấy tiếng kêu khó chịu và xác định được vị trí tiếng kêu là ở bộ phận bánh đà của xe. Nguyên nhân được đưa ra có thể là do sử dụng lâu ngày, bánh đà bị mòn trục hay khô dầu.

Cách khắc phục trường hợp trục trặc này là tra dầu nhờn vào trục bánh đà, kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo bánh đà không bị khô dầu, nhờ đó bánh xe vận hành êm ái hơn, không gây ra tiếng kêu và cũng đảm bảo độ bền của xe.

Phanh xe không ăn, bánh đà không có lực hãm

Một lỗi thường gặp khác là sau một thời gian sử dụng, bộ phận bánh đà có hiện tượng quay rất nhanh, không có lực hãm và phần phanh của xe không hoạt động hiệu quả. Hiện tượng này gây ra bất tiện và ảnh hưởng đến quá trình tập luyện của người dùng. Lý do chính của vấn đề này đến từ phần dây phanh của xe hỏng hoặc má phanh bị mòn.

Cách khắc phục cho tình trạng này là tháo rời phần phanh hãm và bánh đà để kiểm tra. Nhận thấy các bộ phận bị hư hỏng thì thay thế. Bạn có thể mang xe đi bảo hành hoặc nhờ người có chuyên môn hỗ trợ để tránh xảy ra rắc rối trong quá trình tháo lắp.

Bánh đà không quay

Bánh đà là bộ phận quan trọng của máy xe đạp, có tác động trực tiếp đến các bài tập đạp xe của người dùng. Tuy nhiên, bộ phận này cũng là nơi dễ xảy ra các vấn đề. Một trục trặc khác có thể kể đến là lỗi bánh đà không quay khi đang đạp xe. Nguyên nhân phát sinh lỗi này là do bộ phận xích chuyển động bên trong xe bị đứt.

Bánh đà của máy xe đạp

Cách khắc phục là tháo vỏ xe và thay thế dây xích mới giúp cho bộ phận truyền động hoạt động bình thường lại. Hoặc bạn cũng có thể chọn sử dụng các sản phẩm xe đạp tập dùng dây curoa truyền động. Vật liệu chất lượng cao này khắc phục được những ngược điểm của dây xích thông thường, giúp cho xe hoạt động ổn định hơn.

Cách hạn chế tình trạng lỗi ở máy xe đạp

Cùng với việc tìm cách khắc phục các hiện tượng lỗi, trục trặc, bạn cần lưu ý một số điều sau để hạn chế hư hỏng ở máy xe đạp: 

  • Đặt xe ở mặt sàn bằng phẳng, không đặt ở nơi gồ ghề.
  • Vệ sinh xe thường xuyên với vải mỏng, không dùng chất tẩy rửa mạnh khiến xe bị bào mòn.
  • Hạn chế cho thú cưng lại gần máy, chúng có thể cào cấu, cắn hỏng các bộ phận của máy.
  • Không sử dụng máy vượt quá mức tải trọng cho phép.
  • Xe được sử dụng cho gia đình nên được phân chia thời gian tập nhất định mỗi ngày để đảm bảo tuổi thọ của xích.
  • Bảo dưỡng bôi dầu cho xe định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần.
  • Không để xe quá lâu không sử dụng. Nếu bảo quản không tốt, xe rất dễ bị lỗi và hỏng. Với trường hợp này, nên bảo trì lại toàn bộ máy, tháo rời vệ sinh hộp truyền động.
  • Để máy xe đạp có chất lượng tốt, tuổi thọ cao và hạn chế hỏng hóc nhất có thể, ngay từ khi mua xe, bạn nên tìm hiểu kỹ về loại xe, thiết kế, công dụng và tải trọng của sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân và gia đình. Chọn một thiết bị có chất lượng đảm bảo và kiểm định rõ ràng sẽ giúp bạn hạn chế việc phải sửa chữa sau này.
  • Đồng thời, mua xe đạp tập ở các cửa hàng chính hãng, thương hiệu uy tín sẽ giúp bạn yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm.

>> Đọc thêm: Bí kíp tránh mua phải xe dap tap the duc kém chất lượng

Kết luận

Phía trên là hướng dẫn cụ thể để bạn sửa máy đạp xe khi gặp các lỗi thông thường và phương pháp sử dụng xe giúp hạn chế tình trạng trục trặc. Để phòng ngừa những rắc rối bất tiện khi tập luyện, bạn hãy chọn mua cho mình một chiếc xe đạp tập có chất lượng tốt ngay từ ban đầu. Xe đạp Toshiko là một thương hiệu uy tín bạn có thể tham khảo. Liên hệ đến hotline 1900.1891 để biết thêm chi tiết về sản phẩm này nhé!

Rate this post

08.1888.8866