Bạn mới mua máy chạy bộ điện nhưng vẫn chưa biết cách sử dụng bảng điều khiển và điều chỉnh các chức năng trên máy sao. Vậy Toshiko Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn điều chỉnh và sử dụng máy chạy bộ điện đúng cách. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
Máy chạy bộ điện được tích hợp bảng điều khiển và màn hình LED hiển thị các thông số tập luyện. Các chức năng của máy đi bộ được thể hiện khá rõ ràng với các phím chức năng, giúp người dùng có thể dễ dàng thao tác khi sử dụng.
Dưới đây là những nút bấm cơ bản trên các dòng máy chạy bộ tại nhà hiện nay:
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng máy chạy bộ cho người tập trong suốt quá trình tập luyện, hạn chế tối đa các sự cố có thể gặp như trượt chân hay ngã khỏi băng tải, các dòng máy tập chạy bộ điện được tích hợp khóa tự động an toàn.
Khóa an toàn có tác dụng làm băng tải dừng lại ngay khi bạn không bắt kịp tốc độ của máy và bị ngã thì chốt sẽ bật ra và máy sẽ ngừng lại ngay lập tức ( khác với nút STOP chỉ làm cho băng tải giảm vận tốc từ từ rồi đến khi dừng hẳn lại), tránh gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Khóa tự động của máy chạy bộ điện là khóa từ, được bố trí ngay phía trước máy ở trung tâm bảng điều khiển có màu đỏ. Khi bước lên máy bạn hãy kẹp một đầu khóa an toàn này vào quần áo tập để đảm bảo an toàn khi tập nhé.
Máy chạy bộ điện có thể thay đổi độ dốc của băng tải để làm tăng độ khó cho bài tập, mô phỏng các bài chạy trên địa hình dốc.
Hiện nay một số máy chạy bộ điện có thể điều chỉnh độ dốc tự động nhưng cũng có một số dòng máy điều chỉnh độ dốc thủ công.
Phần lớn các loại máy hiệu này cho phép điều chỉnh độ dốc trên máy chạy bộ từ 0% đến 15%. Phím “Incline”+ để tăng độ dốc, còn “Incline”- để giảm độ dốc của máy. Tùy vào mục tiêu bài tập, dạng bài và điều kiện sức khỏe mà bạn chọn độ nghiêng cho phù hợp.
Tập luyện trên mặt dốc sẽ tốn nhiều sức lực hơn so với trên mặt phẳng thông thường. Bạn nên thực hiện điều chỉnh độ dốc trên máy tập chạy theo thể lực, không nên cố gắng điều chỉnh độ dốc quá lớn sẽ làm bạn dễ bị mệt.
Băng tải máy chạy bộ khi sử dụng lâu có thể bị lệch hoặc khô dầu. Lúc này cần phải kiểm tra để tìm ra nguyên nhân và khắc phục sự cố.
Nếu dầu khô hãy tra thêm dầu vào các khớp chuyển động còn nếu băng tải bị lệch, hãy kiểm tra và điều chỉnh theo hướng dẫn dưới đây:
Ngoài việc tự điều chỉnh các thông số của máy trong quá trình tập thì máy chạy bộ hiện nay còn được tích hợp sẵn các bài tập chạy và các chương trình tập luyện khác nhau để người dùng có thể dễ dàng lựa chọn hơn như: Chương trình chạy chậm, chạy cường độ cao, chạy tốc độ nhanh và thời gian dài, chạy nhằm tăng thể lực và phát triển cơ bắp,…
Để điều chỉnh các chương trình tập bạn chỉ cần nhấn SET UP để điều chỉnh.
Trước khi tập luyện với máy tập chạy, bạn nên chọn vị trí đặt máy phù hợp. Hãy đặt máy chạy bộ điện trên nền phẳng, chắc chắn và những nơi thông thoáng. Tránh đặt ở ngoài trời, những vị trí ẩm ướt sẽ làm máy nhanh hỏng.
Vị trí đặt máy nên cách những đồ vật khác tối thiểu 1m để tránh ngã va vào máy trong quá trình máy hoạt động.
Lịch trình tập với máy đi bộ nên là 3 – 4 lần/ tuần và mỗi buổi tập nên tập trong 30 – 45 phút. Thời điểm tập lý tưởng là buổi sáng hoặc trước bữa ăn khoảng 30 phút và sau bữa ăn là 2 giờ. Không nên chạy ngay sau bữa ăn sẽ làm đau dạ dày, không nên chạy quá nhiều vào buổi tối sẽ gây ra tình trạng khó ngủ.
Khởi động được xem là bước quan trọng, vì chúng giúp hạn chế những chấn thương không đáng có xảy ra trong quá trình luyện tập, giúp cơ thể quen với những chuyển động trên mặt phẳng, cũng như giúp máu lưu thông tốt hơn.
Máy chạy bộ điện có nhiều chế độ chạy với nhiều mục đích khác nhau như chế độ giảm mỡ, tăng cơ, tăng cơ, cải thiện vóc dáng hay nâng cao sức khỏe,… Việc của người tập là chỉ cần nhập số cân nặng, độ tuổi cũng như thời gian mong muốn, phần mềm sẽ tự động đề ra chế độ phù hợp.
Để quá trình tập luyện với máy đi bộ đạt hiệu quả tốt nhất, người tập phải chạy đúng tư thế và hít thở đúng cách. Mắt nhìn thẳng, cột sống thẳng và luôn tiếp đất bằng nửa trước của bàn chân. Hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng theo nhịp chạy.
Chạy bộ sẽ đốt cháy nhiều năng lượng và tiết ra khá nhiều mồ hôi. Vậy nên cần phải bổ sung đủ nước trước, trong và sau quá trình chạy để tránh làm cơ thể bạn mất nước và gây ra triệu chứng chóng mặt và mệt mỏi. Nên uống nước theo từng ngụm nhỏ, không nên uống quá nhiều sẽ làm bạn bị đau bụng.
>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng máy chạy bộ tập thể dục cho người mới bắt đầu
Trên đây là hướng dẫn điều chỉnh và sử dụng máy chạy bộ điện đúng cách. Hy vọng sẽ giúp bạn có thể sử dụng máy chạy bộ tại nhà hiệu quả. Để biết thêm thông tin về máy đi bộ và các thiết bị tập luyện thể dục, chăm sóc sức khỏe tại nhà, bạn có thể tham khảo tại toshiko.vn hoặc liên hệ hotline 1900.1891 để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.
Copyright 2020 - Niềm tin khách hàng - Giá trị của chúng tôi
Công ty cổ phần Toshiko Việt Nam - Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0109158690
Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.Hà Nội
Địa chỉ ĐKKD: Số 104 đường Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội