Ghi nhớ ngay 6 động tác giãn cơ cho người tập đạp xe

Tập đạp xe là hoạt động thể chất thu hút nhiều người rèn luyện bởi mang đến niềm hứng khởi và những lợi ích cho sức khỏe như tăng sức bền, giảm cân, tốt cho tim mạch… Sau mỗi buổi đạp xe, người tập có thể bị mỏi chân, nhức hông. Những động tác giãn cơ đơn giản, dễ thực hiện sẽ giúp bạn vượt qua tình trạng này.

Vai trò của giãn cơ đối với người tập đạp xe

Đạp xe là lựa chọn tập luyện sức khỏe phổ biến, đặc biệt, sử dụng xe đạp tập tại nhà đang dần trở thành xu hướng bởi sự tiện dụng. Mọi người đều mong đợi cơ thể sẽ ngày càng khỏe mạnh, vóc dáng có sự thay đổi tích cực sau mỗi buổi tập đạp xe. Tuy nhiên, nhiều người không chú trọng hoặc quên thực hiện các bài tập giãn cơ – một điều rất quan trọng.

Vai trò của giãn cơ đối với người tập đạp xe

Khi đạp xe, một số bộ phận trên cơ thể chịu nhiều tác động như đầu gối, chân, lưng, hông, cổ có thể dễ gặp chấn thương nếu không được giãn cơ trước và sau buổi tập. Cùng với đó, việc luyện tập đạp xe của bạn cũng có thể bị giảm hiệu suất hoặc thậm chí tác dụng ngược.

Các bài tập giãn cơ giúp tăng độ dẻo dai và linh hoạt cho cơ bắp, kích thích các nhóm cơ và khớp hoạt động tối ưu và nhịp nhàng, tránh những chấn thương không đáng có hay những cơn đau nhức khó chịu.

6 động tác giãn cơ cho các buổi tập đạp xe

Bạn nên thực hiện các động tác giãn cơ cả lúc trước và sau buổi tập đạp xe để giữ cho các khối cơ khỏe mạnh. 

Giãn cơ đầu gối và cơ đùi trước

Tổ hợp cơ và xương khớp gối là phần hoạt động nhiều nhất trong quá trình đạp xe, do đó đây cũng là bộ phận dễ bị thương nhất. Còn cơ đùi trước hay cơ tứ đầu là một trong những nhóm cơ lớn chính của cơ thể gồm 3 cơ lớn và một vài cơ nhỏ ở phần đùi phía trong. Đây cũng là nhóm cơ vận động chủ yếu khi đạp xe, cần được làm nóng trước buổi tập và giãn cơ cẩn thận khi kết thúc để ngăn ngừa chấn thương.

Giãn cơ đầu gối và cơ đùi trước

Để giãn cơ ở đầu gối và cơ đùi trước, bạn thực hiện động tác Quad Stretch, cụ thể:

  • Đứng thẳng người, dang 2 chân rộng bằng vai.
  • Dùng tay nắm cổ chân trái kéo ra phía sau, áp sát vào mông nếu có thể, sao cho vùng cơ đùi được giãn hết cỡ.
  • Giữ nguyên tư thế khoảng 30 giây rồi đổi chân.

Giãn nhóm cơ đùi sau (Hamstring Stretch)

Nhóm cơ đùi sau (cơ gân kheo) hoạt động nhiều trong các động tác đẩy bàn đạp xuống và gập đầu gối khi tập đạp xe. Nếu lúc tập bạn tăng hoặc giảm tốc độ đột ngột làm cho cơ bắp không kịp thích ứng thì có thể xảy ra hiện tượng đau nhức ở nhóm cơ này.  

Giãn nhóm cơ đùi sau

Động tác giãn cơ đùi sau Hamstring Stretch phần nào có thể giúp bạn phòng ngừa trường hợp này. Cách thực hiện là:

  • Ở tư thế đứng, bạn chống gót chân trái lên một bề mặt cao sao cho góc mở tạo từ 2 chân rộng khoảng 60-90 độ, ngón chân hướng lên trên.
  • Tiếp đến, bạn chầm chậm nghiêng người về phía trước và gập hông để kéo căng cơ gân kheo.
  • Giữ tư thế 30 giây rồi đổi chân.

Động tác giãn vùng cơ bắp chân

Cơ bắp chân và vùng cận gót chân (Achilles Tendon – phần gân nối giữa gót và cơ bắp chân) chịu áp lực lớn từ quá trình đạp xe. Do đó việc giãn cơ ở phần cơ bắp này là rất cần thiết. Bạn có thể thực hiện động tác ngồi giãn cơ theo hướng dẫn sau:

Động tác giãn vùng cơ bắp chân

  • Ngồi trên sàn, chân trái duỗi thẳng, chân phải gập ngang, bàn chân áp sát vào đùi chân trái.
  • Gập người lại, dùng tay giữ lấy bàn chân trái đang duỗi sao cho cảm thấy phần cơ bắp chân và gót giãn ra.
  • Giữ nguyên tư thế 20 phút sau đó đổi chân.

Động tác giãn cơ hông

Giãn cơ hông cũng là động tác cần phải thực hiện vì phần cơ này chịu nhiều tác động khi cơ thể ngồi lâu trên xe và hoạt động nhiều nhất trong động tác kéo chân lên sau mỗi lần đạp xe.

Giãn cơ vùng hông

Bạn có thể thực hiện động tác giãn cơ hông theo các bước:

  • Đầu tiên, bạn đứng thẳng, 2 chân dang rộng bằng vai, tay đặt trên hông.
  • Bước chân trái về phía trước, khuỵu xuống tạo thành 1 góc vuông, chân phải duỗi ra sau.
  • Vươn hông đẩy về phía trước xa nhất có thể sao cho bạn cảm thấy cơ hông căng ra.
  • Giữ tư thế trong 30 giây rồi bước chân về vị trí ban đầu, đổi chân và lặp lại động tác.

Giãn vùng cơ mông

Cơ mông là một trong những bộ phận dễ bị đau nếu người tập đạp xe không căn chỉnh ghế ngồi phù hợp với cơ thể. Mặt khác, yên xe có kích thước không phù hợp hoặc cơ đùi hoạt động quá nhiều cũng tạo nên sức ép mạnh đến vùng mông và gây đau. Giãn cơ mông sẽ phần nào giúp giảm tình trạng đó.

Giãn cơ mông

Động tác giãn cơ vùng mông rất dễ thực hiện:

  • Ngồi trên mặt sàn, chân trái duỗi về sau, chân phải co lại, gập ngang một góc khoảng 45 độ.
  • Ép chân trái đang duỗi để phần đầu gối chạm sàn và vùng cơ mông được giãn tối đa.
  • Giữ tư thế 30 giây rồi đổi chân.

Động tác giãn cơ vùng cổ

Thực hiện tư thế đạp xe liên tục trong thời gian dài có thể làm cho vùng cổ cứng và mỏi. Để giúp giảm bớt căng thẳng, bạn kéo giãn và thư giãn vùng cơ ở cổ với động tác sau:

Giãn cơ vùng cổ sau buổi tập đạp xe

  • Từ tư thế thẳng cổ, bạn từ từ cúi xuống, áp cằm vào trong cổ cho phần cơ phía sau gáy giãn ra nhiều nhất có thể. Giữ trạng thái này trong vài giây.
  • Tiếp đến, nhẹ nhàng nghiêng đầu sang bên trái sao cho cơ ở đối diện được kéo căng. Giữ tư thế trong vài giây rồi di chuyển cổ sang bên phải rồi lặp lại.

Phục hồi cơ thể sau quá trình tập đạp xe

Giãn cơ là bước quan trọng, nhất định phải thực hiện khi kết thúc buổi tập xe đạp để cơ thể bước đầu trở về trạng thái bình thường sau một hồi đã tiêu hao quá nhiều năng lượng. Nếu có thời gian, bạn có thể thực hiện một số hoạt động khác để giúp cơ thể phục hồi tốt hơn. Việc nghỉ ngơi đủ và đúng phương pháp sẽ giúp bạn tối ưu hiệu suất trong những buổi tập tiếp theo.

Massage cơ sau khi tập đạp xe

Massage là phương pháp hiệu quả để giúp xoa dịu và phục hồi cơ bắp đang trong trạng thái căng thẳng. Tuy nhiên, ngay sau buổi đạp xe không phải thời điểm thích hợp để massage. Bạn có thể tự xoa bóp sau khi tập luyện ít nhất 20 phút hoặc trước lúc đi ngủ.

Các động tác massage đơn giản như bóp các vùng cơ rồi chuyển sang ấn và dùng sức mạnh hơn. Bạn massage từ dưới chân lên đến tay, vai. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng máy massage hoặc ghế massage toàn thân để xoa bóp đều các vùng cơ khắp cơ thể.

Massage cơ sau khi tập đạp xe

Kết hợp tập đạp xe với chế độ ăn khoa học

Sau buổi tập mệt mỏi, bạn hãy bổ sung ngay 100 – 150g glucose để bù đắp năng lượng bị tiêu hao và để cho cơ thể nhanh chóng tự phục hồi. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng ảnh hưởng rất nhiều đến trạng thái tập luyện, khả năng vận động và phục hồi sau tập luyện của bạn.

Do đó, bạn cần chú ý ăn uống, bổ sung đủ các loại chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất trong các bữa ăn hàng ngày.

>> Đọc thêm: Ăn uống trước khi đạp xe thể dục cần lưu ý gì?

Thư giãn tinh thần sau buổi tập đạp xe

Thư giãn thả lỏng tinh thần cũng là liệu pháp phục hồi mang đến tác dụng hữu hiệu. Trong đó có 2 cách đơn giản giúp bản cảm nhận ngay được sự “chữa lành” đó là:

  • Thiền định kết hợp nghe nhạc nhẹ nhàng: Khi ngồi thiền đồng nghĩa với việc cơ thể thả lỏng, tinh thần thư thái. Mở một list nhạc nhẹ nhàng ru dương và ngồi thiền tư thế kim cương kết hợp hít thở sâu đều đặn, bạn sẽ cảm thấy khoan khoái và mọi sự mệt mỏi tiêu tan.
  • Ngâm mình trong bồn tắm: Phương pháp này giúp bạn thư giãn toàn thân một cách nhanh chóng. Bạn có thể thêm tinh dầu hay hương liệu nào đó tốt cho sức khỏe vào bồn tắm để gia tăng tác dụng. Nước ấm có nhiệt độ 29 – 34 độ là thích hợp nhất để ngâm bồn làm giảm đau cơ. Bạn sẽ cảm giác cơ thể thả lỏng và mọi sự khó chịu được đánh tan.

>> Đọc thêm: Những lầm tưởng về việc tập luyện với xe đạp tập gym tại nhà

Như vậy, bài viết đã giới thiệu đến bạn những động tác giãn cơ đơn giản nhưng rất hữu hiệu cho các buổi tập đạp xe. Hãy ghi nhớ ngay hướng dẫn ở trên để áp dụng vào quá trình đạp xe thể dục của bạn. Nếu có thắc mắc liên quan đến tập luyện đạp xe hoặc muốn lựa chọn một chiếc máy đạp xe, ghế massage phù hợp với nhu cầu, bạn có thể liên hệ đến Toshiko qua hotline 1900.1891 để được tư vấn, trợ giúp sớm nhất nhé!

Rate this post

08.1888.8866