Ghế massage có bao nhiêu con lăn và túi khí?

Ghế massage có bao nhiêu con lăn và túi khí thường được rất nhiều khách hàng quan tâm khi tiến hành mua sản phẩm của ghế massage Toshiko. Hôm nay, chúng tôi sẽ lý giải điều này cho khách hàng.

Ghế massage có bao nhiêu con lăn và túi khí

Ghế massage có bao nhiêu con lăn và túi khí

1. Ghế massage có bao nhiêu con lăn và túi khí?

Thông thường một chiếc ghế massage sẽ có khoảng 4 đến 12 con lăn hoặc nhiều hơn hoạt động trên cơ thể. Các con lăn sẽ chạy dọc trên cơ thể con người và tiến hành ray, đấm, tì,.. Tuy nhiên, ở mỗi dòng ghế massage sẽ có những hệ thống con lăn khác nhau. Điều này, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng khách hàng với từng loại sản phẩm. Các loại ghế massage toàn thân có số lượng con lăn khác nhau.

Nói về túi khí, cũng phụ thuộc vào từng loại ghế mà có hệ thống túi khí khác nhau. Ví thử có ghế chỉ có 30 túi khí, 20 túi khí, 8 túi khí hay 40 túi khí hoặc có thể lên đến hàng trăm túi khí. Tuy nhiên, song hành với đó cũng là giá thành của từng loại ghế mà khách hàng đang có nhu cầu sử dụng.

Như vậy, câu hỏi ghế massage có bao nhiêu con lăn và túi khí phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của khách hàng mà có những loại ghế massage nhiều con lăn, túi khi hay ít hơn.

Ghế massage có bao nhiêu con lăn và túi khí

Tùy vào loại ghế massage và từng dòng sản phẩm sẽ có số lượng túi khí và con lăn khác nhau

2. Các loại con lăn massage

2.1. Dựa vào chức năng hay vị trí mà nó chịu trách nhiệm massage

+ Con lăn cổ/gáy và con lăn lưng ở 1 số dòng ghế massage là tách riêng (trục massage ngắn), 1 số khác thì đồng nhất với nhau (trục massage dài kiểu L, SL). 

Với con lăn cổ gáy và con lăn lưng tách riêng thì chúng được đặt cố định ở vùng hoạt động của mình (vùng cổ – gáy và vùng lưng được tính từ bả vai đến thắt lưng) chỉ massage quanh đó còn khi con lăn cổ gáy đồng thời là con lăn lưng thì con lăn sẽ trượt dài, chạy theo cơ thể, vùng hoạt động rộng hơn.

Con lăn bắp chân hoạt động massage quanh vùng bắp chân, thường xuất hiện ở dòng ghế cao cấp, ở các dòng ghế khác nhà sản xuất dùng túi khí để thay thế cho con lăn.

Con lăn bàn chân có thể massage từ vùng gót đến đầu ngón chân và nó hoạt động theo kiểu cuộn tròn quanh trục, 1 số còn có gai nổi, massage thú vị hơn.

Xét về chiều không gian hoạt động của con lăn và loại ghế

+ Con lăn ghế massage 2D: Cố định, di chuyển hạn chế theo chiều trái – phải, lên – xuống.

+ Con lăn ghế massage 3D: Di chuyển theo chiều  trái – phải, lên – xuống, trước – sau.

+ Con lăn ghế massage 4D: Lớn hơn con lăn ghế massage 3D, massage sâu hơn, di chuyển theo chiều  trái – phải, lên – xuống, trước – sau, ra – vào.

Trên 1 số dòng cao cấp, còn bắt gặp con lăn tạo nhiệt hồng ngoại, con lăn bấm huyệt, ấn huyệt,…

Cấu tạo của con lăn khá đơn giản thường gồm 2 phần: đầu bi lăn và tay đỡ. Con lăn được gắn vào khung massage, coi đó như một trục đường ray để trượt và hoạt động khắp các vùng cơ thể khác nhau. Khung massage càng dài càng ôm sát cơ thể thì con lăn càng chạm tới được nhiều vùng cơ thể khác nhau.

Đầu bi lăn (bánh xe): đây là phần sát với vỏ bọc ghế, tác động lên từng bộ phận khác nhau của cơ thể.

Tay đỡ: là phần trung gian, nối đầu bi lăn với khung massage.Tùy chỗ nó có thể được lắp đặt cố định hoặc chạy dọc trên khung massage.

Mỗi một con lăn sau khi được truyền tín hiệu từ điều khiển bằng hệ thống vi mạch và con chip thông minh sẽ tự động thực hiện chu trình massage đã được lập trình sẵn.

Con lăn thường hoạt động với các động tác cơ bản như : trái – phải, lên – xuống. Nâng cấp hơn nữa là trước – sau, ra – vào. Với các dòng ghế massage cao cấp, đầu bi lăn còn được tích hợp nhiệt nóng, bi đi đến đâu nhiệt tỏa ra đến đó sưởi ấm toàn bộ cơ thể, từ đó tăng hiệu quả massage.

Ghế massage có bao nhiêu con lăn và túi khí

Vị trí của các túi khí ở ghế massage

>>Tham khảo thêm: Tổng hợp các chế độ massage cơ bản nhất của ghế mát xa

2.2. Túi khí ghế massage

Cùng với con lăn, túi khí là “linh hồn” của ghế massage toàn thân.  Túi khí có cấu tạo gồm 2 phần: lớp túi phía bên ngoài và lớp khí phía bên trong.

Túi khí có thể được sử dụng để mô phỏng các kỹ thuật bóp, nhào bằng cách nhanh chóng thổi phồng hoặc xì hơi. Túi khí sẽ được thiết kế trên những phần hay bị nhức mỏi của cơ thể để đảm bảo nó ôm sát và chăm sóc trực tiếp. Do vậy, túi khí được đặt ở những vị trí nhiều cơ hoặc nơi mà con lăn không thể tiếp cận như bả vai, hai bên tay, hông, mông, đùi, bắp chân, bàn chân. 

Hy vọng với bài viết mà Toshiko đưa ra sẽ mang nhiều kiến thức đến cho người sử dụng về chủ đề “Ghế massage có bao nhiêu con lăn và túi khí?”.

Rate this post

08.1888.8866

btn