Cách để đọc thông số trên bảng điều khiển máy chạy bộ

Các thông số trên máy chạy bộ và cách dùng bảng điều khiển máy chạy bộ là những thông tin quan trọng mà bạn cần nắm được khi mua và sử dụng máy chạy bộ tại nhà. Nếu đây là lần đầu tiên bạn mua máy chạy bộ và vẫn chưa biết cách dùng như thế nào, đừng bỏ qua những thông tin quan trọng được tổng hợp từ Toshiko nhé.

Các thông số quan trọng trong cấu tạo máy chạy bộ

Các thông số trên máy chạy bộ và cách dùng bảng điều khiển máy chạy bộ

Các thông số trên máy chạy bộ và cách dùng bảng điều khiển máy chạy bộ

Để biết cách chọn máy chạy bộ phù hợp với nhu cầu sử dụng, bạn cần nắm được các thông số quan trọng trong cấu tạo máy.

Công suất động cơ máy chạy

Động cơ sẽ là bộ phận cung cấp sức mạnh cho máy chạy bộ điện. Động cơ càng lớn thì máy chạy càng khỏe.

Máy chạy bộ hiện nay có nhiều loại với công suất động cơ khác nhau nhưng thông thường với máy chạy bộ tại nhà là 2HP – 4.5HP.

Dựa vào nhu cầu và mục đích sử dụng để lựa chọn loại máy có động cơ phù hợp. Nếu dùng cho gia đình chỉ cần chọn máy tập chạy bộ từ 2 HP đến 3HP là đã có thể sử dụng tốt.

Diện tích băng tải máy chạy bộ

Băng tải là bề mặt tiếp xúc với chân người tập. Diện tích băng tải chính là diện tích vùng chạy để thực hiện các bài tập chạy bộ.

Độ rộng băng tải càng lớn thì trải nghiệm chạy bộ càng thoải mái. Trên thị trường hiện nay, một chiếc máy tập chạy bộ tầm trung là có kích thước vùng chạy từ 450 đến 500mm phù hợp với người có chiều cao cân nặng bình thường, còn những người có vóc dáng cao lớn nên chọn máy có kích thước lớn hơn.

Vận tốc tối đa máy chạy bộ

Vận tốc tối đa là thông số thể hiện tốc độ nhanh nhất của máy chạy bộ mà người tập khi sử dụng có thể lựa chọn. Vận tốc tối đa phụ thuộc vào sức mạnh động cơ và phần nào đó phụ thuộc vào khả năng của người tập.

Tuy nhiên, thông thường sẽ rất ít ai có thể sử dụng tốc độ lớn nhất của máy đi bộ để tập luyện ngoại trừ những vận động viên chuyên nghiệp.

Tải trọng máy chạy

Tải trọng của máy tập chạy bộ là một trong các thông số trên máy chạy bộ quan trọng mà bạn cần nắm được khi mua máy chạy bộ tại nhà. Tải trọng quy định trọng lượng tối đa của người sử dụng máy đã bao gồm cả lực tác động trong từng bước chạy. Với những máy sử dụng máy đi bộ với cường độ cao, liên tục, nên chọn máy có tải trọng lớn để đảm bảo chất lượng và độ bền.

Các chỉ số hiển thị trên màn hình khi tập luyện

Máy chạy bộ hiện nay rất hiện đại và thông minh, được tích hợp cảm biến đo lường và trang bị màn hình LED hiển thị các thông số khi tập luyện.

Khi chạy bộ trên máy, bạn sẽ thấy những chỉ số này thay đổi theo từng bước chạy của bạn. Từ đó giúp bạn có thể dễ dàng theo dõi được quá trình luyện tập của mình

Các chỉ số hiển thị trên màn hình khi tập luyện.

Các chỉ số hiển thị trên màn hình khi tập luyện

Thời gian (Time)

Time là thông số chỉ thời gian đi bộ hoặc chạy bộ trên máy, được tính bằng đơn vị phút – giây. Tính từ lúc bạn bắt đầu tập chỉ số này sẽ liên tục thay đổi trên màn hình, giúp bạn có thể nhận biết và đánh giá được bài tập đã kéo dài bao lâu trước khi kết thúc, hoặc còn bao lâu để chuyển sang bài tập tiêu theo.

Không chỉ giúp theo dõi thời gian tập luyện mà khi theo dõi chỉ số này, bạn có thể điều chỉnh thể lực và bước chạy một cách tốt nhất.

Quãng đường (Distance)

Distance trên máy chạy bộ là gì? Thông số Distance trên máy đi bộ mang ý nghĩa quãng đường bạn đã đi hoặc chạy trên máy được tính theo đơn vị km.

Nếu như chạy ngoài đường, rất khó để đo lường chính xác quãng đường đã chạy nếu không mang theo thiết bị chuyên dụng. Nhưng khi sử dụng máy chạy bộ điện, chức năng này được tích hợp sẵn trên máy nên bạn chỉ cần tập và theo dõi ở màn hình ngay trước mặt.

Tốc độ (Speed) máy chạy

Speed là thông số chỉ vận tốc đi bộ hoặc chạy bộ của người tập, đơn vị là km/h. Hầu hết các máy đi bộ hiện nay được thiết kế với tốc độ từ thấp nhất là 1km/1h cho tới tốc độ cao nhất là 22km/h.

Bạn có thể theo dõi tốc độ tại thời điểm chạy để có thể cân đối tốc độ, đảm bảo đạt yêu cầu của những bài tập chạy cường độ cao.

Bài tập hay chương trình tập (Program)

Program hiển thị bài tập chạy mà bạn đang áp dụng. Các dòng máy chạy bộ hiện nay không chỉ điều chỉnh được tốc độ và thời gian chạy mà còn có thể lựa chọn các bài tập và chương trình tập được cài đặt sẵn. Thông thường sẽ là 8-12 bài.

Khi bạn tập luyện trên máy, dựa trên các chỉ số về sức khỏe và thể lực của bạn đã được ghi nhớ trước đó, máy sẽ đưa ra gợi ý những bài tập phù hợp.

Độ dốc (Incline) là gì?

Incline trên máy chạy bộ là gì? Incline thể hiện độ nghiêng (độ dốc) của thảm chạy so với mặt đất. Độ dốc của máy chạy bộ sẽ giao động từ 0 – 15%.

Nhịp tim (Heart rate)

Một trong các thông số trên máy chạy bộ được nhiều người quan tâm là nhịp tim (Heart rate). Bạn có thể đo nhịp tim ngay trên máy chạy bộ bằng cách nắm vào 2 miếng kim loại trên tay cầm, bộ phận cảm biến của máy sẽ ghi nhận nhịp tim và hiển thị thông số này lên màn hình.

Lượng calo tiêu thụ (Calories)

Calories chính là lượng Calo tiêu hao của cơ thể bạn khi tập luyện với máy chạy bộ dựa trên quãng đường, thời gian, vận tốc và các chỉ số khác.

Bạn có thể dựa vào chỉ số này để tự tính toán lượng calo tiêu thụ trong một bài tập chạy và lựa chọn chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng hợp lý.

Các nút chức năng trên bảng điều khiển máy chạy bộ

Bảng điều khiển máy chạy bộ có rất nhiều phím chức năng quan trọng bao gồm khởi động/tắt máy, điều khiển tốc độ, độ dốc và khóa an toàn.

Để có thể điều chỉnh và sử dụng máy chạy bộ điện với những thao tác nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn khi sử dụng thì bạn cần hiểu được các nút chức năng trên máy có tác dụng gì.

Các nút chức năng trên bảng điều khiển máy chạy bộ

Các nút chức năng trên bảng điều khiển máy chạy bộ

Nút khởi động

Nút khởi động của máy chạy bộ có ký hiệu là Start. Đây là phím cơ bản nhất của máy chạy bộ có chức năng là khởi động máy.

Khi bạn nhấn vào start, một vài loại máy sẽ đếm ngược từ 3 tới 0 rồi băng chuyền từ từ chuyển động ở tốc độ mặc định, thường là 0.5 km/h đối với máy chạy bộ tại nhà, còn máy chạy bộ ở phòng gym là 1km/h.

Ở giai đoạn khởi động này, người tập có thể tiến hành đi bộ chậm ở tốc độ mặc định này để làm nóng cơ thể và khớp xương trước khi bắt đầu vào bài chính.

Nút tắt máy

Nút tắt máy thường được ký hiệu bằng Stop. Stop có nghĩa là dừng lại, vậy nên khi muốn kết thúc quá trình tập luyện với máy chạy bộ, bạn chỉ cần bạn nhấn nút stop là băng truyền sẽ giảm dần tốc độ về mức 0.

Tuy nhiên, nếu đang chạy ở tốc độ nhanh thì bạn không nên đột ngột tắt máy. Việc tắt máy khi đang ở tốc độ cao có thể mất an toàn và gây nguy hiểm cho người dùng khi ở trên máy vì có thể bạn sẽ bị mất đà mà trượt khỏi băng chuyền.

Vậy nên chỉ nhất nút stop để dừng máy sau khi đã giảm tốc độ về khoảng 5km/h.

Khóa an toàn

Một điểm đáng chú ý trên bảng điều khiển máy chạy bộ nhưng không phải là phím bấm chức năng, đó chính là khóa an toàn máy chạy bộ.

Khóa an toàn là một bộ phận cực kì quan trọng đảm bảo an toàn cho người tập khi sử dụng máy chạy bộ. Cấu tạo khóa này gồm 2 đầu, trong đó  1 đầu sẽ cắm trực tiếp vào máy, đầu còn lại sẽ là dạng kẹp để gắn vào quần áo khi chạy. Khi bạn đang chạy mà xảy ra sự cố bất ngờ như trượt chân hay khuỵu gối, khóa an toàn này sẽ văng ra khỏi máy. Nguồn điện ngay lập tức bị ngắt, băng tải dừng lại sẽ hạn chế tối đa chấn thương cho bạn.

Nếu trong trường hợp khóa an toàn không tự văng ra ngoài, bạn cần nhanh tay giật khóa ra khỏi máy.

Nút điều chỉnh tốc độ

Sử dụng máy chạy bộ điện bạn có thể điều chỉnh tăng/giảm tốc độ để phù hợp với thể lực và kế hoạch tập luyện của mình.

Trên bảng điều khiển máy chạy bộ, nút tăng tốc sẽ được ký hiệu dấu cộng hoặc mũi tên đi lên. Còn nút giảm tốc sẽ có ký hiệu dấu trừ hoặc mũi tên trỏ xuống. Mỗi lần bấm nút thì tốc độ sẽ tăng/giảm từ 1 lên các mức 3, 6, 9, 12km/h.

Nút điều chỉnh độ dốc

Bên cạnh điều chỉnh tốc độ, bạn còn có thể điều chỉnh độ dốc của máy chạy bộ  để làm tăng độ khó cho các bài tập, giúp đốt cháy năng lượng hiệu quả hơn.

Nút điều chỉnh độ dốc chỉ có trên những dòng máy chạy bộ điện có chức năng điều chỉnh độ dốc tự động, còn một số dòng máy điều chỉnh bằng tay. Các mức tăng của độ dốc gồm 3%, 6%, 9%, 12%, một số máy sẽ cho phép lên 15%. Nút điều chỉnh độ dốc thường được đặt ở tay nắm bên trái của thiết bị.

Nếu bạn mới tập với máy chạy bộ tại nhà, không nên điều chỉnh quá dốc sẽ dễ té ngã khỏi băng trượt, khó có thể duy trì tập luyện trong thời gian dài, dễ gây chán nản vì tập quá sức.

Nút Enter

Nút Enter sử dụng khi bạn chọn bài tập được tích hợp sẵn hoặc tự thiết kế bài tập dựa trên các thông số về tốc độ, thời gian, độ dốc,… Khi bấm Enter có nghĩa là bạn đã xác nhận những cài đặt trên và bắt đầu đi vào tập luyện.

Ngoài ra các dòng máy chạy bộ hiện nay còn được tích hợp cả chức năng kết nối bluetooth, nghe nhạc trong khi tập luyện với các cổng kết nối, giúp bạn có thể thư giãn khi tập luyện.

>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng máy tập chạy bộ điện an toàn và đúng cách

Lưu ý quan trọng khi luyện tập với máy chạy bộ

Khi đã hiểu được các chức năng, và cách sử dụng bảng điều khiển máy chạy bộ, việc bạn cần làm tiếp theo là tìm hiểu những hướng dẫn sử dụng máy chạy bộ đúng cách để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tập luyện tốt nhất.

Lưu ý quan trọng khi luyện tập với máy chạy bộ

Lưu ý quan trọng khi luyện tập với máy chạy bộ

Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà bạn nhất định không thể bỏ qua.

Trang bị thảm lót khi tập

Thảm lót dùng để bảo vệ sàn nhà khỏi lực tác động khi máy chạy bộ hoạt động để tránh làm hỏng sàn và đồng thời giúp làm giảm tiếng ồn khó chịu khi chạy với vận tốc lớn.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thảm lót khác nhau phù hợp với từng kích thước máy chạy bộ. Kinh nghiệm nếu máy nhỏ nên chọn thảm nguyên khối còn nếu máy lớn có thể sử dụng 4 thảm nhỏ để lót ở 4 góc máy.

Chọn trang phục và giày thể thao vừa vặn

Quần áo tập và giày thể thao là những vật dụng không thể thiếu khi luyện tập với máy chạy bộ. Bạn nên lựa chọn cho mình những bộ trang phục và giày thể thao vừa vặn với số đo cơ thể.

Về quần áo, hãy chọn đồ có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để thoải mái vận động và không bị bí mồ hôi.

Còn về giày, hãy chọn giày có độ dốc, phần lót bên trong êm ái, vừa với số đo chân. Không nên đi giày quá rộng sẽ không an toàn, quá chật sẽ làm đau mũi chân. Đặc biệt không nên chạy bằng chân trần vì có thể sẽ làm chân bạn bị xước hay tổn thương bởi thảm chạy.

Bảo trì máy chạy bộ thường xuyên

Bất kỳ thiết bị nào khi sử dụng cũng nên bảo trì bảo dưỡng thường xuyên,đúng cách để có thể kéo dài tuổi thọ của máy. Vậy nên đừng quên bảo trì máy chạy bộ nhà mình định kỳ, đều đặn nhé.

Hãy kiểm tra tình trạng hoạt động của máy như độ chắc chắn của khung, tốc độ máy, độ mòn của thảm chạy, các chi tiết như ốc vít có bị rỉ không,…

Và đừng quên dùng chai xịt silicon chuyên biệt dành cho máy chạy bộ có khả năng bôi trơn, giúp thảm chạy và các thiết bị của máy hoạt động trơn tru hơn. Lưu ý không nên xịt quá nhiều silicon trong 1 lần bảo trì và chỉ nên bảo trì 1 tháng/lần.

Trên đây là những thông tin về các thông số trên máy chạy bộ và cách dùng bảng điều khiển máy chạy bộ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về thiết bị tập luyện thể dục này và sử dụng máy đúng cách để mang lại hiệu quả tập luyện tốt nhất.

Rate this post

08.1888.8866