Buồn ngủ nhiều là bệnh gì, có nguy hiểm hay không?

Không ít trường hợp mọi người gặp phải tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ, làm việc và học tập kém hiệu quả do cơ thể luôn ở trong trạng thái uể oải, thiếu sức sống. Vậy buồn ngủ nhiều là bệnh gì, có gây nguy hiểm đến sức khỏe không?

Buồn ngủ nhiều là bệnh gì?

Tình trạng buồn ngủ nhiều thường xảy ra vào ban ngày, biểu hiện thường thấy là họ không có cảm giác sảng khoái khi thức dậy vào buổi sáng dù đêm hôm trước đã ngủ rất dài. Chính vì vậy, họ sẽ cảm thấy buồn ngủ ở một hoặc một số thời điểm nào đó trong ngày, thậm chí khi đang ăn.

Buồn ngủ nhiều là bệnh gì?

Buồn ngủ nhiều là bệnh gì?

Theo các bác sĩ, tình trạng buồn ngủ nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng cơ thể bạn đang bị thiếu hụt vitamin hoặc đang mắc phải một số bệnh dưới đây:

Các vấn đề về tâm lý

Các chứng bệnh về tâm lý như căng thẳng, lo âu quá mức cũng là lý do gây ra tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ. Tình trạng lo âu quá mức có thể khiến bạn rơi vào trạng thái chán nản, mệt mỏi, một số người có thể ăn nhiều hoặc ít hơn bình thường, ngủ quá nhiều hoặc thiếu ngủ trầm trọng…

Khi các vấn đề tâm lý diễn ra trong thời gian dài nhưng không được khắc phục thì có thể khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn, do đó bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn cách điều trị hiệu quả.

Thiếu máu

Nếu bạn thắc mắc buồn ngủ nhiều là bệnh gì thì có thể bạn đang bị thiếu máu. Thiếu máu khiến cho não bộ và hệ thần kinh trung ương không nhận đủ oxy và dưỡng chất để hoạt động bình thường. Điều này khiến cho cơ thể trở nên lờ đờ, mệt mỏi, buồn ngủ quá mức, thiếu tập trung…

Để khắc phục tình trạng thiếu máu, bạn nên bổ sung thêm sắt cho cơ thể hoặc ăn các thực phẩm có chứa nhiều sắt như: thịt bò, gan động vật, ngũ cốc nguyên hạt…

>> Đọc thêm: Ăn gì để bổ sung máu? Thiếu máu nên ăn gì – Bác sĩ tư vấn

Chức năng gan suy giảm

Khi gan bị tổn thương, các chức năng của gan sẽ bị suy giảm, khả năng dự trữ vitamin, khoáng chất và sản xuất ra protein mới, tạo ra năng lượng cũng bị suy giảm trầm trọng. Khi đó,  người bệnh sẽ rơi vào trạng thái ngủ đủ giấc nhưng vẫn buồn ngủ, kể cả ban ngày lẫn ban đêm.

Các bệnh về tim mạch

Các triệu chứng buồn ngủ nhiều, hay buồn ngủ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp các vấn đề về tim. Bệnh tim làm cho tuần hoàn máu kém, quá trình trao đổi chất chậm, chất thải, độc tố bị tích trữ gây ảnh hưởng đến thần kinh và khiến người  bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi.

Mặc dù thiếu ngủ là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh tim nhưng nó không có đặc thù, khó để phân biệt với triệu chứng buồn ngủ do các bệnh khác gây nên. Khi bị bệnh tim, ngoài buồn ngủ bạn cũng có thể gặp phải một số vấn đề như: đau tức ngực, khó thở…

Bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch tự chống lại bản thân nó và gây hại cho các khớp còn khỏe mạnh, một số trường hợp nghiêm trọng còn khiến cho xương khớp không thể phục hồi được. Viêm khớp dạng thấp khiến cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon, buồn ngủ nhiều.

Buồn ngủ nhiều có thể do bệnh viêm khớp dạng thấp

Buồn ngủ nhiều có thể do bệnh viêm khớp dạng thấp

Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng này là tình trạng người bệnh bị ngừng thở trong khoảng từ 8-10 giây và lặp lại nhiều lần trong đêm. Hội chứng ngưng thở khi ngủ sẽ kèm theo một số dấu hiệu dễ nhận biết như: ngủ ngáy, mệt mỏi, uể oải cả ngày, buồn ngủ dù đã ngủ nhiều, đau đầu khi tỉnh giấc…

Bệnh mất ngủ kinh niên

Đây là tình trạng mà người bệnh cảm thấy buồn ngủ quá mức vào ban ngày nhưng ban đêm lại không thể ngủ được.Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, có thể khiến người bệnh làm việc kém hiệu quả, thiếu tập trung và người lúc nào cũng trong trạng thái lờ đờ, mệt mỏi.

Thói quen ăn uống không khoa học

Việc ăn không đúng bữa, bữa ăn thiếu chất dinh dưỡng, thiếu vệ sinh sẽ làm cho cơ thể bị thiếu hụt và rối loạn chất dinh dưỡng. Về lâu dài có thể gây ra tình trạng suy nhược cơ thể, ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ.

Bệnh suy tuyến giáp

Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng trong cơ thể. Khi bị suy tuyến giáp, chức năng của tuyến giáp bị ảnh hưởng, từ đó khả năng trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng kém, gây ra tình trạng mệt mỏi, đau nhức, mất tập trung và buồn ngủ quá mức.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều triệu chứng như mệt mỏi, uể oải và ngủ nhiều… đây là những dấu hiệu dễ thấy và phổ biến ở những người mắc bệnh này. Để khắc phục tình trạng buồn ngủ, bạn cần điều trị bệnh tiểu đường theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Một số biện pháp giúp bạn bớt buồn ngủ hơn

Với nội dung trong phần 1, chắc hẳn bạn đã biết được buồn ngủ là bệnh gì. Có thể thấy rằng buồn ngủ quá nhiều là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề, do đó cần khắc phục tình trạng này để sức khỏe được đảm bảo. Dưới đây là một số biện pháp làm hạn chế các cơn buồn ngủ, bạn có thể tham khảo và áp dụng nhé.

Ngủ sớm để tránh buồn ngủ nhiều vào hôm sau

Cách để tránh tình trạng buồn ngủ ban ngày

Biện pháp giúp ngủ ngon vào buổi tối

  • Tạo thói quen ngủ đều đặn, đi ngủ và thức giấc đúng giờ để cơ thể quen với nhịp sinh học này.
  • Hạn chế ngủ trưa: Bạn nên ngủ trưa để làm việc buổi chiều có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, không nên ngủ trưa trong một thời gian quá dài sẽ khiến bạn khó ngủ vào buổi tối, giấc ngủ bị đứt quãng.
  • Khi lên giường đi ngủ, nếu sau 5-10 phút mà bạn không thể ngủ thì hãy ra khỏi giường và làm một việc gì đó như nghe nhạc, đọc sách…đến khi cảm thấy buồn ngủ thì bạn hãy quay trở lại giường.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm như: uống cà phê, nước tăng lực, chè đặc, rượu, bia…
  • Ngồi ghế massage toàn thân thư giãn thoải mái khoảng 20 phút trước khi đi ngủ giúp đi vào giấc ngủ đơn giản hơn và sâu giấc hơn.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

  • Ăn đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể: Mức khuyến cáo khoảng 2000calo/ngày. Tùy theo giới tính, tuổi tác và đặc thù công việc mà lượng calo nạp vào có thể thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên, hạn chế tình trạng ăn quá no hoặc quá ít vì chúng đều có thể khiến bạn buồn ngủ.
  • Phân chia khẩu phần ăn hợp lý trong mỗi bữa, ít nhất 50% trong mỗi bữa ăn của bạn nên có trái cây và rau củ..
  • Thay đổi và đa dạng hóa các nguồn cung cấp protein cho cơ thể như: thịt nạc động vật, cá, hải sản, thịt gia cầm…hạn chế ăn các loại thịt chế biến sẵn.
  • Hạn chế ăn đường quá nhiều vì đường có thể khiến cơ thể mệt mỏi, hay buồn ngủ nhiều hơn.
  • Ăn sáng đều đặn, tránh bỏ bữa sáng để có đủ năng lượng cho ngày mới. Nhịn ăn sáng khiến cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, thiếu năng lượng và không hấp thu đủ các chất dinh dưỡng quan trọng.
  • Ăn uống đều đặn mỗi ngày, không bỏ bữa, ăn đúng giờ, ăn đủ chất để tạo thói quen tốt cho bản thân, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, không xảy ra tình trạng buồn ngủ quá mức.
  • Uống đủ nước mỗi ngày vì nước sẽ hạn chế tình trạng mất nước của cơ thể, phòng ngừa tình trạng mệt mỏi, thiếu ngủ, thay đổi tâm trạng.

Hạn chế căng thẳng

Căng thẳng, lo âu là nguyên nhân gây ra mất ngủ, thiếu ngủ.  Bạn nên hạn chế để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu quá mức, từ đó sẽ không xảy ra tình trạng ngủ nhiều mà vẫn buồn ngủ.

Để làm được điều này, bạn nên làm một số điều dưới đây: Tránh gặp hoặc nói chuyện với những người khiến bạn căng thẳng, suy nghĩ tích cực hơn, chấp nhận một số vấn đề không thể tránh khỏi, học cách tha thứ.

Vận động thường xuyên

Ít vận động cũng là lý do khiến cơ thể mệt mỏi và cảm thấy buồn ngủ hơn bình thường. Theo nhiều nghiên cứu, việc luyện tập thể dục với cường độ vừa phải kéo dài trong 20 phút sẽ giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ. Chính vì vậy, thay vì ngồi một chỗ hoặc nằm yên một chỗ khi buồn ngủ, bạn nên đứng dậy đi lại sẽ có lợi hơn.

Tập thể dục mỗi ngày để bớt buồn ngủ quá mức

Tập thể dục mỗi ngày để bớt buồn ngủ quá mức

Mỗi ngày, nên luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe. Bạn có thể tập tại phòng tập hoặc có thể tập tại nhà với máy chạy bộ hoặc xe đạp tập nếu không có thời gian. Sau khi tập xong, sử dụng ghế massage để thư giãn, giảm đau nhức cơ bắp để tạo sự thoải mái nhất cho cơ thể.

Các hoạt động thể chất, vận động thường xuyên là một trong những giải pháp hiệu quả hàng đầu để giảm bớt căng thẳng, stress. Quá trình này góp phần kích thích cơ thể sản sinh ra endorphin – một loại hormon hạnh phúc. Khi tinh thần không còn phiền muộn, bạn sẽ ngủ ngon giấc hơn, tình trạng buồn ngủ cũng được cải thiện rõ rệt.

Kết luận

Bài viết trên đây của Toshiko đã giúp bạn giải đáp được vấn đề buồn ngủ nhiều là bệnh gì, ngủ nhiều có sao không. Nhìn chung, mỗi ngày ngủ đủ giấc, không ngủ quá nhiều cũng không quá ít sẽ có lợi cho sức khỏe hơn. Do đó, nếu nhận thấy cơ thể có bất thường về giấc ngủ thì bạn nên tìm cách để giải quyết vấn đề của mình nhé.

Rate this post

08.1888.8866