Bị đau dạ dày có nên tập thể dục xe đạp không?

Nhiều người muốn tập thể dục xe đạp để rèn luyện cơ thể nhưng bản thân lại mắc một số vấn đề về sức khỏe khiến họ lăn tăn không biết có nên tập không, hay tập như thế nào mới an toàn. Một trong những vấn đề mà nhiều người thắc mắc đó là “Bị đau dạ dày có nên tập thể dục đạp xe không? Đạp xe có ảnh hưởng gì không?”. Nếu bạn đang có cùng băn khoăn này, hãy tìm lời giải đáp bên dưới nhé! 

Một vài thông tin về bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày (hay đau bao tử) là bệnh lý về tình trạng dạ dày bị tổn thương, viêm loét hoặc xuất huyết, gây ra các cơn đau âm ỉ, bụng chướng hơi và khó chịu. Nhất là trong trường hợp ăn quá no hoặc quá đói, người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau dạ dày rõ rệt.

Được biết, theo thống kê, hiện nay số người bị mắc chứng đau dạ dày ở nước ta có tỷ lệ ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở giới trẻ. Căn bệnh này cũng rất phổ biến trên toàn thế giới, với ước tính tới 70% người có mắc đau dạ dày và có xu hướng tiếp tục tăng lên.

Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là gì?

Triệu chứng của bệnh đau dạ dày

Những người bị đau dạ dày sẽ thường xuất hiện những cơn đau bụng và đau thượng vị (trên rốn vài centimet) sau khi ăn. Có thể là những cơn đau âm ỉ hoặc quặn đau. Bên cạnh đó, người bệnh cũng xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Nôn hoặc buồn nôn, khó chịu trong người.
  • Ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu (xuất hiện sau ăn 2-3 tiếng).
  • Có cảm giác chán ăn, bụng cồn cào.
  • Trường hợp đau dạ dày kèm biểu hiện nôn ra máu phải đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Những trường hợp nặng cần phải can thiệp phẫu thuật.

Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh đau dạ dày. Trong đó, thói quen sinh hoạt của con người là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến dạ dày. Cụ thể, một số nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh đau dạ dày như:

  • Do vi khuẩn H.pylori (Hp) sinh sống trong dạ dày.
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh: ăn uống không điều độ, ăn quá no hoặc quá đói, ăn không đúng giờ, ăn quá khuya, ăn vặt nhiều mọi lúc,…
  • Ăn nhiều đồ chua, cay nóng, chiên rán, thực phẩm không đảm bảo chất lượng, bẩn, ôi thiu,…
  • Vận động mạnh ngay sau bữa ăn.
  • Uống nhiều rượu bia.
  • Căng thẳng, áp lực, stress, trầm cảm,…
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh.

>> Đọc thêm: Người suy giãn tĩnh mạch chân nên dùng máy đạp thể dục không?

Bị đau dạ dày có nên tập thể dục xe đạp không?

Người bị đau dạ dày tập thể dục xe đạp được không?

Các hoạt động thể lực, tập luyện thể dục thể thao có tác động không nhỏ đến người bị đau dạ dày. Để biết người bị đau dạ dày có nên tập thể dục không thì cần cân nhắc dựa theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ như thế nào. Cụ thể, người bệnh đau dạ dày nên và không nên đạp xe trong các trường hợp sau:

  • Nếu bệnh đau dạ dày tiến triển nặng, xảy ra xuất huyết dạ dày và các cơn đau trở nên dữ dội, người bệnh không nên tập thể dục xe đạp vì sẽ khiến tình trạng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng.
  • Trường hợp người từng phải phẫu thuật dạ dày cũng không nên đạp xe, nếu không có thể khiến dạ dày thương tổn, chảy máu. Người bệnh chỉ nên đi bộ, dạo phố nhẹ nhàng, không vận động quá sức, hít thở đều và nhẹ nhàng, không thở gấp. Khi tình trạng cơ thể biến chuyển tốt hơn và sức khỏe ổn định trở lại mới bắt đầu tính đến việc tập luyện thể dục thể thao.
  • Người bệnh đau dạ dày nhẹ, không xuất hiện các tình trạng rối loạn tiêu hóa hay xuất huyết, cũng như người phẫu thuật đã lành sẹo, có thể bắt đầu rèn luyện tập thể dục xe đạp thường xuyên. Người bệnh cũng chú ý tập luyện nhẹ, vừa sức, tránh đạp xe cường độ cao dẫn đến mất sức và ảnh hưởng đến trạng thái dạ dày và gây ra những cơn đau.

Cùng với đó, để hạn chế cơn đau thì người bệnh có thể kết hợp ngồi ghế massage thư giãn từ 15 – 20 phút trước hoặc sau mỗi buổi tập luyện.

Bị đau dạ dày có nên tập thể dục xe đạp không?

Bị đau dạ dày có nên tập thể dục xe đạp không?

Lợi ích của việc tập thể dục xe đạp

Khi có đủ điều kiện sức khỏe để tập thể dục xe đạp, người bệnh đau dạ dày rèn luyện đều đặn và đúng cách sẽ đạt được nhiều lợi ích cho sức khỏe, đó là:

  • Cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, tràn đầy sức sống, sức bền tốt.
  • Cải thiện chức năng hệ tiêu hóa: Kích thích nhu động ruột, giúp điều hòa quá trình làm việc của dạ dày, giảm đầy hơi, ợ chua, ợ hơi.
  • Giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi, stress (những nguy cơ gây ra tình trạng viêm đau dạ dày).
  • Nâng cao chức năng hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật.
  • Giúp ngủ ngon hơn.

>> Đọc thêm: Máy đạp xe cho người già hỗ trợ đẩy lùi thoái hóa khớp

Lưu ý về tập thể dục xe đạp cho người đau dạ dày

Người bị đau dạ dày nên có một chế độ rèn luyện thể dục xe đạp hợp lý để không chỉ không ảnh hưởng xấu đến bệnh mà còn có thể phần nào cải thiện tình trạng, giúp cơ thể ngày càng khỏe mạnh hơn. Muốn được như vậy, người bệnh cần chú ý một số điều sau:

Lưu ý về đạp xe cho người đau dạ dày

Lưu ý về đạp xe cho người đau dạ dày

  • Bữa ăn chính nên cách thời điểm đạp xe 3-4 tiếng. Trong khi bữa ăn nhẹ bổ sung năng lượng cho buổi tập nên ăn trước khoảng 1 tiếng. Thời gian như vậy đủ để thức ăn được tiêu hóa kịp thời và chuyển hóa thành năng lượng phục vụ quá trình tập luyện.
  • Tùy theo thể trạng người và tình trạng sức khỏe, một buổi tập thể dục xe đạp chỉ cần kéo dài 15 – 30 phút, không nên vận động quá sức bởi vì có thể làm tăng các cơn đau thắt cho dạ dày.
  • Với mỗi buổi tập, bắt đầu đạp xe nhẹ nhàng, chậm rãi để cơ thể thích nghi với trạng thái vận động cao và tiếp tục tăng dần mức độ tập luyện theo nguyên tắc từng bước, nhanh dần đều, không nên dồn dập, đột ngột.
  • Về vấn đề bổ sung nước trong quá trình đạp xe, để không gây quá tải cho dạ dày và giúp cho dạ dày giữ nước tốt hơn, người tập nên uống nước từng ngụm nhỏ, chậm rãi, không uống ào ào hay uống nhiều một lúc.
  • Kết hợp các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, yoga với các bài tập, động tác không gây áp lực lớn đến vùng bụng.
  • Giữ cho mình một tinh thần lạc quan, vui vẻ khi tập luyện đạp xe.

Kết luận

Như vậy, chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Người bị đau dạ dày có nên tập thể dục xe đạp không?”. Bạn cần xác định rõ tình trạng sức khỏe của mình để có thể lên kế hoạch rèn luyện cơ thể hợp lý. 

Nếu muốn lựa chọn hình thức đạp xe để tăng cường sức khỏe, bạn có thể lựa chọn sử dụng xe đạp tập gym tại nhà để tập luyện tiện lợi và nhận được những hiệu quả thiết thực. Bạn có thể liên hệ đến hotline 1900.1891 của Toshiko – nhà cung cấp xe đạp tập uy tín, chất lượng cao, để được tư vấn, chọn mua sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

Rate this post

08.1888.8866