Bệnh thoái hóa khớp: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng tránh

Bệnh thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp gối là hiện tượng thoái hóa loạn dưỡng của khớp gối, biểu hiện qua sự biến đổi ở bề mặt sụn khớp, sau đó biến đổi ở bề mặt khớp, hình thành các gai xương, cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp dẫn đến hư khớp.

Bệnh thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa khớp rất dễ dẫn đến giảm tuổi thọ nếu để lâu dài.

Trong giai đoạn đầu, dịch trong bao khớp chưa bị ảnh hưởng nhiều nên chưa bị tổn thương nhiều. Khi khớp bị thương tổn nhiều, dịch khớp sẽ càng ngày càng kém, độ ma sát giữa các đầu khớp sẽ tăng lên, mặt sụn khớp gối càng bị hao mòn, dẫn đến hẹp khe khớp ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp gối gây đau, vận động khó khăn.

Nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp

Tuổi càng cao thì bệnh thoái hóa khớp gối ngày càng diễn biến nặng hơn. Nguyên nhân chủ yếu là sự lão hóa bởi tuổi tác. Đặc biệt, căn bệnh này sẽ xuất hiện nhiều nhất ở những người lao động bằng chân tay, mang vác nặng nhọc hay thường xuyên lao động ở ngoài trời, béo phì.

Ngoài ra, theo nhiều chuyên gia, có một số trường hợp thoái hóa khớp gối bởi chấn thương khớp như: đứt dây chằng khớp gối, vỡ, nứt lồi cầu dưới xương đùi hoặc xương chày hoặc nứt, vỡ xương bánh chè….

Bệnh thoái hóa khớp

Tuổi già là nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa khớp do lão hóa xương.

Thoái hóa khớp có thể do yếu tố thuận lợi của trục chi, bởi bất thường về giải phẫu hoặc do tổn thương ở khớp gối bởi các nguyên nhân do viêm nhiễm.

Nguyên nhân do chấn thương xương đùi, xương chậu, tay, (vỡ, rạn, nứt, gãy…).

Hơn nữa, do chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, chondroitin – những chất cần thiết giúp xương chắc khỏe – cũng là một trong những nguyên nhân đẩy nhanh quá trình thoái hóa.

Những triệu chứng nhận biết của bệnh thoái hóa khớp

Những người mắc bệnh thoái hóa khớp thường xuyên sẽ bị đau nhức, tê bì chân tay, đau kéo dài dai dẳng, vận động đi lại khó khăn, khiến cơ thể luôn rơi vào tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống và rất có thể bị bại liệt.

1. Đau nhức

Đau nhức thường xuyên là dấu hiệu phổ biến của những người mắc bệnh thoái hóa khớp. Đau nhức diễn ra chủ yếu vào tối, sáng sớm hoặc khi có duỗi các khớp. Đặc biệt khi vận động sẽ có tiếng lục cục ở đầu gối hay khuỷu tay.

Khi thời tiết thay đổi, nhất là lúc không khí lạnh tràn về, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Cứng khớp

Bệnh thoái hóa khớp thường dẫn đến tình trạng cứng khớp vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy. Đây là điểm nhiều bệnh nhân bỏ qua và cho rằng đó là dấu hiệu của tình trạng các chức năng trong cơ thể chưa hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, nhiều người lại không biết rằng, trong thời gian ngủ, người bệnh không cử động khiến các khớp dần bị cứng lại do tình trạng khớp đang bị khô do dịch nhờn không được bổ sung. Lúc này bạn không thể thực hiện động tác co duỗi chân. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ giảm dần sau một vài phút xoa bóp, vận động.

3. Hạn chế vận động

Bệnh thoái hóa khớp sẽ đưa bệnh nhân rơi vào tình trạng vận động khó khăn, phổ biến là đi lại, nhấc chân, đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang, quay cổ,… Giai đoạn nặng, người bệnh còn bị mất thăng bằng và dễ ngã khi đi lại, để lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng bị liệt chi.

4. Biến dạng khớp

Triệu chứng này xảy ra khi bệnh đã bước vào giai đoạn nặng, sụn bị tổn thương nghiêm trọng, xuất hiện các gai xương. Tình trạng này khiến các khớp bị sưng to và biến dạng nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách thì người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ tàn phế.

Các giai đoạn thoái hóa khớp

Giai đoạn 1: Chưa có dấu hiệu rõ ràng

Đây là giai đoạn hầu hết các bệnh nhân chỉ có biểu hiện đau mỏi thoáng qua, không đáng lo ngại. Đi chụp X-quang cũng chưa cho kết quả xương khớp đang bị thoái hóa.

Giai đoạn 2: Biểu hiện nhẹ

Đây là giai đoạn người bệnh có triệu chứng đau mỏi nhiều hơn chút do sụn khớp bắt đầu bị tổn thương. Các gai xương nhỏ đã bắt đầu hình thành, chạm vào các mô trong khớp.

Người bệnh bắt đầu cảm thấy xương khớp bị cứng, đau nhức khi ngủ dậy hoặc trời lạnh. Chụp X-quang sẽ thấy sụn khớp bắt đầu hao mòn, có gai xương và khe khớp hẹp đi.

Giai đoạn 3: Bệnh trở nên nặng dần

Tổn thương của sụn khớp gia tăng, có nhiều gai xương kích thước vừa, xương dưới sụn có thể bị biến dạng bề mặt khớp. Dần dần các mô khớp sẽ bị viêm, gây sưng người bệnh cảm thấy đau, khó chịu khi hoạt động.

Giai đoạn 4: Bệnh trở nên nặng

Bệnh nhân bắt đầu bị đau nhức diễn ra thường xuyên, những gai xương xuất hiện ngày càng nhiều, sụn khớp bị vôi hóa dẫn đến khô ráp, dịch nhờn bao quanh khớp giảm xuống rõ rệt. Tình trạng đau diễn ra ở bất kỳ hoạt động nào trong thường ngày.

Chụp X-quang cho thấy sụn bắt đầu bị bào mòn, khớp bị khô và lão hóa nặng. Bệnh nhân bắt đầu được bác sĩ kê phác đồ điều trị.

Giải pháp điều trị

1. Điều trị theo phác đồ của bác sĩ

Các bác sĩ bắt đầu đưa ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân bằng việc kê các đơn thuốc.

Thuốc giảm đau chống viêm không Steroid (uống hoặc tiêm): Diclofenac, Aspirin…. Corticosteroid tiêm tại khớp: Methylprednisolone, Hydrocortison Acetat … Thuốc kích thích tái tạo sụn.

Bệnh thoái hóa khớp

Điều trị bệnh thoái hóa khớp cần được bác sĩ chữa trị theo phác đồ cụ thể.

Lưu ý, các loại thuốc tây này giúp giảm nhanh triệu chứng. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều sẽ gây tác dụng phụ, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, hệ tiêu hóa,…

Trường hợp nặng có thể tiến hành phẫu thuật như, phẫu thuật nội soi khớp, cấy ghép tế bào sụn hoặc là thay khớp.

Ngoài ra còn thực hiện các biện pháp theo vật lý trị liệu như: chườm nóng, xung điện, chiếu đèn hồng ngoại, dùng máy phát sóng ngắn, xoa bóp.

Tại nhà, bệnh nhân có thể kết hợp ngồi ghế massage toàn thân và bật chức năng massage hồng ngoại để cơ xương khớp được mát xa thư giãn, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

2. Điều trị theo phương pháp dân gian

Các bài thuốc dân gian cũng được áp dụng rất hiệu quả trong điều trị bệnh thoái hóa khớp. Các nguyên liệu thường được sử dụng: lá lốt, ngải cứu, rễ đinh lăng, cây lá đắng, kinh giới, gừng, muối, đu đủ xanh, mễ nhân, rễ trinh nữ …

thực phẩm phòng bệnh thoái hóa khớp

Thực phẩm phòng bệnh thoái hóa khớp

3. Sử dụng ghế massage hỗ trợ điều trị

Hình thức massage, xoa bóp được xếp vào trong phương pháp điều trị bằng vật lý.

Hệ thống túi khí bóp thả nhẹ nhàng giúp giảm stress, cải thiện sức khỏe, hỗ trợ làm giảm đau xương khớp, nhức mỏi và cho bạn một giấc ngủ sâu sau một ngày dài mệt nhoài với công việc.

Chế độ không trọng lượng của ghế massage sẽ giúp kéo giãn toàn bộ cơ thể, loại bỏ triệt để áp lực trên cột sống, xương, khớp, cơ bắp.

Ghế massage cũng sẽ hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp.

Ghế massage cũng sẽ hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp.

Không chỉ mang lại cảm giác thư giãn cơ thể nhẹ tựa như không, mà còn ngăn ngừa, điều trị các bệnh về xương khớp hiệu quả.

Hơn nữa, ghế massage sử dụng chức năng massage nhiệt hồng ngoại. Nhiệt hồng ngoại là một công nghệ chỉ những dòng ghế massage hiện đại như ghế massage Toshiko có được. Với nhiệt độ lên tới 40 độ, toàn bộ vùng lưng, chân sẽ được làm ấm, các mạch máu giãn nở để thúc đẩy tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn, ngăn ngừa và điều trị nhiều bệnh tim mạch.

Việc cơ thể được massage đều đặn sẽ kích các chất nhờ bao quanh xương khớp được tiết ra nhiều, giúp phần xương khớp không rơi vào tình trạng khô ráp, lão hóa nhanh.

Ngoài tập yoga, bạn có thể cân nhắc lựa chọn một số thiết bị tập và chăm sóc sức khỏe tại nhà của Toshiko như máy chạy bộxe đạp tập để đa dạng các bài tập cũng như hình thức thư giãn một cách tốt nhất. Điều này vừa giúp bạn duy trì và hứng thú hơn với việc tập luyện, vừa giúp tác động cơ thể toàn diện và đặc biệt là tận dụng thời gian rảnh của bạn một cách triệt để nhất!

Liên hệ ngay với Toshiko qua hotline 1900 1891 nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm nhé!

 

Rate this post

08.1888.8866

btn