Hen phế quản là bệnh lý hô hấp phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe bệnh nhân. Ngoài ra, cũng có rất nhiều người lo lắng không biết bệnh hen phế quản có lây không, có nguy hiểm gì không, từ đó có những biện pháp để phòng tránh và điều trị hiệu quả. Bài viết dưới đây của Toshiko sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vấn đề này.
Nội dung chính
Hen phế quản là một dạng bệnh hô hấp, chúng còn được gọi là bệnh hen suyễn. Đây là tình trạng mà đường thở bị tắc nghẽn do tăng tiết đờm, phù nề gây ra. Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở và ho nhiều, dữ dội hơn, tức ngực, khò khè… Bệnh hen phế quản có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnh hen phế quản liên tục tăng cao, nhất là trẻ nhỏ. Chính vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến con, quan sát từ những dấu hiệu nhỏ nhất, tránh để bệnh tiến triển nặng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nguyên nhân gây hen phế quản có thể là do các tác nhân dị ứng đường hô hấp như: khói thuốc, bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật… Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân do di truyền, căng thẳng, mệt mỏi nhưng khá ít.
Bệnh hen phế quản khá phổ biến, trẻ em cũng là đối tượng dễ mắc bệnh nên rất nhiều phụ huynh lo lắng không biết bệnh hen phế quản có lây không. Nếu biết bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp thì các mẹ sẽ chủ động để phòng tránh cho con được tốt hơn.
Trước tiên, bạn cần nắm được cơ chế lây của các bệnh lý trên cơ thể người. Lây nhiễm thường xảy ra với những trường hợp bệnh do vi rút, vi khuẩn gây ra. Theo phân tích trong phần trên đây, nguyên nhân gây ra bệnh hen phế quản không phải do vi khuẩn, vi rút mà do các tác nhân dị ứng và một số nguyên nhân khác, chính vì vậy bệnh hen phế quản sẽ không lây qua đường hô hấp nên mọi người có thể yên tâm nhé.
Ngoài thắc mắc bệnh hen phế quản có lây không thì vấn đề bệnh hen phế quản có nguy hiểm không cũng được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia y tế, bệnh hen phế quản nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể suy giảm chức năng hệ hô hấp với một số vấn đề thường gặp là: nhiễm khuẩn phế quản, tràn khí màng phổi, suy hô hấp, xẹp phổi…
Vào mùa đông hoặc khi thời tiết thay đổi, những người bị hen suyễn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn phế quản cao do hệ hô hấp yếu, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, vi rút, bệnh hen suyễn sẽ trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt, nếu rơi vào tình trạng suy hô hấp hoặc tràn khí màng phổi mà không được cấp cứu kịp thời thì có thể đe dọa đến tính mạng.
Hiện nay, bệnh hen phế quản chưa có thuốc điều trị tận gốc, các loại thuốc được sử dụng đều nhằm mục đích hạn chế các triệu chứng, giúp người bệnh cảm thấy dễ thở hơn, hạn chế tình trạng ho dữ dội hơn. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tỉ lệ chữa khỏi bệnh có thể lên đến 85%.
Một số loại thuốc thường được sử dụng phổ biến là thuốc cắt cơn hen cấp hoặc các loại thuốc điều trị dự phòng, hạn chế tình trạng hen trở lại. Tùy theo từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể kê một số loại thuốc cắt cơn như thuốc chủ vận Beta tác dụng ngắn (SABAs). Để dự phòng thì có thể dùng các loại thuốc như: thuốc kháng Leukotriene, thuốc chủ vận Beta kéo dài, thuốc Omalizumab (Xolair) điều trị hen dị ứng.
Thuốc điều trị hen phế quản có thể sử dụng bằng cách dùng ống hít kết hợp, hạng hít, dạng uống, dạng tiêm tĩnh mạch,… Tùy từng trường hợp cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.
Một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh hen phế quản cao cần để ý đến cơ thể như: người có tiền sử bị viêm mũi, viêm xoang, chính vì vậy, bạn nên theo dõi sức khỏe của mình để phát hiện các bất thường và điều trị kịp thời. Ngoài cách điều trị triệu bằng thuốc, bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để giúp bệnh thuyên giảm hơn như:
Vận động sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng sức đề kháng, từ đó có thể phòng ngừa và điều trị bệnh hen phế quản hiệu quả. Tuy nhiên, với bệnh nhân bị hen, nên lựa chọn những hình thức vận động nhẹ nhàng như thiền, yoga, hít thở… Ngoài ra, bạn cũng có thể đi bộ hoặc chạy bộ nhẹ nhàng với máy chạy bộ, đạp xe với tốc độ chậm trên xe đạp tập tại nhà để điều chỉnh hơi thở.
>> Đọc thêm: Tổng hợp các tư thế yoga cơ bản dễ tập nhất tại nhà
Ngoài các phương pháp vừa nêu trên đây, bệnh nhân bị hen phế quản cũng nên giữ cho tinh thần luôn thoải mái để việc điều trị hiệu quả hơn. Bạn có thể sử dụng ghế massage Toshiko để thư giãn cả thể chất lẫn tinh thần, tạo sự thoải mái nhất cho cơ thể, hạn chế căng thẳng, stress.
Trên đây là những thông tin hữu ích, giúp bạn giải đáp được vấn đề bệnh hen phế quản có lây không, có nguy hiểm không. Mong rằng bạn sẽ hiểu rõ hơn về bệnh hen phế quản đồng thời biết cách để đề phòng, điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Copyright 2020 - Niềm tin khách hàng - Giá trị của chúng tôi
Công ty TNHH Toshiko Việt Nam - Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0109158690
Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.Hà Nội
Địa chỉ ĐKKD: Số 104 đường Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội