Áp dụng các cách giảm đau cơ có tác dụng giúp các cơ được thư giãn, hạn chế tối thiểu tình trạng đau nhức, khó chịu, giúp mọi sinh hoạt, công việc của bạn không bị gián đoạn do các cơn đau. Tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây để biết được có những cách nào để giảm đau cơ hiệu quả nhé.
Nội dung chính
Đau cơ bắp là tình trạng mà các nhóm cơ trên cơ thể bị căng, gây ra các cơn đau khó chịu. Cơ bắp của người bao gồm hệ thống các dây chằng, gân, các mô mềm liên kết giữa các cơ, xương, các cơ quan trên cơ thể.
Đau cơ khiến người bệnh khó chịu
Ở bất kỳ vị trí nào có cơ, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng đau nhức cơ bắp, ví dụ như: đau cơ bắp chân, đau cơ bắp tay, cơ cổ, cơ vai… Những cơn đau này có thể diễn ra riêng lẻ nhưng cũng có thể xảy ra cùng một lúc, gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động, đi lại, làm việc của người bệnh.
Bạn có thể nhận biết các dấu hiệu của đau cơ dưới đây:
Các cơn đau nhức cơ bắp có nhiều mức độ khác nhau, từ nặng đến nhẹ và có thể tự hồi phục sau vài tuần. Nếu đau cơ nặng thì thời gian có thể kéo dài đến vài tháng mới hồi phục, thậm chí một số trường hợp cần có sự can thiệp của chuyên khoa mới điều trị được dứt điểm.
Trước khi tìm hiểu về các cách giảm đau cơ, bạn nên nắm được một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau cơ bắp, từ đó bạn có thể đề phòng tình trạng này một cách hiệu quả, hạn chế những tổn thương cho cơ thể.
Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đau nhức cơ bắp. Đau cơ do tập luyện có thể là do không khởi động, làm ấm cơ thể trước và sau khi vận động; do chấn thương cơ bắp; do lạm dụng cơ… Thường thì những người mới tập luyện sẽ dễ bị đau hơn so với người tập luyện thường xuyên. Ngoài ra, việc tăng cường độ tập luyện cũng là lý do khiến cơ bắp bị đau.
Đau cơ có thể do tập luyện với cường độ cao
Nước có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tế bào, trong đó có cả các mô cơ. Nếu cơ thể bị thiếu nước, tình trạng đau cơ sẽ xảy ra do quá trình trao đổi chất của cơ thể bị ảnh hưởng, cơ không thể hoạt động bền bỉ được như khi đủ nước.
Khi cơ thể đi ngủ, cơ bắp của bạn sẽ được nghỉ ngơi, phục hồi để ngày hôm sau có thể hoạt động bình thường. Thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải, kèm theo đó là tình trạng đau mỏi cơ bắp. Mỗi ngày bạn cần ngủ đủ từ 6-8 tiếng để đảm bảo sức khỏe nói chung và đảm bảo chức năng cơ bắp nói riêng.
Thiếu máu cũng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức cơ bắp. Thiếu máu sẽ khiến việc vận chuyển oxy đến tế bào bị ảnh hưởng, cơ bắp không nhận đủ oxy trong quá trình vận động sẽ dẫn đến tổn thương, đau nhức.
Một số trường hợp đau cơ bắp có thể do một số bệnh lý gây nên. Dấu hiệu nhận biết là cơn đau kéo dài hơn 2 tuần, mức độ đau tăng dần, gây ảnh hưởng đến vận động. Một số bệnh lý có thể dẫn đến đau cơ có thể kể đến như: đau cơ xơ, nhiễm trùng, viêm khớp, cúm, tiêu cơ vân, đau cân cơ…
>> Đọc thêm: Đau bắp chân khi chạy bộ do đâu, khắc phục như thế nào?
Khi bị đau nhức cơ bắp, tình trạng này có thể khiến cho bạn cảm thấy mỏi, các vấn đề như sinh hoạt, đi lại, làm việc bị ảnh hưởng khá nhiều. Chính vì vậy áp dụng các cách giảm đau cơ là cần thiết để giúp phục hồi cơ, lấy lại sức khỏe cho bản thân. Dưới đây là top 7 cách làm giảm đau cơ hiệu quả hàng đầu mà bạn có thể áp dụng.
Nghỉ ngơi có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hồi phục cơ bắp. Sau khi vận động, bạn cần dành ra khoảng 48 giờ để cơ bắp nghỉ ngơi, phục hồi lại sức bền và khả năng chịu đựng. Bạn cần ngủ đủ giấc và giữ cho tinh thần luôn thư giãn để giảm thiểu các cơn đau cơ. Bạn cũng có thể ngồi thiền hoặc tập Yoga để giúp cơ bắp được phục hồi.
Cách giảm đau cơ hiệu quả là nghỉ ngơi sau khi vận động
Chườm lạnh là cách giảm đau cơ rất hiệu quả, có tác dụng giảm sưng viêm vùng cơ bị đau. Bạn nên chườm lạnh trong vòng 24-72 giờ sau khi tập luyện để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bạn có thể dùng túi chườm lạnh, ngâm cơ thể trong nước lạnh, chườm bằng khăn bọc đá bên trong…Thời gian chườm lạnh không nên quá 15 phút một lần.
Phương pháp chườm nóng cũng mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau cơ. Tuy nhiên, chườm nóng chỉ nên chườm sau khi đã chườm lạnh trong 3 ngày đầu tiên. Mục đích của chườm nóng chính là giảm căng cứng cơ, hạn chế nhiễm trùng tại vị trí bị chấn thương.
Bạn có thể sử dụng túi chườm nóng hoặc khăn ấm để đắp lên vùng bị đau nhức nhằm mục đích làm giãn cơ. Thời gian chườm nóng phù hợp từ 10-15 phút. Với những bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch, không nên chườm nóng quá lâu sẽ khiến cho bệnh thêm trầm trọng.
Bạn nên kết hợp ngồi ghế mát xa toàn thân bật chế độ xoa bóp hồng ngoại, thư giãn từ 15 – 20 phút. Vừa xoa bóp, vừa tác dụng nhiệt, cơn đau của bạn sẽ được thuyên giảm nhanh chóng.
Xem thêm : Ghế massage toàn thân Toshiko® giá rẻ, uy tín Số 1 Việt Nam
Mục đích của việc làm nóng cơ thể là giúp cho các cơ được kéo giãn, quen dần với sự vận động, giúp tăng cường lưu thông máu, hạn chế tình trạng đau nhức sau khi vận động, chơi thể thao.
Khởi động trước khi tập
Protein và carb đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe cơ bắp. Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm chứa hai thành phần này như: bánh mì, chuối, bơ đậu phộng, sữa chua, socola để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ, hạn chế cảm giác đau nhức và căng cơ quá mức.
Có rất nhiều người bị đau cơ do lựa chọn sai bài tập vận động. Họ chọn những bài tập có cường độ quá lớn, khiến các cơ phải gắng sức dẫn đến căng cơ, và đau cơ. Do đó, bạn nên chọn những phương pháp vận động nhẹ nhàng để bắt đầu rồi sau đó mới tăng dần cường độ vận động chứ không được tăng đột ngột.
Bạn có thể lựa chọn một số loại hình vận động để hồi phục sức mạnh cơ bắp như: chạy bộ, bơi lội, đạp xe, aerobic…Bạn cũng có thể đến các trung tâm vật lý trị liệu để thực hiện các bài tập kéo giãn cơ, củng cố sức mạnh cơ bắp nhờ sự can thiệp từ bác sĩ, chuyên viên.
Bổ sung đủ nước nhằm mục đích đảm bảo quá trình trao đổi chất, vận chuyển dinh dưỡng, oxy đến tế bào không bị gián đoạn, do đó mà tình trạng đau cơ bắp sẽ được giảm thiểu nhanh hơn. Ngoài ra, nước ion còn bổ sung thêm nhiều chất tốt cho cơ thể, giúp hồi phục thể lực rất tốt.
Khi cơn đau cơ bắp có mức độ nặng, không thuyên giảm thì bác sĩ sẽ kê thêm thuốc giảm đau để giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn như: paracetamol, ibuprofen (dạng thuốc uống) hay methyl salicylate (dạng thuốc dán). Lưu ý là bạn chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về để dùng.
Xu hướng hiện nay của người dân là sử dụng ghế massage để massage giúp thư giãn tinh thần và thể chất, chăm sóc sức khỏe. Đối với những trường hợp bị căng cơ, sử dụng máy massage toàn thân sẽ góp phần hiệu quả trong việc làm giãn cơ, giảm thiểu các cơn đau.
Khi thực hiện massage, các túi khí bóp nhả liên tục sẽ làm cho các bó cơ giãn ra, không còn căng cứng như lúc đầu. Bên cạnh đó, con lăn massage cũng sẽ thực hiện các động tác như: đấm, day, miết, vỗ… giúp cho vùng cơ bắp đau nhức được xoa bóp, các cơ giãn ra, giúp cơ thể cảm thấy thư giãn, dễ chịu. Nhìn chung, hiệu quả giảm đau cơ khi dùng ghế massage đã được rất nhiều người kiểm chứng nên bạn có thể yên tâm áp dụng nhé.
Đau nhức cơ bắp do nhiều nguyên nhân khác nhau, có nhiều biểu hiện tùy theo tình trạng của mỗi người. Mong rằng các cách giảm đau cơ trong bài viết có ích đối với bạn, giúp bạn bớt đau, tạo sự thuận lợi cho sinh hoạt, vận động, làm việc… Trong trường hợp bạn muốn sử dụng ghế massage toàn thân để massage giảm đau cơ thì có thể liên lạc đến số 1900 1891 để được hỗ trợ nhé.
Copyright 2020 - Niềm tin khách hàng - Giá trị của chúng tôi
Công ty TNHH Toshiko Việt Nam - Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0109158690
Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.Hà Nội
Địa chỉ ĐKKD: Số 104 đường Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội