Ăn gì khi bị tụt huyết áp? Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý

Bạn hay người thân thường xuyên hay đã từng bị tụt huyết áp chưa? Nếu có thì bạn nhất định phải đọc kỹ những thông tin dưới đây, nhất là việc ăn gì khi bị tụt huyết áp để biết cách tự xử lý khi gặp trường hợp khẩn cấp

Khi nào thì bị tụt huyết áp?

Huyết áp của mỗi chúng ta được biểu đạt bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu và áp lực tâm trương. 

Cụ thể, huyết áp tâm thu là áp lực bên trong động mạch khi tim thực hiện việc co bóp và đẩy máu. Áp lực tâm trương là áp suất bên trong động mạch đo được trong khoảng thời gian tim nghỉ để chuẩn bị cho lần co bóp tiếp theo.

Theo đó, chỉ số tâm thu sẽ lớn hơn tâm trương, trị số giữa hai loại huyết áp này ở một người bình thường là 120/80 mmHg. Khi trị số này đột ngột giảm xuống dưới 90/60 mmHg, thì ở trong tình trạng bị tụt huyết áp.

Trị số huyết áp tâm thu/tâm trương dưới 90/60 mmHG là bạn đã bị tụt huyết áp

Trị số huyết áp tâm thu/tâm trương dưới 90/60 mmHG là bạn đã bị tụt huyết áp

Có hai loại huyết áp thấp là: tiên phát và thứ phát. Cụ thể:

  • Huyết áp thấp tiên phát: đây là những trường hợp được coi là đặc biệt bởi cơ thể dù không có triệu chứng hay biến chứng gì nhưng lại huyết áp thấp lại luôn ở mức.
  • Huyết áp thấp thứ phát: đây là những trường hợp thường gặp hơn cả. Người đang ở trạng thái bình thường, chỉ số tụt dần xuống mức bị coi là huyết áp thấp.

>>> Xem thêm: Bảng chỉ số huyết áp bình thường của từng lứa tuổi là bao nhiêu

Nguyên nhân của tụt huyết áp 

Muốn điều chỉnh lại huyết áp và ổn định hệ tuần hoàn thì nhất thiết phải tìm ra nguyên nhân. Theo tìm hiểu thì có một trong số nguyên nhân như sau:

  • Liên quan đến các loại thuốc điều trị cao huyết áp, đặc biệt là nhóm thuốc lợi tiểu. Những loại này có công dụng làm giảm huyết áp, nhưng lại có tác dụng phụ nên dễ dẫn tới mất nước do ra đổ mồ hôi, nôn ói, tiêu chảy hoặc chảy máu quá nhiều.
  • Bị tụt huyết áp đột ngột sau khi tắm nước, xông hơi hoặc ra gió. 
  • Do tuổi cao, do chuyển tư thế đột ngột từ ngồi thành đứng, từ nằm thành ngồi…
  • Do bị đái tháo đường nhiều năm dẫn đến biến chứng dây thần kinh ngoại biên
  • Do suy tim nặng, do sốc nhiễm trùng hay sốc phản vệ…

Biểu hiện của tụt huyết áp

Để biết mình có đang bị tụt huyết áp hay không, thì cách chính xác nhất là bạn có thể sử dụng thiết bị đo huyết áp. Nếu chỉ số tâm thu/tâm trương dưới 90/60 mmHg thì chắc chắn là bạn đang bị tụt huyết áp.

Hoa mắt, chóng mặt là biểu hiện thường thấy của người huyết áp thấp

Hoa mắt, chóng mặt là biểu hiện thường thấy của người huyết áp thấp

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể căn cứ vào biểu hiện bên ngoài của cơ thể như: hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, tay chân không có sức, dần dần mất đi ý thức, cuối cùng có thể là ngất xỉu. 

Điều này là dễ hiểu bởi huyết áp hạ thấp thì máu lưu thông không tốt, dẫn tới thiếu oxy và các chất dinh dưỡng. Khi đó, não và các cơ quan trong cơ thể bắt đầu hoạt động kém đi, về lâu dài sẽ dẫn tới bệnh thiếu máu nào, thậm chí là chết não.

Ăn gì khi bị tụt huyết áp?

Nên ăn gì khi bị tụt huyết áp?

Thông thường, huyết áp thấp xảy ra ở những người ăn ít, ăn không đúng và không đủ bữa khiến lượng đường trong máu giảm xuống đột ngột. Muốn giảm tình trạng này, bạn cần có một chế độ ăn điều độ kết hợp với bổ sung một số thực phẩm cần thiết.

Vậy, bệnh huyết áp thấp nên ăn gì? Dưới đây là lời khuyên dành cho bạn:

  • Một số loại đồ uống hỗ trợ tăng huyết áp nhanh như như cà phê, nước chanh, nước chè đặc, nước sâm, nước pha từ bột tam thất, nước cần tây,, trà cam thảo, nước nho…
  • Một số loại củ quả và hạt mà bệnh nhân tụt huyết áp nên ăn là nho, táo, hạnh nhân, nhân sâm, gừng…
  • Trường hợp bị tụt huyết áp do thiếu máu, thì cần bổ sung những thực phẩm giàu B12 như thịt nạc, gan động vật, nấm khô, rau dền, quả lựu, đu đủ, cần tây, mộc nhĩ, ngũ cốc…
  • Tăng hàm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày để cải thiện hệ tuần hoàn. Tuy nhiên, không quá lạm dụng vì ăn quá mặn có thể dẫn tới một số bệnh nguy hiểm khác. 
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, nhất là sau khi luyện tập thể thao thì nên lựa chọn những loại nước trong thần phần chất có natri và kali.
  • Kết hợp luyện tập thể thao, massage thư giãn để cải thiện hệ tuần hoàn máu.

Bạn nên lựa chọn sử dụng ghế massage mỗi ngày từ 20-30 phút trước khi đi ngủ hoặc sáng sớm khi thức dậy. Tác dụng của ghế massage sẽ giúp cho cơ thể bạn thư giãn, thúc đẩy quá trình lưu thông máu và đào thải độc tố ra bên ngoài. Bên cạnh đó, sự tác động của ghế matxa cũng giúp phổi mở rộng, tiếp nhận nhiều oxy, hô hấp liên tục mang đến sức khỏe cho bạn. 

Việc biết người huyết áp thấp nên ăn gì giúp chúng ta dễ dàng ứng phó với những trường hợp bất ngờ xảy ra. Từ đó, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng và kịp thời.

Không nên ăn gì khi bị tụt huyết áp?

Bên cạnh vấn đề người tụt huyết áp nên ăn gì thì việc kiêng ăn gì cũng vô cùng quan trọng. Các chuyên gia khuyến cáo, món ăn cho người huyết áp thấp nên tránh ăn táo mèo, cà chua, cà rốt, mướp đắng, dưa…

Bệnh huyết áp thấp kiêng ăn gì để bảo vệ sức khỏe

Bệnh huyết áp thấp kiêng ăn gì để bảo vệ sức khỏe

Những loại rau củ quả, hạt có tính lạnh như rau bina, cần tây, hành tây, đậu đỏ, đậu xanh cũng cần phải hạn chế. Một số thực phẩm cần kiêng khác như không uống rượu bia, ăn các thực phẩm đóng hộp, hạt dẻ hoặc sữa ong chúa… Đây đều là những thực phẩm ăn thường xuyên có thể khiến cơ thể bị tụt huyết áp.

Có thể bạn muốn biết:

Kết luận

Tóm lại, bài viết trên Toshiko đã giúp bạn hiểu được thế nào là bị tụt huyết áp, nguyên nhân cũng như biểu hiện của căn bệnh thường gặp này. Quan trọng hơn là chúng tôi đã cho bạn biết ăn gì khi bị tụt huyết áp, cũng như một số loại thực phẩm cần tránh. Với những chia sẻ này, bạn có thể yên tâm hơn trong việc chăm sóc bản thân và gia đình mình.

Rate this post

08.1888.8866