Ăn bún có tốt không? Ăn bún có giảm cân không?

Tại Việt Nam, nhiều người có sở thích ăn bún hơn ăn cơm bởi món ăn này không chỉ ngon, rẻ mà còn dễ ăn và cực kỳ tiện lợi. Tuy nhiên, ăn bún có tốt không? Trong bài viết hôm nay, Toshiko xin được giải đáp một số câu hỏi được nhiều người quan tâm về món ăn quen thuộc này. Mời bạn cũng tìm hiểu!

Ăn bún có tốt không?

Bún là loại thực phẩm dạng sợi tròn, trắng mềm, được làm từ tinh bột gạo tẻ ngâm, tạo sợi qua khuôn và được luộc chín trong nước sôi. Bún là một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất trong cả nước, chỉ xếp sau các món ăn dạng cơm, phở.

Ăn bún có tốt không-1

Ăn bún có tốt không?

Theo Bộ Y tế công bố thì cứ 100g bún tươi có thể cung cấp tới 110 Kcal, chủ yếu là từ Carbohydrate. Về cơ bản thì bún là món ăn ngon giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, thường được lựa chọn để đổi bữa, tăng thêm khẩu vị nên sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cân nặng của bạn.

Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng các món ăn từ bún thì điều này có thể làm phản tác dụng, gây ra những vấn đề tiêu cực cho cơ thể và vóc dáng. Có thể kể đến một số nguy cơ tiềm ẩn nếu bạn ăn quá nhiều bún như:

  • Ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày

Với nhiều người, bún là món ăn sáng tuyệt vời nhất và dễ ăn nhất. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng ăn nhiều. Bởi rất có thể, dạ dày của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

Có nhiều bệnh nhân đã bị loét dạ dày hoặc thủng cả niêm mạc dạ dày. Lý do vì trong bún có nhiều chất tạo chua và không tốt cho dạ dày của bạn.

  • Độc hại

Nhiều bác sĩ cho biết, bún rất độc hại với trẻ nhỏ. Tốt nhất không nên cho trẻ ăn bún. Nguyên nhân vì dù công nghệ làm bún có chuẩn đến đâu, đây vẫn không phải là thực phẩm khuyến khích sử dụng. Đặc biệt hiện nay, vì lợi nhuận mà những người làm bún hay cho những hóa chất tẩy trắng. Điều này cực hại cho sức khỏe.

PGS Trần Hồng Côn – Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội từng cho biết trên Infonet: Các chất phụ gia được sử dụng trong bún là gì ông cũng không rõ. Nhưng có chất huỳnh quang được gọi là Tinopal thường được người làm bún dùng để sợi bún sáng, trong, nhìn ngon hơn. Chất này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Chứa hàn the

Ngoài chứa nhiều hóa chất, rất nhiều người hiện nay đã không dám ăn bún vì họ đã coi món bún là thực phẩm bẩn. Theo cách làm bún truyền thống, người ta phải ngâm gạo từ 48-72 giờ. Sau đó đem gạo đi xay sẽ được một hỗn hợp bột nước.

Sau khi tách nước, hỗn hợp bột còn lại sẽ được cho vào máy ép, kéo sợi và cho vào một nồi nước nóng đun sôi để bún có thể dai, không bị nhão.Nhưng hiện nay công nghệ máy móc hiện đại, người dân thường chỉ ngâm gạo trong vòng vài tiếng đem xay rồi tách nước cho thêm bột năng, bột lọc vào để tạo ra sợi và bún nhìn sáng hơn.

Thậm chí, nhiều cơ sở thay vì dùng bột gạo hoàn toàn còn pha trộn thêm bột mì, bột lọc vì giá rẻ hơn gạo. Ngoài ra sẽ dùng hóa chất để tăng độ hấp dẫn của bún. Điều này càng khiến bún là thực phẩm đáng sợ với sức khỏe con người.

Ăn bún có giảm cân không?

Bún là món ăn có nhiều tinh bột nhưng thực chất, ăn bún chẳng những không sợ bị mập mà món ăn này còn có tác dụng hỗ trợ giảm cân tốt. Vì sao lại như thế? Tham khảo những thông tin dưới đây nhé!

Ăn bún có tốt không-2

Ăn bún có béo không?

Để trả lời câu hỏi ăn bún có giảm cân được không, cần tìm hiểu nguyên liệu làm ra sợi bún. Nguyên liệu chính để làm nên bún gồm gạo tẻ và muối. Gạo dùng để làm bún là loại gạo tẻ trắng đã để từ 3 – 6 tháng, có hàm lượng tinh bột cao, hạt gạo vẹn nguyên, ít nát, không bị mốc, mọt và lẫn tạp chất. Gạo trải qua quá trình lên men và chế biến để tạo thành bún.

Như vậy, bún được xếp vào nhóm thực phẩm giàu tinh bột. Cụ thể, trong bảng thành phần thực phẩm Việt Nam do Viện dinh dưỡng trực thuộc bộ Y tế công bố thì 100 gram bún tươi cung cấp một lượng 110 calo cho cơ thể, chủ yếu là từ carbohydrate. Trong khi đó, 100gram gạo trắng cung cấp 242 calo. Có thể thấy, lượng calo bún cung cấp chỉ bằng một nửa so với gạo trắng.

Tuy nhiên, cần lưu ý ăn bún nhiều và liên tục không tốt cho hệ tiêu hóa, có nguy cơ dẫn tới rối loạn quá trình tổng hợp của các tế bào trong cơ thể nếu ăn hằng ngày, ảnh hưởng đến kết quả phương pháp giảm cân này. Chính vì vậy, chỉ nên ăn bún là món ăn thay đổi cho mới lạ, không nên thay thế bún ăn ba bữa mỗi ngày.

Ngoài ra, sau thời gian nghỉ ăn bún khoảng 1 giờ đồng hồ bạn nên kết hợp sử dụng ghế massage toàn thân để giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Đây là một phương pháp hiệu quả giúp bạn giảm được tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

>>> Đọc thêm: Thực đơn giảm cân không tinh bột cho 7 ngày ngon và hiệu quả

Ăn bún giảm cân hiệu quả như thế nào?

Bạn cần theo dõi lượng calo nạp vào cơ thể khi ăn bún tươi và các nguyên liệu đi kèm. Quá trình giảm béo không phải là một giai đoạn nhanh chóng hay đem lại thuận lợi dễ dàng nhưng biết cách chế biến với công thức phù hợp sẽ vừa giúp cơ thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết lại còn có ích cho chế độ ăn bún giảm cân.

Ăn bún có tốt không-3

Ăn kiêng với bún được không?

Kế hoạch ăn kiêng bằng bún sẽ mang đến cho cơ thể bạn nhiều protein, chất xơ và carbs lành mạnh để nâng cao sức đề kháng, cho bạn cảm giác no lâu cả ngày dài. Bạn nên ăn một tô bún vào buổi sáng hoặc thỉnh thoảng ăn bún thay thế cơm trong các bữa ăn trưa là phù hợp, kết hợp giảm khẩu phần ăn các bữa chính để tránh dư thừa calo.

Nếu ăn bún vào bữa tối có thể bị đầy bụng, chướng bụng, không tiêu hao hết năng lượng, dẫn đến tích tụ mỡ gây béo bụng, tăng cân. Để đảm bảo sức khỏe và tránh tăng cân, chỉ nên ăn bún vào 2 – 3 bữa sáng/tuần.

Hiện nay, trên các diễn đàn làm đẹp, mạng xã hội, có rất nhiều người chia sẻ những thực đơn giảm cân bằng bún chay. Thực chất, món bún chay sử dụng bún tươi hoặc khô ăn cùng với sì dầu, nước mắm chanh tỏi ớt, không ăn thêm các nguyên liệu khác.

Trên thực tế, ăn bún chay có thể khiến cân nặng giảm. Nhưng không đáp ứng đủ dưỡng chất cho cơ thể gây ra tình trạng mệt mỏi, hạ đường huyết, suy nhược. Vậy nên, ăn bún chay được đánh giá là cách giảm cân không lành mạnh, an toàn.

Do đó, để ăn bún đúng cách, bạn phải kết hợp ăn cùng các nguyên liệu khác như thịt, cá, rau xanh, củ quả… đầy đủ trong khẩu phần ăn uống mỗi ngày là điều cần thiết để cơ thể bạn được cân bằng dinh dưỡng và không sợ bị tăng cân.

Các món bún có thể ăn để giảm cân

Ăn bún với rau củ

Các món bún có thể ăn để giảm cân-1

Các món bún có thể ăn để giảm cân

Để việc ăn bún tươi không bị mập và hỗ trợ cho quá trình giảm cân, bạn không nên ăn bún kèm các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo, tinh bột, đường. Thay vì vậy, bạn nên ăn bún cùng những loại rau, củ, quả có chứa nhiều vitamin và chất xơ vừa giúp giảm cân lại cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Để làm món bún chay với rau củ, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm: bún tươi, đậu phụ, dứa, nấm, cà chua, sả, hành lá và các loại gia vị.

Thực hiện chế biến bún tươi nấu chay với rau củ giảm cân theo các bước sau:

  • Sơ chế nguyên liệu: Gọt bỏ vỏ và mắt của trái dứa, chiên đậu phụ chín vàng, rửa sạch và thái nhỏ nấm, cà chua, sả, hành lá.
  • Đun sôi nước trong nồi, sau đó bỏ thêm sả, dứa, cà chua vào
  • Nêm nếm nồi nước dùng với các gia vị như nước mắm, bột ngọt, sa tế để tăng thêm hương vị và dễ ăn.
  • Cuối cùng, cho bún và đậu phụ chiên ra tô rồi đổ nước dùng vào, sau đó thưởng thức.

Bún gạo lứt

Các món bún có thể ăn để giảm cân-2

Bún gạch lứt giúp giảm cân

Bún gạo lứt là loại thực phẩm có màu nâu tím bắt mắt, được chế biến từ gạo lứt và một số nguyên liệu khác. Loại bún này được nhiều chị em phụ nữ thêm vào chế độ ăn kiêng của mình với mục đích giảm cân, nguyên nhân là nó có chứa hàm lượng chất xơ cao hơn so với bún tươi.

Cách nấu bún gạo lứt như sau:

  • Bạn ngâm bún gạo lứt vào nước ấm trong khoảng thời gian 30 phút – 1 tiếng, sau đó vớt bún ra để ráo nước.
  • Gọt vỏ rồi rửa sạch củ su, cà rốt, nấm trong nước muối, sau đó cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.
  • Tiếp theo, bạn cho bún vào chảo rồi xào cùng với một chút dầu ăn.
  • Cuối cùng, nêm thêm gia vị cho vừa miệng rồi xào cho đến khi bún và các nguyên liệu khác chín. Cho bún ra đĩa để thưởng thức.

Với hai công thức trên, bạn có thể tùy chỉnh rau củ theo sở thích, hoặc tự làm một số loại bún từ rau củ để mang lại những bữa ăn ngon miệng và lành mạnh nhé!

Kết luận

Như vậy, qua bài viết của chúng tôi, bạn đã biết được ăn bún có tốt không, đồng thời cũng nắm được một số thông tin hữu ích khi lựa chọn món ăn này. Nếu bạn đang sử dụng mỗi ngày, hãy điều chỉnh lại, cắt giảm bún và thay bằng những loại thực phẩm lành mạnh hơn để đảm bảo cho sức khỏe nhé!

Rate this post

08.1888.8866