Ăn bún có béo không? Ăn nhiều có tốt không?

Bún là loại thực phẩm dễ ăn, có nhiều cách chế biến khác nhau và rất được nhiều người lựa chọn để ăn vào bữa sáng hoặc bữa trưa thay cho cơm. Liệu ăn bún nhiều có tốt không? Ăn bún có béo không? Với những bạn muốn có một thân hình chuẩn, đẹp, ăn bún có phải là giải pháp giảm cân hiệu quả? Nếu đây đang là những thắc mắc của bạn thì hãy tham khảo ngay các thông tin mà Toshiko chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

1. Bún làm từ gì? Thành phần dinh dưỡng của bún

Bún được làm từ bột gạo tẻ, có màu trắng, mềm và có hình dáng ở dưới dạng những sợi nhỏ, dài. Tùy theo mục đích sử dụng mà bún được chia ra làm 2 loại là bún khô và bún tươi.

Thành phần dinh dưỡng của bún gồm: 

  • Calo: 110 Calo (Trong 100g bún)
  • Đạm: 1,7g
  • Tinh bột: 25.7g
  • Tro: 100mg
  • Canxi: 12mg
  • Sắt: 200mcg
  • Nước: 72g
  • Phốt pho: 32 mg
  • Vitamin PP: 1,3g
Bún được làm từ bột gạo tẻ, có màu trắng, mềm, có dạng sợi

 Bún được làm từ bột gạo tẻ, có màu trắng, mềm, có dạng sợi

2. Ăn bún có béo không? Hàm lượng calo trong mỗi món ăn từ bún

Đây là thắc mắc phổ biến của nhiều người đang có mong muốn giảm cân. Dưới đây là câu trả lời cho những thắc mắc xoay quanh câu hỏi này: 

2.1. 100g bún bao nhiêu calo?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng calo có trong bún tương đối thấp. Cụ thể, trong 100g bún tươi sẽ có khoảng 110 calo, bún khô sẽ có khoảng 130 calo. Với lượng calo này bạn hoàn toàn có thể ăn bún để thay cơm mà không sợ bị tăng cân.

Trong 100g bún sẽ có khoảng 110 calo

 Trong 100g bún sẽ có khoảng 110 calo

2.2. Ăn bún tươi có mập không?

Ăn bún tươi có mập không? Câu trả lời là không. Vì lượng calo có trong bún tươi khá thấp. Bạn có thể lựa chọn ăn bún tươi trong các bữa ăn của mình. Tuy nhiên, để cơ thể có đủ dưỡng chất để hoạt động bạn nên dùng thêm các loại thực phẩm khác.

2.3. Ăn bún đậu mắm tôm có béo không?

Bún đậu mắm tôm là món ăn yêu thích của nhiều người, đây là món ăn dân giã gồm có bún, đậu và mắm tôm đi kèm. Lượng calo có trong món này tương đối cao, khoảng 550 calo. Vì vậy, nếu bạn đang giảm cân, bạn không nên ăn món này quá thường xuyên. Thay vào đó bạn nên ăn khoảng 1 đến 2 lần/tuần.

Bún đậu mắm tôm có khoảng 550 lượng calo

                         Bún đậu mắm tôm có khoảng 550 lượng calo

2.4. Ăn bún chả có béo không?

Tương tự như món bún đậu mắm tôm, bún chả cũng được xem là một món ăn dân dã được nhiều người yêu thích. Thành phần chính của món này gồm có bún và chả được làm từ thịt lợn ăn kèm với một bát nước chấm chua cay mặn ngọt. So với lượng calo có trong bún đậu mắm tôm, bún chả có lượng calo khá thấp, khoảng 390 calo.

Bún chả có lượng calo khá thấp, khoảng 390 calo

  Bún chả có lượng calo khá thấp, khoảng 390 calo

2.5. Ăn bún cá có béo không?

Thông thường 1 bát bún cá sẽ có các thành phần gồm: Bún, cá, cà chua, đậu phụ, gia vị, hành lá,… Trung bình 1 bát bún cá sẽ có khoảng 450 calo, đây là một lượng calo vừa phải cho một bữa ăn. Chính vì thế với câu hỏi “Ăn bún cá có béo không?” câu trả lời là không béo nhé.

2.6. Ăn bún gạo lứt có béo không?

Bún gạo lứt là loại bún được làm từ các hạt gạo lứt, đây là loại bún chứa nhiều chất khoáng với hàm lượng Vitamin cao. Lượng calo có trong bún gạo lứt chỉ khoảng 350 calo. Vì vậy, khi ăn bún gạo lứt cơ thể không những được bổ sung đủ chất mà còn giúp cơ thể giảm cân hiệu quả.

Lượng calo có trong bún gạo lứt chỉ khoảng 350 calo

       Lượng calo có trong bún gạo lứt chỉ khoảng 350 calo

2.7. Ăn bún khô có béo không?

Trong 100g bún khô sẽ chứa khoảng 130 calo, đây được xem là thực phẩm có lượng calo thấp khi so với các loại thực phẩm được làm từ bột gạo khác. Vì thế, ăn bún khô sẽ không làm bạn béo lên, ngược lại chúng có tác dụng hỗ trợ giảm cân cực kỳ tốt.

2.8. Ăn bún phở có béo không?

Câu trả lời là không vì lượng calo có trong bún phở tương đối thấp, chỉ khoảng 482 calo. Lượng calo này được xem là lượng calo vừa đủ để nạp vào cơ thể, giúp cơ thể có đủ năng lượng để hoạt động sau mỗi bữa ăn.

Lượng calo có trong bún phở khoảng 482 calo

          Lượng calo có trong bún phở khoảng 482 calo

2.9. Ăn bún riêu có mập không?

Bún riêu là một món ăn quen thuộc, có nhiều cách kết hợp khác nhau như bún riêu cua, bún riêu ốc,… Tùy vào nguyên liệu làm bún riêu là cua hay ốc mà lượng calo có trong bún riêu sẽ khác nhau. Trung bình lượng calo có trong 1 bát bún riêu dao động từ 414 calo đến 531 calo.

2.10. Ăn bún mắm có béo không?

Lượng calo có trong một bát bún mắm khoảng 480 calo. Vì vậy, khi ăn một bát bún mắm vào bữa sáng hoặc bữa trưa sẽ không làm bạn bị béo. Bởi lượng calo có trong bún mắm sẽ giúp bạn cảm thấy đủ no cho một bữa ăn.

2.11. Ăn bún bò có mập không?

Bún bò là một món ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng, giàu chất đạm, khoáng chất do nước dùng được chế biến từ nước hầm xương. Do đó, lượng calo có trong bún bò cũng tương đối cao hơn so với các món ăn khác được chế biến từ bún. Vì vậy, để không bị mập bạn nên ăn với lượng vừa phải không nên ăn quá nhiều vì bún bò có thể khiến bạn bị tăng cân. 

Bún bò là một món ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng

 Bún bò là một món ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng

2.12. Ăn bún xào có mập không?

Bún xào là món dễ ăn, dễ tiêu hóa. Lượng calo có trong một bát bún xào chỉ khoảng 570 calo. Với lượng calo này bạn có thể chọn ăn bún xào vào bữa sáng hoặc bữa trưa mà không sợ bị mập. Vì lượng calo được nạp vào trong cơ thể sẽ chuyển thành năng lượng giúp cơ thể hoạt động.

2.13. Ăn bún xì dầu có mập không?

Ăn bún xì dầu có mập không còn tùy thuộc vào cách bạn ăn và loại topping bạn kết hợp. Để số cân nặng không tăng lên khi ăn bún xì dầu bạn chỉ nên ăn khoảng 150g bún, lượng xì dầu dưới 10ml. Các loại topping ăn kèm bạn nên ăn nhiều rau, protein để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ dinh dưỡng mà không lo bị mập nhé

3. Ăn bún có giảm cân không? Tips ăn bún không lo béo mà vẫn giảm cân hiệu quả

Ăn bún có giảm cân không? Bún là loại thực phẩm làm từ tinh bột có lượng calo tương đối thấp. Vì vậy, nếu dùng bún ăn thay cơm bạn hoàn toàn có thể giảm được cân. Tuy nhiên, đó là khi bạn ăn bún đúng cách với một lượng vừa đủ. Dưới đây là một số tips ăn bún không lo béo mà vẫn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo:

3.1. Cách ăn bún không lo mập

Để ăn bún mà không lo mập, bạn cần kiểm soát tốt lượng calo mà mình nạp vào trong cơ thể sau mỗi bữa ăn cũng như lựa chọn thời điểm thích hợp để ăn bún. Cụ thể như sau:

3.1.1. Thời điểm ăn bún thích hợp

Như bạn đã biết, thành phần chủ yếu của bún được làm từ bột gạo tẻ ngâm có chất lên men và khi ăn sẽ thường có vị chua nhẹ. Do đó, thời điểm thích hợp nhất để ăn bún theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo là nên ăn vào bữa sáng hoặc bữa phụ trong ngày. 

Không nên ăn vào bữa tối vì rất có thể gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng, dễ tích tụ mỡ thừa dẫn đến việc tăng cân. Nếu như bạn thực sự muốn giảm cân bằng cách ăn bún, cần ăn đúng cách và chỉ nên ăn từ 2 – 3 bữa sáng trong tuần.

Thời điểm ăn bún thích hợp là khoảng 2 đến 3 lần trong một tuần 

    Thời điểm ăn bún thích hợp là khoảng 2 đến 3 lần trong một tuần 

3.1.2. Lựa chọn loại bún tốt cho sức khỏe

Do quá trình làm bún khá phức tạp, nhiều cơ sở vì lợi nhuận có thể cho thêm hóa chất làm trắng vào trong bún. Vì vậy trước khi mua bún hay ăn các món được chế biến từ bún bạn nên chọn những nơi bán bún hoặc cửa hàng uy tín, đảm bảo chất lượng để mua và ăn nhé.

3.1.3. Sử dụng phụ gia và nguyên liệu lành mạnh khi chế biến bún

Để ăn bún lành mạnh và an toàn, khi chế biến bún nên kết hợp thêm với các loại thực phẩm khác như rau củ quả,…Tránh việc ăn bún chay quá nhiều, vì có thể gây thiếu hụt chất dẫn đến cơ thể mệt mỏi và suy nhược. Mặc dù ăn bún chay được xem là phương pháp giúp hỗ trợ giảm cân nhưng đó lại là phương pháp không an toàn.

3.1.4. Kiểm soát khẩu phần và kết hợp với chế độ ăn cân bằng

Nếu bạn ăn bún để giảm cân, bạn không nên ăn quá nhiều thay vào đó bạn chỉ nên ăn với một lượng vừa đủ. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát tốt lượng calo nạp vào cơ thể. Trung bình 1 bát bún sẽ chứa khoảng 550 calo. Lượng calo này đủ làm bạn no sau một bữa ăn.

Kiểm soát khẩu phần và kết hợp với chế độ ăn cân bằng

       Kiểm soát khẩu phần và kết hợp với chế độ ăn cân bằng

3.1.5. Kết hợp đa dạng rau củ

Ăn bún không thôi là chưa đủ nếu bạn muốn giảm cân hiệu quả. Để giảm được cân bạn cần kết hợp ăn bún kèm với các loại rau củ khác. Với sự kết hợp này cơ thể bạn không những có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ bún mà còn giúp cơ thể cân bằng được các dưỡng chất khác.

Ngoài ra, sau khi ăn bún xong khoảng 1 – 1 tiếng rưỡi bạn nên sử dụng kết hợp ghế matxa toàn thân. Tác dụng của ghế massage sẽ giúp quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh chóng, thải độc và kích thích quá trình lưu thông máu hiệu quả. Đồng thời, ghế massage cũng hỗ trợ thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn.

3.2. Lựa chọn loại bún ít calo, ít chất dinh dưỡng hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Hiện nay, trên thị trường có đa dạng các loại bún. Mỗi loại bún lại có hàm lượng calo khác nhau. Với người giảm cân, ăn kiêng bạn có thể lựa chọn các loại bún sau:

3.2.1. Bún tươi

Bún tươi là loại bún truyền thống được làm từ bột gạo tẻ, sợi bún có màu trắng trong và mềm. Lượng calo có trong bún tươi chỉ khoảng 110 calo, rất thích hợp ăn trong giai đoạn giảm cân.

Bún tươi là loại bún truyền thống được làm từ bột gạo tẻ, lượng calo khoảng 110 calo

Bún tươi là loại bún truyền thống được làm từ bột gạo tẻ, lượng calo khoảng 110 calo

3.2.2. Bún làm từ gạo lứt

Khác với bún tươi, bún làm từ gạo lứt có thành phần dinh dưỡng cao hơn. Do bún được làm từ gạo lứt – Một loại gạo vẫn còn giữ nguyên được lớp cám bên ngoài. Lượng calo có trong bún gạo lứt khoảng 320 calo đến 350 calo. 

Trong bún gạo lứt còn chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất,… Vì vậy, khi ăn bún gạo lứt, cơ thể sẽ được cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp bạn giảm cân một cách lành mạnh.

Bún gạo lứt chứa thành phần dinh dưỡng cao, rất thích hợp cho việc giảm cân

                                                  Bún gạo lứt chứa thành phần dinh dưỡng cao, rất thích hợp cho việc giảm cân

Bún chay là một loại bún dành cho những người ăn chay, tuy nhiên bạn cũng có thể lựa chọn loại bún này để giảm cân. Bởi vì lượng calo có trong bún chay tương đối thấp, chỉ khoảng 220 calo.

3.2.4. Bún cuốn bánh tráng

Ngoài các loại bún sợi trên, lượng calo có trong bún cuốn bánh tráng khá thấp, chỉ khoảng 110 calo. Vì vậy, bạn có thể xếp loại bún vào danh sách ăn kiêng của mình.

Ăn bánh cuốn bánh tráng có thể hỗ trợ giảm cân

                  Ăn bánh cuốn bánh tráng có thể hỗ trợ giảm cân

4. Ăn bún có tốt không? Liệu ăn bún nhiều có tốt cho sức khỏe ?

Bún là một thực phẩm lành mạnh và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều bún có thể mang đến một số tác động không tốt cho cơ thể. Vì trong bún có chứa các chất làm chua. Nếu ăn quá nhiều, đặc biệt là khi ăn phải bún không đảm bảo. Bạn có thể bị viêm loét niêm mạc bao tử, suy gan, ung thư…

Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên ăn bún 3 đến 4 lần/tuần vào bữa sáng hoặc bữa trưa nhằm thay đổi khẩu vị cũng như bổ sung các chất dinh dưỡng có trong bún cho cơ thể.

Bún là một thực phẩm lành mạnh và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng

    Bún là một thực phẩm lành mạnh và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng

5. Những “đối tượng” nên hạn chế ăn bún

Bún tuy là món dễ ăn, mềm nhưng trong quá trình sản xuất thực phẩm này có thể gây ra một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là những đối tượng nên hạn chế ăn các món được làm từ bún:

5.1. Bệnh tiểu đường có ăn được bún không?

Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được bún không? Câu trả lời là có, tuy nhiên do hàm lượng carbohydrate có trong bún tương đối cao người bệnh chỉ nên ăn với một lượng bún vừa phải. Để hạn đường huyết trong máu tăng, khi ăn bún nên ăn kèm với rau xanh để bổ sung chất xơ.

Người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn bún

  Người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn bún

5.2. Phụ nữ sau sinh ăn bún được không?

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, phụ nữ sau sinh không nên ăn bún. Nguyên nhân là vì bún được làm từ gạo ngâm lên men. Các hóa chất được thêm vào trong quá trình chế biến bún có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dạ dày,… Thời điểm thích hợp để các mẹ sau sinh có thể ăn bún trở lại là khoảng 2 tháng.

5.3. Người bị dạ dày, đại tràng, tiêu hóa kém

Với nhóm đối tượng này có thể nói bún là món ăn không thích hợp. Bởi bún được làm từ gạo ngâm thường có vị chua nhẹ. Nếu người bị các bệnh về dạ dày, đại tràng hay tiêu hóa kém ăn bún có thể bị chướng bụng, đầy hơi. Trong một vài trường hợp có thể bệnh sẽ trở nặng nếu ăn quá nhiều bún không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Người bị dạ dày, đại tràng, tiêu hóa kém không nên ăn bún vì sẽ bị chướng bụng

      Người bị dạ dày, đại tràng, tiêu hóa kém không nên ăn bún vì sẽ bị chướng bụng

5.4. Người đang bị ốm, sốt 

Người đang bị ốm, sốt cơ thể thường yếu, ăn bún lúc này rất dễ bị lạnh bụng. Vậy nên thay vì ăn bún bạn nên ăn những món ăn nhẹ như cháo, súp,… để dễ tiêu hóa.

Người đang bị ốm, sốt nên hạn chế ăn bún thay vào đó nên ăn các món nhẹ

 Người đang bị ốm, sốt nên hạn chế ăn bún thay vào đó nên ăn các món nhẹ

Tóm lại, bún là một loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể. Nó được xem là loại thực phẩm hỗ trợ giảm cân hiệu quả cho những bạn đang ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu muốn giảm cân nhanh chóng, ngoài ăn bún bạn nên luyện tập thể dục thường xuyên. 

Bạn có thể tập luyện tại phòng tập hoặc đơn giản hơn là tập luyện tại nhà thông qua các thiết bị hỗ trợ tập như xe đạp tập, máy chạy bộ,…

Hy vọng với những chia sẻ của Toshiko trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Ăn bún có béo không” nhé!

Rate this post

08.1888.8866

btn